Ngày lễ Thất tịch hay còn được gọi là Lễ tình nhân của phương Đông rơi vào mồng 7 tháng 7 âm lịch hàng năm. Ngày lễ này gắn liền với sự tích Ngưu Lang – Chức Nữ. Đối với rộng rãi nhiều người xem Lễ Thất tịch còn tương đối hờ hững. Nhưng trong văn hóa phương Đông ý nghĩa của ngày lễ Thất tịch lại rất thâm thúy và cảm động. Nếu chưa biết ngày Thất tịch mang ý nghĩa gì, hay theo dõi ngay bài viết bên dưới để biết thêm nhiều thông tin thú vị bạn nhé.
Thất tịch là ngày Ngưu Lang – Chức Nữ gặp nhau mỗi năm một lần
Truyền thuyết kể rằng có một chàng chăn trâu nghèo, mồ côi cha mẹ tên Ngưu Lang. Lúc chăn trâu trên đồi, anh phát hiện tại một đầm nước gần đó có 7 nàng tiên hạ trần và đang nô đùa. Trong số đó, anh chàng đã động lòng trước cô tiên nữ trẻ nhất. Chú trâu của anh thấy vậy bèn mách kế cho anh cướp xiêm y của cô tiên đó. Không có xiêm y, nàng không thể bay về trời và lưu lại trần gian sống cùng với chàng Ngưu Lang. Cô tiên nữ ấy chính là Chức Nữ – con gái út của Ngọc Hoàng.
Khi đến giờ về trời, các cô chị đã về hết để lại cô em út khóc lóc và loay hoay tìm đồ. Chàng Ngưu Lang thấy vậy đã mủi lòng và đem trả bộ xiêm y lại cho cô, đồng thời thổ lộ tấm chân tình của mình. Thấy Ngưu Lang là người thật thà, chân thành nên Chức Nữ đã đồng ý làm vợ chàng Ngưu Lang và sống bên nhau dưới trần.
Ý nghĩa của ngày lễ Thất Tịch cũng từ đây mà ra đời
Sau khi Ngọc Hoàng tìm thấy đứa con gái mất tích đã lâu và sai binh lính đưa nàng về trời. Chàng Ngưu Lang đã đưa 2 đứa con đuổi theo nàng đến nơi ngăn cách 2 cõi, đó chính là sông Ngân Hà. Chàng Ngưu Lang đã không từ bỏ và quyết ở đó đợi Chức Nữ quay về.
Cảm động trước tấm chân tình của hai người. Vương Mẫu đã cho phép Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày Thất Tịch (tức ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch) trên cầu Ô Thước do đàn quạ trời tạo nên. Đây cũng là câu chuyện mang ý nghĩa của ngày lễ Thất tịch hết sức cảm động của đôi nam nữ. Và từ đó được người đời lưu truyền cho đến tận ngày hôm nay.
TÌM HIỂU THÊM: Sự thật ăn chè đậu đỏ ngày lễ Thất Tịch sẽ thoát FA?
Ý nghĩa ngày lễ Thất tịch tại các nước phương Đông
Tại Trung Quốc
Trung Quốc là “cái nôi” của câu chuyện Ngưu Lang – Chức Nữ cảm động này. Vì thế ngày Thất tịch được xem là ngày lễ quan trọng của người dân Trung Hoa. Ý nghĩa của ngày lễ Thất tịch thời trước, lúc này các phụ nữ chưa chồng đã cầu nguyện với mong muốn có được đôi bàn tay khéo léo của nàng Chức Nữ trong việc nữ công gia chánh. Đặc biệt là việc thêu thùa dệt vải. Ở một số vùng khác, các cô gái trẻ lại cầu mong gặp được đức lang quân như ý.
Ngoài ra, trong ngày Thất tịch nhiều người phụ nữ còn đặt một cây kim trên mặt nước và hy vọng nó không chìm. Bởi cây kim tượng trưng cho sự đúng đắn, khéo léo và trưởng thành. Còn tại một số nơi khác, vào ngày Thất tịch, 7 người bạn sẽ cùng nhau làm bánh bột nhào. Trong những chiếc bánh, các cô gái sẽ giấu 1 cây kim, 1 đồng xu và 1 tờ giấy đỏ. Người nào ăn được chiếc bánh có cây kim sẽ được điềm báo có đôi bàn tay khéo léo. Người ăn được chiếc bánh có đồng xu sẽ có điềm báo giàu sang. Và người ăn được chiếc bánh có tờ giấy đỏ sẽ như điềm báo có được tình yêu hạnh phúc.
Ý nghĩa của ngày lễ Thất tịch tại Hàn Quốc
Lễ Thất tịch tại Hàn Quốc còn có tên gọi khác là lễ Chilseok. Ý nghĩa của ngày lễ này hơi khác so với Trung Quốc. Lễ Chilseok của người Hàn thường rơi vào mùa mưa, sau khoảng thời gian nắng nóng khắc nghiệt qua đi. Vào ngày này, nước mưa còn được người Hàn Quốc gọi là nước Chilseok. Họ sẽ tắm dưới nước mưa này để cầu mong sức khỏe tốt.
Mùa mưa Chilseok cùng là mùa nông sản tại Hàn Quốc phát triển. Do đó, dưa chuột, dưa hấu hay bí ngô sẽ được dùng đa số trong mùa lễ này. Lễ Chilseok cũng là dịp để người dân thưởng thức món ngon từ lúa mì. Vì người Hàn cho rằng lúc lễ Chilseok qua đi thì những cơn gió lạnh sẽ ùa tới. Làm hỏng hưởng vị của lúa mì.
Thất tịch tại Nhật Bản
Nhật Bản cũng có lễ hội Thất Tịch. Đây là kỷ niệm ngày gặp gỡ giữa Orihime (Chức Cơ) tức sao Chức Nữ và Hikoboshi (Ngạn Tinh) tức sao Ngưu Lang. Được gọi là lễ Tanabata.
Ý nghĩa của ngày lễ Thất Tịch của người Nhật Bản sẽ viết mong ước vào những mảnh giấy đầy màu sắc Tanzaku. Rồi treo lên cành trúc trước cửa nhà để cầu khấn Orihime sẽ giúp họ khéo léo hơn trong công việc may vá, viết chữ. Cũng như mong muốn Hikoboshi sẽ mang đến những vụ mùa bội thu và sự thịnh vượng.
Một trong những biểu tượng của Tanabata ở Nhật Bản là những cột giấy Fukinagashi với 5 màu sắc sặc sỡ. Được ví như những sợi chỉ may vá của Orihime. Với độ cao trung bình từ 5-6m. Fukinagashi là 1 trong 7 vật trang trí được xem như vật trung gian. Mang lời cầu nguyện của con người đến với tổ tiên và thần linh.