Có phải bạn đọc đang thắc mắc về việc chuyển đổi hợp pháp toàn quyền sở hữu và lợi ích của mình từ sổ tiết kiệm sang cho một người khác để họ có thể thực hiện giao dịch rút tiền tiết kiệm thay bạn? Liệu thủ tục uỷ quyền rút tiền tiết kiệm có quá phức tạp và khó khăn không? Hãy để Kinh tế đầu tư giúp bạn đọc giải quyết những nỗi trăn trở này nhé.
Ủy quyền rút tiền tiết kiệm được hiểu như thế nào?

Trên phương diện hành lang pháp lý, uỷ quyền là thuật ngữ nói về một loại giao dịch pháp lý trong quan hệ dân sự nói riêng và các mối quan hệ cộng đồng nói chung mà mục đích là để bảo toàn quyền lợi của những người tham gia giao dịch này. Khi một bên không thể thực hiện được một hành động hoặc một việc gì đó thì phương thức giao dịch này giúp họ chuyển nhượng quyền và thậm chí là những quyền lợi kèm theo sang cho một bên khác.
Rút gọn phạm vi giao dịch này về việc uỷ quyền rút tiền tiết kiệm trong lĩnh vực ngân hàng thì những người tham gia giao dịch (có đủ năng lực pháp lý) chuyển đổi quyền này phải thực hiện đúng một số thủ tục pháp lý và yêu cầu khác (nếu có) từ bên Ngân Hàng. Giấy chứng nhận uỷ quyền có thể được cấp từ cơ quan có thẩm quyền hoặc tại Ngân hàng mà bạn sử dụng dịch vụ tiết kiệm.
[Tư vấn] Liệu ủy quyền rút tiền tiết kiệm có phức tạp không?
![[Tư vấn] Liệu ủy quyền rút tiền tiết kiệm có phức tạp không?](https://kinhtedautu.vn/wp-content/uploads/2022/07/Tu-van-lieu-uy-quyen-rut-tien-tiet-kiem-co-phuc-tap-khong-300x214.png)
Thông thường, khi gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại ngân hàng thì vào cuối kỳ hạn khách hàng sẽ phải thực hiện giao dịch tất toán, tức là thời điểm mà khách hàng có thể rút cả tiền gốc lẫn tiền lời của mình mà không vi phạm bất cứ quy định nào của Ngân hàng. Thời điểm đó lãi suất tiền gửi của khách hàng sẽ không bị tác động giảm hay mất đi.
Trường hợp khách hàng không có nhu cầu rút tiền thì tổng số tiền (gốc và lãi) trong tài khoản tiết kiệm sẽ được ngân hàng áp dụng phương thức đáo hạn quay vòng gốc. Nói cách khác, tuy thời hạn đã hết nhưng Ngân hàng sẽ giúp khách hàng tái thủ tục gửi tiết kiệm của mình và tiền gốc cho kỳ hạn tiếp theo sẽ là tổng số tiền gốc và lời của kỳ hạn trước.
Nhưng nếu đã đến thời điểm để tất toán mà khách hàng lại không có thời gian hoặc tệ hơn là gặp chuyện không mong muốn và không thể thực hiện giao dịch tất toán cuối kỳ hạn này thì khách hàng vẫn có thể ủy quyền rút tiền tiết kiệm hoặc sang tên sổ tiết kiệm của mình cho người thân, người mà khách hàng tin tưởng để ủy quyền.
5 Bước rút tiền tiết kiệm của người được ủy quyền

Khi khách hàng đến Ngân hàng để thực hiện giao dịch ủy quyền rút tiền tiết kiệm thì khách hàng phải hoàn thành các thủ tục chung theo quy định. Thủ tục sẽ bao gồm luôn mẫu giấy ủy quyền hoặc khách hàng sẽ phải chuẩn bị bên mình giấy chứng nhận ủy quyền hợp pháp theo quy định của Ngân hàng trong trường hợp khách hàng giấy chứng nhận được thực hiện ở ngoài, bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc văn phòng công chứng.
Bạn đọc hãy lưu ý rằng nếu chỉ là ủy quyền rút tiền tiết kiệm chỉ cho một lần rút tiền thì Ngân hàng sẽ tiến hành thu giữ giấy chứng nhận đó và giúp bạn thực hiện những thủ tục còn lại của giao dịch theo quy định của pháp luật.
Quy trình của giao dịch ủy quyền rút tiền tiết kiệm trên diễn ra cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị sổ tiết kiệm đứng tên của người thực hiện giao dịch ủy quyền
Bước 2: Hoàn thành mẫu giấy ủy quyền theo yêu cầu của Ngân hàng hoặc khách hàng sẽ phải mang theo giấy chứng nhận ủy quyền được xác nhận bởi chính quyền địa phương hoặc văn phòng công chứng uy tín.
Bước 3: Cung cấp các loại giấy tờ tùy thân (phải còn hiệu lực pháp lý) như CMND/CCCD/Visa để đối chứng tính chính xác của thông tin người được ủy quyền với giấy ủy quyền được mang tới hoặc với mẫu ủy quyền được điền
Bước 4: Người được ủy quyền rút tiền tiết kiệm hợp pháp sẽ được phép thực hiện giao dịch tất toán
Bước 5: Ký xác nhận vào cái loại giấy tờ mà Ngân hàng yêu cầu (ví dụ như giấy rút tiền gửi)
Ủy quyền rút tiền tiết kiệm cần lưu ý gì?

Thủ tục để ủy quyền rút tiền tiết kiệm nhìn chung không quá rườm rà và khó khăn để thực hiện nhưng bạn đọc cần ghi nhớ một số lưu ý khi thực giao dịch này để tránh gặp những trường hợp không mong muốn có thể xảy ra, làm tốn thời gian của bạn.
- Người được khách hàng lựa chọn ủy quyền phải là người đáng tin cậy
- Nên thực hiện thủ tục ủy quyền rút tiền tiết kiệm một cách trực tiếp tại quầy giao dịch để có thể tăng tính bảo mật tuyệt đối
- Nếu bạn lựa chọn làm giấy ủy quyền rút tiền tiết kiệm ngoài Ngân hàng thì tuyệt đối không thông qua bất cứ tổ chức trung gian thiếu uy tín nào để thực hiện thủ tục ủy quyền này, tránh trường hợp “tiền mất tật mang”
- Giấy ủy quyền rút tiền tiết kiệm được thực hiện ngoài Ngân hàng phải có mộc hoặc dấu hiệu xác nhận của cơ quan địa phương hoặc văn phòng công chứng hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Không thay đổi kiểu chữ ký trong các loại giấy tờ giao dịch tại Ngân hàng
- Thường xuyên kiểm tra số tiền chính xác trong tài khoản tiền gửi để có thể thông báo rủi ro cho Ngân hàng kịp thời
- Trường hợp nếu người được ủy quyền rút tiền tiết kiệm vi phạm bất cứ nghĩa vụ nào trong giao dịch này thì người được ủy quyền sẽ phải thực hiện bồi thường theo quy định của pháp luật
[Q&A] Hỏi & đáp xoay quanh vấn đề ủy quyền rút tiền tiết kiệm
![[Q&A] Hỏi & đáp xoay quanh vấn đề ủy quyền rút tiền tiết kiệm](https://kinhtedautu.vn/wp-content/uploads/2022/07/Hoi-va-dap-xoay-quanh-van-de-uy-quyen-rut-tien-tiet-kiem-300x214.png)
Câu hỏi 1: Trường hợp chủ sở hữu hợp pháp không có mặt ở Việt Nam thì người được ủy quyền có thể tự mình đến phòng giao dịch tại Ngân hàng và thực hiện ủy quyền rút tiền tiết kiệm được không?
Đáp: Trong trường hợp này, người được ủy quyền rút tiền tiết kiệm hoàn toàn có quyền đến Ngân hàng và thực hiện giao dịch ủy quyền đơn phương mà không cần sự có mặt của chính chủ sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, người có mặt tại Ngân hàng phải cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân của những người tham gia giao dịch này và thông tin liên quan đến sổ tiết kiệm. Hơn nữa, bạn phải thực hiện các thủ tục xác minh mà Ngân hàng yêu cầu để đảm bảo an toàn và quyền lợi cho khách hàng.
Câu hỏi 2: Giả sử khách hàng nhờ vợ/chồng sắp cưới của mình đến yêu cầu thực hiện rút tiền tiết kiệm và không chịu thực hiện thủ tục ủy quyền vì cho rằng mình đã là khách quen của các giao dịch viên của chi nhánh Ngân hàng này thì có được phép?
Đáp: Thành thật mà nói, ngay cả khi hai bạn đã kết hôn một cách chính thức và hợp pháp thì vẫn phải đáp ứng đúng và đủ thủ tục ủy quyền rút tiền tiết kiệm do Nhà nước quy định. Ngân hàng không thể chịu trách nhiệm nếu có rủi ro xảy ra khi thực hiện tất toán cho vợ/chồng chưa cưới của bạn mà không có bất cứ thủ tục xác minh quyền nào.
Vì thế cho dù là ai, trong bất cứ trường hợp nào thì người được ủy quyền cũng phải xuất trình các giấy tờ cần thiết phục vụ cho giao dịch ủy quyền rút tiền tiết kiệm này và Ngân hàng sẽ tiến hành giữ lại bản sao để mang ra đối chứng cho các rủi ro có thể xảy ra sau này.
Câu hỏi 3: Trường hợp chủ sở hữu sổ tiết kiệm hoặc người được ủy quyền không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào trong thủ tục thực hiện ủy quyền rút tiền tiết kiệm thì phải làm cách nào để có thể rút được tiền đây? Ví dụ như chủ sở hữu bệnh rất nặng và phải nằm ở nhà.
Nếu như số tiền mà khách hàng cần rút không quá lớn thì khách hàng có thể cân nhắc đến việc vay mượn người thân, bạn bè và sau đó sẽ hoàn trả lại sau với ưu điểm là không phải trả lãi. Hoặc, khách hàng có quyền thực hiện việc công chứng giấy ủy quyền rút tiền tiết kiệm tại nhà theo quy định của pháp luật hiện hành. Và sau đó người ủy quyền có thể cầm theo giấy chứng nhận ủy quyền đã được công chứng và ra quầy giao dịch của chi nhánh ngân hàng để thực hiện rút tiền tiết kiệm hộ.
4 Trường hợp không được ủy quyền giao dịch tại ngân hàng theo quy định của pháp luật

Trường hợp 1: nếu là giao dịch uỷ quyền song phương, có mặt người uỷ quyền tại quầy giao dịch thì chữ ký hoặc mã hiệu của người uỷ quyền trong toàn bộ quá trình làm thủ tục phải giống với như lúc đăng ký ban đầu tại ngân hàng.
Trường hợp 2: Ngân hàng sẽ không chấp nhận bất kỳ giao dịch hộ nào nếu người được uỷ quyền không cung cấp đủ các giấy tờ tùy thân được Ngân hàng yêu cầu để xác thực với thông tin trên giấy uỷ quyền
Trường hợp 3: Sổ tiết kiệm trong tình trạng được chủ sở hữu báo mất và số tiền gửi trong sổ tạm thời đang được Ngân hàng theo dõi.
Trường hợp 4: Người uỷ quyền không có khả năng đọc hiểu, nghe và ký hoặc điểm chỉ được (đòi hỏi có người làm chứng hoặc đại diện thực hiện giao dịch)
Những thông tin trên được Kinh tế đầu tư tổng hợp mang tính tham khảo dựa trên cơ sở pháp lý giúp người đọc hiểu rõ được thế nào là giao dịch ủy quyền rút tiền tiết kiệm và thủ tục cụ thể của iao dịch này ra sao.