Vòng quay vốn lưu động là khái niệm không xa lạ vì với doanh nghiệp vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Vậy vòng quay vốn lưu động là gì? Ý nghĩa ra sao? Công thức tính như thế nào và quản lý ra sao để đạt hiệu quả cao? Hãy cùng Kinh tế đầu tư tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Khái niệm vòng quay vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động hay còn được gọi là doanh thu thuần vốn lưu động được hiểu là tỷ số đo lường mức độ hiệu quả của một công ty đang sử dụng vốn lưu động cho việc bán hàng và tăng trưởng. Vòng quay vốn lưu động giúp đo lường mối quan hệ giữa quỹ được sử dụng để tài trợ cho hoạt động của một công ty và doanh thu mà công ty tạo ra để duy trì hoạt động và tạo ra lợi nhuận.
Vòng quay vốn lưu động có ý nghĩa gì?

Với mỗi doanh nghiệp, vòng quay vốn lưu động mang ý nghĩa khá lớn, cụ thể như sau:
- Nếu chỉ số vòng quay vốn lưu động cao thì đồng nghĩa với việc công ty đang tạo ra doanh số cao hơn số vốn bỏ ra. Tức là Ban Giám Đốc đã điều hành tốt và có kế hoạch sử dụng vốn đầu tư, nợ ngắn hạn hiệu quả. Tỷ lệ vòng quay vốn lưu động càng cao thì tương ứng với việc doanh nghiệp kinh doanh nghiệp hiệu quả. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, nếu chỉ số này cao vượt mức cho phép thì doanh nghiệp có thể sẽ cần phải huy động thêm vốn lưu động để đảm bảo duy trì các hoạt động của doanh nghiệp.
- Nếu chỉ số vòng quay vốn lưu động thấp thì đồng nghĩa với công ty hoạt động chưa hiệu quả từ việc đầu tư quá nhiều khoản để hỗ trợ cho các hoạt động. Đồng thời, cũng kèm theo việc doanh nghiệp mang nợ và số lượng hàng tồn không thể bán khá lớn.
- Thực tế cho thấy, những chuyên gia phân tích tài chính sẽ sử dụng tỷ số này để làm công cụ so sánh cũng như đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cùng ngành trong việc sử dụng vốn lưu động.
[Hướng dẫn] Công thức tính vòng quay vốn lưu động chi tiết nhất
Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần/ Vốn lưu động bình quân |
Trong đó:
- Doanh thu thuần (doanh thu ròng) là tổng doanh thu của doanh nghiệp trừ đi lợi nhuận, phụ cấp và chiết khấu trong suốt một năm.
- Vốn lưu động bình quân là tài sản lưu động bình quân trừ đi nợ ngắn hạn bình quân.
Nên quản lý vòng quay vốn lưu động như thế nào?

Vốn lưu động là điều kiện thiết yếu cho hoạt động của một doanh nghiệp để đảm bảo duy trì hoạt động giữa các khoản thanh toán từ khách hàng. Vậy vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp cần quản lý tốt nguồn vốn này để nó đạt mức ổn định, đảm bảo duy trì tốt hoạt động của doanh nghiệp.
Có 3 cách để quản lý tốt vốn lưu động, cụ thể như sau:
- Xây dựng vòng đệm vốn vào ngân sách: Yêu cầu về vốn lưu động sẽ tăng khi các doanh nghiệp phát triển, nên bạn cần dự trù một nguồn vốn lớn hơn để duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Gợi ý cho bạn là hãy chia nguồn vốn thành từng mục riêng trong tài khoản ngân hàng để có thể quản lý dễ dàng (cách xây dựng vòng đệm vốn). Các quỹ nhỏ đó thường tồn tại dưới hình thức tăng vốn cổ phần hoặc nợ mạo hiểm dài hạn.
- Bao thanh toán các khoản phải thu: Được hiểu là bạn bán các khoản phải thu của doanh nghiệp mình cho các ngân hàng hoặc các bên cung cấp dịch vụ tài chính khác để tăng dòng tiền của doanh nghiệp. Mức chi phí bao thanh toán sẽ thêm khoảng 2% mỗi tháng cộng với phí.
- Đảm bảo hạn mức tín dụng: Nếu có hạn mức tín dụng, các doanh nghiệp sẽ có một vùng đệm vốn để đảm bảo vòng quay vốn lưu động. Điều này giúp doanh nghiệp của bạn có thể rút vốn thanh toán cho các hoạt động kinh doanh và chỉ thanh toán vốn khi bạn muốn.
Vòng quay vốn lưu động bao nhiêu là hợp lý?

Theo công thức tính vòng quay vốn lưu động ban đầu, nếu tỷ lệ nhỏ hơn 1 nghĩa là doanh thu ròng sẽ thấp hơn vốn lưu động bình quân. Đây được xem là dấu hiệu của một số vấn đề về mức độ lưu động tiềm ẩn trong tương lai gần. Trong khi đó, nếu vòng quay vốn lưu động có giá trị từ 1,5 – 2 thì có thể đánh giá đó là doanh nghiệp có nền tảng tài chính vững chắc. Tỷ lệ càng cao, vượt mức 2 cũng chưa chắc là điều tốt vì vòng quay vốn lưu động càng cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chưa sử dụng hiệu quả vốn đầu tư ban đầu để sinh lời.
Kỳ luân chuyển vốn lưu động được hiểu như thế nào?

Kỳ luân chuyển vốn lưu động hay còn gọi là vốn lưu động ròng, được hiểu là sự chênh lệch giữa tài sản lưu động của một công ty như tiền mặt, các khoản phí cần thu, hàng tồn kho nguyên vật liệu, thành phẩm, các khoản nợ ngắn hạn, các khoản phí phải trả, phần nợ hiện tại đến hạn thanh toán.
Công thức tính kỳ luân chuyển vốn lưu động như sau:
Kỳ luân chuyển vốn lưu động = 365 (ngày) / Vòng quay vốn lưu động |
Từ công thức này có thể thấy rằng để thực hiện vòng quay vốn lưu động cần mất bao nhiêu ngày để các doanh nghiệp có thể tự tính toán vòng vốn lưu động cần sử dụng cho từng thời kỳ phù hợp nhất. Từ đó, doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa nguồn lực để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp.
Kỳ luân chuyển vốn lưu động càng ngắn thì vốn lưu động luân chuyển càng nhanh và đồng thời hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.
Qua bài viết này, Kinh tế đầu tư đã chia sẻ đến bạn kiến thức về vòng quay vốn lưu động, công thức tính cũng như ý nghĩa và cách quản lý hiệu quả. Mong rằng với những kiến thức hữu ích này bạn có thể ứng dụng vào doanh nghiệp của mình để đưa doanh nghiệp phát triển vượt bậc.