Chứng Khoán
Đầu Tư
Sự kiện
Tài Chính Cá Nhân
Tiết Kiệm & Chi Tiêu
Gói Đầu Tư
Liên Hệ
Home Tài Chính Cá Nhân

Triết lý kinh doanh với doanh nghiệp và 20+ triết lý kinh doanh “bất hủ”

Nguyễn Cẩm Tú by Nguyễn Cẩm Tú
15 Tháng Tám, 2022
in Tài Chính Cá Nhân
0
0
SHARES
35
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Triết lý kinh doanh nên được hiểu như thế nào cho đúng và những triết lý này liệu có còn phù hợp ở thời đại công nghệ 4.0? Hãy cùng Kinh tế đầu tư tìm câu trả lời qua bài viết sau để hiểu hơn về khái niệm này cũng như nắm được các triết lý mà bạn nên áp dụng khi kinh doanh.

Mục Lục

  1. Triết lý kinh doanh được hiểu như thế nào?
  2. Triết lý kinh doanh mang ý nghĩa như thế nào với doanh nghiệp?
  3. Triết lý kinh doanh đúng đắn là cách thức phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
    1. Triết lý kinh doanh là mấu chốt hình thành phong cách riêng cho doanh nghiệp
    2. Triết lý kinh doanh góp phần làm nên sức mạnh cho tập thể thống nhất
    3. Triết lý kinh doanh cũng là định hướng đúng đắn cho doanh nghiệp
  4. 20+ Triết lý kinh doanh “bất hủ” vẫn ý nghĩa cho đến hiện tại
  5. 10+ Triết lý cho cuộc sống của bạn dễ dàng và thành công là điều “không khó”
    1. Đừng bào chữa lỗi lầm, hãy cải tiến
    2. Đừng dừng lại khi mệt mỏi, chỉ dừng lại khi đã xong
    3. Đằng sau người thành công là rất nhiều năm không thành công
    4. Sống theo cách mà nếu có ai đó nói xấu bạn, sẽ không ai tin điều đó
    5. Trung thực là món quà tốn kém, không mong đợi từ người rẻ tiền
    6. Hãy luôn là chính mình, đừng lúng túng khi không cùng suy nghĩ với người khác
    7. Bạn đang khó khăn không có nghĩa là thất bại
    8. Giới hạn duy nhất khi kinh doanh chính là ở suy nghĩ của bạn
    9. Hãy giữ sự thành công cho riêng mình
    10. Điều khó mở nhất là một tâm trí khép kín

Triết lý kinh doanh được hiểu như thế nào?

Triết lý kinh doanh được hiểu như thế nào?
Triết lý kinh doanh được hiểu như thế nào?

Triết lý kinh doanh là gì? Triết lý kinh doanh được hiểu là tổng hợp các nguyên tắc, các giá trị mà trong suốt quá trình hoạt động của mình doanh nghiệp luôn hướng đến. Triết lý doanh nghiệp còn được hiểu như một sứ mệnh hay tầm nhìn lớn với các mục tiêu tổng thể của một doanh nghiệp.

Từ những giá trị thực tế của cuộc sống, từ chính quá trình kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp, những nguyên tắc về đạo lý, phương thức vận hành, quản lý…mà triết lý kinh doanh được hình thành.

Triết lý kinh doanh mang ý nghĩa như thế nào với doanh nghiệp?

Triết lý kinh doanh mang ý nghĩa như thế nào với doanh nghiệp?
Triết lý kinh doanh mang ý nghĩa như thế nào với doanh nghiệp?

Triết lý kinh doanh có vai trò đặc biệt với quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, nếu những nhà lãnh đạo của một doanh nghiệp có triết lý kinh doanh đúng đắn, phù hợp thì họ sẽ luôn có những chính sách đãi ngộ, thu hút nhân sự phù hợp nhất là việc giữ được người lao động giỏi làm việc lâu dài với doanh nghiệp. Không chỉ vậy, vận dụng tốt những triết lý này, doanh nghiệp còn có thể làm tốt vấn đề marketing từ sự thấu hiểu khách hàng để có thể đưa ra các phương thức tối ưu cho khách hàng tiếp cận với sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp. 

Triết lý kinh doanh đúng đắn là cách thức phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Triết lý kinh doanh đúng đắn là cách thức phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Triết lý kinh doanh đúng đắn là cách thức phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Đối với một doanh nghiệp, muốn phát triển lâu dài và vững mạnh thì nhân sự được xem như một trong những yếu tố cốt lõi. Có được những triết lý kinh doanh đúng đắn từ đầu, doanh nghiệp sẽ tuyển chọn được những nhân sự giỏi với lý tưởng và mục tiêu làm việc đúng đắn để có thể đem lại sự thành công cho doanh nghiệp.

Nhân sự làm việc trong môi trường có những chuẩn mực văn hóa phù hợp sẽ hình thành phong cách làm việc chuyên nghiệp và ngày càng nâng cao từ kiến thức chuyên môn đến kỹ năng làm việc.

Triết lý kinh doanh là mấu chốt hình thành phong cách riêng cho doanh nghiệp

Triết lý kinh doanh là mấu chốt hình thành phong cách riêng cho doanh nghiệp
Triết lý kinh doanh là mấu chốt hình thành phong cách riêng cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp muốn tồn tại, thành công và ấn tượng tốt trong mắt khách hàng đều phải có một phong cách riêng biệt. Khi có một triết lý kinh doanh đúng đắn từ lãnh đạo, toàn thể doanh nghiệp sẽ làm việc trong một môi trường chuẩn mực có bản sắc riêng từ đó doanh nghiệp sẽ phát triển bền vững và thành công hơn.

Triết lý kinh doanh góp phần làm nên sức mạnh cho tập thể thống nhất

Triết lý kinh doanh đúng đắn giúp doanh nghiệp có một văn hóa chuẩn mực từ đó tạo nên một tập thể thống nhất và gây ấn tượng trong mắt khách hàng cũng như các doanh nghiệp khác.

Triết lý kinh doanh cũng là định hướng đúng đắn cho doanh nghiệp

Triết lý kinh doanh cũng là định hướng đúng đắn cho doanh nghiệp
Triết lý kinh doanh cũng là định hướng đúng đắn cho doanh nghiệp

Một doanh nghiệp khi có các nhà lãnh đạo với triết lý kinh doanh phù hợp sẽ là tiền để để doanh nghiệp có định hướng kinh doanh phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Trong suốt quá trình kinh doanh, doanh nghiệp sẽ vận dụng những triết lý đúng đắn này để đưa ra các chiến lược kinh doanh mang tính sáng tạo và dễ dàng thành công.

20+ Triết lý kinh doanh “bất hủ” vẫn ý nghĩa cho đến hiện tại

20+ Triết lý kinh doanh “bất hủ” vẫn ý nghĩa cho đến hiện tại
20+ Triết lý kinh doanh “bất hủ” vẫn ý nghĩa cho đến hiện tại

Từ khái niệm và vai trò, bạn có thể thấy được triết lý kinh doanh là yếu tố tiên quyết với một doanh nghiệp. Vậy những triết đó là gì, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.

  1. Câu hỏi thường thường được hỏi trong bán hàng đấy là “Tại sao?”. Đó là một câu hỏi hay, nhưng câu hỏi có thành quả tương đồng đấy chính là “Tại sao không?” – Jeff Bezos, CEO của Amazon.
  2. Mất 20 năm để xây dựng danh tiếng và 5 phút để huỷ hoại nó. nếu như bạn tưởng tượng đến điều đấy, bạn sẽ hành xử khác. – Warren Buffett, CEO của Berkshire Hathaway.
  3. Trong thực trạng mà xã hội thay đổi luôn luôn thì những nhãn hiệu tồn tại lâu dài là những thương hiệu được xây dựng từ trái tim – điều ấy khiến chúng lâu bền và chân thật hơn. Nền tảng của chúng cũng vững chắc hơn vì chúng được xây dựng nhãn hiệu dựa trên chính tâm hồn của chúng ta, không phải từ truyền thông marketing. Những doanh nghiệp đúng có nghĩa là những doanh nghiệp tồn tại dài hạn theo những triết lý kinh doanh sẵn có. – Howard Schultz, CEO của Starbucks.
  4. Tôi tin rằng khoảng 1 nửa những gì khác biệt giữa doanh nhân thành công và không thành công là ở sự kiên trì tuyệt đối. – Steve Jobs, CEO của Apple.
  5. Toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng. Lớn sẽ không còn đánh bại nhỏ mà nhanh sẽ đánh bại chậm. – Rupert Murdoch, CEO của 21st Century Fox.
  6. Nếu như bạn đang thay đổi toàn cầu này, có nghĩa là bạn đang thực hiện những điều cốt yếu. Bạn trở nên hào hứng thức dậy vào buổi sáng. – Larry Page, CEO của Google.
  7. Chúng ta đủ lớn sẽ thừa nhận sai lầm, đủ thông minh sẽ tạo ra lợi nhuận, và đủ vững chãi để sửa chữa những sai lầm ấy. – John C. Maxwell, CEO của The John Maxwell Company.
  8. Với tôi kinh doanh không phải diện một bộ vest hay làm hài lòng các cổ đông. Nó bắt đầu từ chính bạn, ý tưởng của bạn và sự chú ý vào những thứ quan trọng. – Sir Richard Branson, CEO của Virgin Group.
  9. Tôi có trách nhiệm với công ty này. Tôi đứng phía sau các mục đích. Tôi nắm từng chi tiết, và tôi nghĩ rằng CEO phải là một nhà quản lý có đạo đức… Tôi nghĩ đặt chuẩn mực cao là đúng, tuy nhiên đừng để mọi người hiểu sai, nó là sự biểu hiện với liêm chính. Đó là những điều mà bạn phải cần làm. – Jeffrey Immelt, CEO của General Electric.
  10. Đồng vốn không khan hiếm. Tầm nhìn mới khan hiếm. – Sam Walton, CEO của Wal-Mart.
  11. Tôi nghĩ để thành lập một doanh nghiệp, bạn cần làm 2 điều đúng – định hướng rõ ràng đối với điều mà bạn muốn làm và chọn những người tuyệt vời để thực hiện – khi đó bạn có thể làm tốt. – Mark Zuckerberg, CEO của Facebook.
  12. Kinh nghiệm dạy tôi rất nhiều điều. Thứ đặc biệt là hãy tin vào linh cảm của bạn, bất kể những thứ trên giấy tờ có vẻ hay ho như thế nào đi chăng nữa. thứ hai, bạn gần như sẽ kiếm được nhiều tiền hơn với những thứ bạn hiểu rõ. Thứ ba, đôi khi thương vụ đầu tư thành công nhất của bạn lại không phải là cái bạn làm. – Donald Trump, CEO của Trump Organization.
  13. Nếu bạn mong muốn khiến cho công ty, tổ chức của mình hiệu quả hơn, bạn phải hoàn thành bản thân trước. Lúc đó công ty, tổ chức của bạn cũng sẽ tốt lên như bạn. Đấy là bài học lớn nhất. – Fujio Mitarai, CEO của Canon.
  14. Tầm quan trọng hàng đầu của con người là đặt một số luật lệ cũ qua một bên và làm ra những luật lệ mới, đồng thời bám sát người tiêu dùng – coi họ muốn gì và họ muốn đi đến đâu. – Robert Iger, CEO của Walt Disney.
  15. Có nhiều điều tạo nên sự thành công. Tôi không thích làm chỉ để làm – mà thích làm thật sự. Tôi thích làm mọi điều để công ty thành công. Tôi không sử dụng thời gian cho các sở thích của riêng mình. – Michael Dell, CEO của Dell Computers.

10+ Triết lý cho cuộc sống của bạn dễ dàng và thành công là điều “không khó”

10+ Triết lý cho cuộc sống của bạn dễ dàng và thành công là điều “không khó”
10+ Triết lý cho cuộc sống của bạn dễ dàng và thành công là điều “không khó”

Đừng bào chữa lỗi lầm, hãy cải tiến

Cuộc sống của bạn đôi khi sẽ diễn ra không như bạn muốn và sai lầm xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Vậy phải làm gì với những lỗi lầm của mình? Sợ hãi, trốn tránh hãy cố bào chữa? 

Tất cả đều không nên mà thay vào đó, hãy chọn cách cải tiến. Nghĩa là bạn hãy đối mặt với chính lỗi lầm của mình, nhận ra điểm sai và cố gắng cải tiến bản thân mình để sửa chữa lỗi lầm, không để nó lặp lại trong tương lai.

Đừng dừng lại khi mệt mỏi, chỉ dừng lại khi đã xong

Khi làm bất cứ mục tiêu nào, chắc chắn có lúc bạn sẽ thấy mệt mỏi dù đó là mục tiêu mà khi bắt đầu bạn đã rất quyết tâm. Không ít người sẽ chọn dừng lại khi mệt mỏi nhưng đó sẽ không bao giờ là con đường dẫn đến thành công của bạn. Và thành công chỉ đến, mục tiêu chỉ hoàn thành khi bạn dừng lại khi mọi việc đã xong, không dừng lại vì mệt mỏi. Đây là một trong những triết lý đúng đắn cho tất cả các khía cạnh cuộc sống của bạn.

Đằng sau người thành công là rất nhiều năm không thành công

Đằng sau người thành công là rất nhiều năm không thành công
Đằng sau người thành công là rất nhiều năm không thành công

“Thất bại là mẹ thành công” câu nói góp phần làm đúng đắn hơn triết lý trên. Những người thành công ở hiện tại mà bạn thấy họ không chỉ thành công ngay khi bắt đầu mà phải trải qua không ít lần thất bại. Điểm giống nhau giữa họ là họ không bao giờ bỏ cuộc khi thất mại mà thay vào đó là luôn tìm con đường mới để thành công. Vì thế, nếu muốn thành công, điều bạn cần làm chắc chắn là không bao giờ được bỏ cuộc.

Sống theo cách mà nếu có ai đó nói xấu bạn, sẽ không ai tin điều đó

Đây là một triết lý bất hủ cho cuộc sống của mỗi chúng ta. Hãy cố gắng trở thành một người sống có nguyên tắc, đối nhân xử thế theo cách tốt nhất mà bạn có thể, đặt ra những mục tiêu và hoàn thành mục tiêu sống của mình. Khi làm được những điều trên, bạn sẽ tích cực hơn trong mắt mọi người và dù gặp khó khăn, gặp những trở ngại trong cuộc sống bạn luôn có thể vực dậy và tốt đẹp trong mắt mọi người.

Trung thực là món quà tốn kém, không mong đợi từ người rẻ tiền

Trung thực là món quà tốn kém, không mong đợi từ người rẻ tiền
Trung thực là món quà tốn kém, không mong đợi từ người rẻ tiền

Trong cuộc sống nói chung cũng như trong kinh doanh nói riêng, bạn sẽ phải cần nhiều mối quan hệ tuy nhiên hãy nên chọn lọc những mối quan hệ thật sự quan trọng với bạn. Những người bạn tốt sẽ cho bạn đi đến thành công nhanh hơn bằng những lời khuyên hữu ích. Có khi họ sẽ nói những điều không mấy “êm tai” với bạn nhưng đó là những gì họ thấy tốt nhất cho bạn để bạn có thể thay đổi theo hướng phù hợp. Những người bạn không tốt sẽ cho bạn những lời khuyên “êm tai” nhưng lại “sáo rỗng” khiến bạn không thể tốt hơn thậm chí còn có thể theo chiều hướng tệ hơn tình trạng hiện tại.

Hãy luôn là chính mình, đừng lúng túng khi không cùng suy nghĩ với người khác

Một triết lý giúp ích cho bạn không chỉ trong kinh doanh mà còn trong cuộc sống của mình đó là hãy là chính mình và đừng lúc túng khi bạn không cùng suy nghĩ với người khác.

Trên con đường kinh doanh, bạn sẽ có nhiều mối quan hệ, gặp gỡ nhiều người và mỗi người sẽ cho bạn thấy những suy nghĩ, hành động và những giá trị khác nhau. Và chính bạn cũng sẽ là một thực thể với những giá trị riêng, vậy nên bạn không cần thiết phải bị phân tâm với những gì người khác suy nghĩ, hành động khác với bản thân mình. Cách duy nhất để chứng minh suy nghĩ của bạn đúng hay sai thì bạn cần phải hành động còn nếu bạn mãi sợ sệt trong suy nghĩ thì đó sẽ chỉ là những ý tưởng không bao giờ có kết quả.

Bạn đang khó khăn không có nghĩa là thất bại

Bạn đang khó khăn không có nghĩa là thất bại
Bạn đang khó khăn không có nghĩa là thất bại

Trong cuộc sống của chính bạn hay trên con đường đến mục tiêu bạn đặt ra, khó khăn thử thách sẽ là điều chắc chắn bạn sẽ gặp phải. Nhưng đừng nản lòng, khó khăn không đồng nghĩa với thất bại mà nó là sự đúng đắn của con đường mà bạn đang chọn, chỉ là một ít thử thách để thành công của bạn có ý nghĩa hơn.

Giới hạn duy nhất khi kinh doanh chính là ở suy nghĩ của bạn

Suy nghĩ của bạn như thế nào thì cuộc sống của bạn sẽ diễn ra như vậy, đó cũng là một điều được minh chứng trên cơ sở của Luật hấp dẫn. Trong kinh doanh, tiền bạc chưa phải là yếu tố quyết định thành công của bạn mà là chính ở suy nghĩ của bạn. Điều này được minh chứng từ những người dù bỏ rất nhiều tiền nhưng cái họ nhận về vẫn là thất bại nhưng lại có những người thành công chỉ với hai bàn tay trắng. Tất cả minh chứng rằng, khi bạn luôn giữ suy nghĩ mình sẽ thành công và cố gắng không ngừng nghĩ thì chắc chắn thành công đến với bạn là điều chắc chắn.

Hãy giữ sự thành công cho riêng mình

Hãy giữ sự thành công cho riêng mình
Hãy giữ sự thành công cho riêng mình

Khi bạn thành công, đừng khoe khoang mà hãy giữ cho riêng mình vì sẽ không ít người ganh tị, đố kỵ và không xem trọng bạn khi bạn thành công. Vì thế, hãy giữ những điều tốt đẹp cho riêng mình, đừng để mọi thứ vượt qua tầm kiểm soát  để mọi người có cách nhìn tốt hơn về bạn.

Điều khó mở nhất là một tâm trí khép kín

Những người hướng nội thường có tâm trí khép kín, thường khó có sự tin tưởng với người khác. Vì vậy với những người này, bạn không nên mất quá nhiều thời gian cho họ để tạo mối quan hệ mà hãy hướng đến những người khác cởi mở hơn để tránh mất thời gian vô ích. Bạn sẽ tìm thấy những người cùng chí hướng với mình và tạo nên những ý tưởng kinh doanh tuyệt vời.

Qua bài viết này, Kinh tế đầu tư đã chia sẻ đến bạn ý nghĩa của triết lý kinh doanh cùng những triết lý bất hủ mà bạn nên tìm hiểu qua để dễ dàng đạt đến thành công hơn trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống. Trên con đường kinh doanh, chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn, mong rằng bạn sẽ lựa chọn cho mình triết lý phù hợp để vượt qua thử thách và thành công là đích đến không xa.

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm Kiếm

No Result
View All Result

Tin Mới

thuong-hieu-vsj

VSJ tưng bừng khai trương showroom đầu tiên mở đầu chuỗi kinh doanh “Tiệm vàng 4.0”

27 Tháng Mười Hai, 2022
Huong-dan-cach-kiem-tra-ho-so-vay-doctordong-chi-tiet!

Bạn muốn kiểm tra hồ sơ vay doctordong? Đọc ngay để rõ!

30 Tháng Mười Hai, 2022
Bi-kip-kinh-doanh-thoi-trang-khong-phai-ai-cung-biet

Đọc ngay! Bí quyết kinh doanh thời trang cho người mới bắt đầu

28 Tháng Mười Hai, 2022
Đoc-ngay-kinh-doanh-theo-mang- va-nhung-đieu-can- biet

Kinh doanh theo mạng là gì? Tất tần tật những điều cần biết về kinh doanh theo mạng

28 Tháng Mười Hai, 2022

KINH TẾ ĐẦU TƯ
Chuyên trang cung cấp tin tức đầu tư hàng đầu

  • Hotline: 028 9999 6789
  • Email: kinhtedautu245@gmail.com
  • Địa chỉ: 107 Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

VỀ CHÚNG TÔI

  • Gói Đầu Tư
  • Hoạt Động Đầu Tư
  • Quỹ Bất Động Sản
  • Báo Chí
  • Tư Vấn

CHÍNH SÁCH

  • Điều Khoản Và Điều Kiện
  • Chính Sách Bảo Mật Thông Tin

CHỨNG NHẬN