Thuê nhà và cho thuê lại là hình thức kinh doanh ổn định dành cho những nhà đầu tư vốn ít mà vẫn mang lại thu nhập đều đặn. Mặc dù vậy, hình thức thuê và cho thuê lại cũng có nhiều rủi ro. Nếu bạn không cẩn thận và không có chiến lược rõ ràng thì việc cho thuê lại nhà đang thuê là cách kinh doanh có thể phải bù lỗ bất cứ lúc nào.
Thuê nhà và cho thuê lại có được phép hay không?
Theo Bộ luật Dân sự ở Điều 472, mẫu hợp đồng thuê nhà và cho thuê lại là hợp đồng thực hiện theo thỏa thuận của các bên như sau:
- Bên thuê nhà có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã được thuê, nếu phải được bên cho thuê đồng ý trước đó.
- Theo đó thì nếu trong hợp đồng thuê nhà hoặc theo thoả thuận của hai bên trước đó. Thì bên cho thuê đã cho phép người thuê được phép sử dụng nhà thuê của mình để cho thuê lại; thì người thuê nhà có thể cho thuê lại nhà mình đã thuê như trong cam kết.
- Đồng nghĩa với ý trên là nếu người thuê tự ý tách sửa; phân chia nhà để cho thuê lại nhà thuê. Mà không có sự đồng ý của chủ nhà hoặc không có thoả thuận từ trước với người cho thuê nhà; thì chủ nhà có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê nhà đối với người vi phạm.
- Nếu trong hợp đồng cho thuê hoặc hai bên có thoả thuận từ trước về việc phạt vi phạm hoặc bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp bên thuê nhà tự ý cho thuê lại nhà đã thuê mà không có sự đồng ý của chủ nhà; thì việc này có thể bị phạt hợp đồng hoặc bồi thường thiệt hại theo như thỏa thuận ban đầu.
- Như vậy thì người thuê nhà sẽ có thể được phép hoặc không thể cho thuê lại nhà đã thuê. Chỉ khi được sự đồng ý và có thỏa thuận từ trước với chủ nhà về việc cho phép người thuê được cho thuê lại nhà ở; thì người thuê mới được thực hiện việc kinh doanh này.
Xu hướng thuê nhà và cho thuê lại của giới trẻ mới bắt đầu kinh doanh
Thuê nhà và cho thuê lại là kênh kinh doanh bất động sản tiềm năng được nhiều người đầu tư trong vài năm gần đây.
Với những người có ham muốn kinh doanh thì họ luôn tìm ra được những con đường để kiếm tiền một cách thông minh. Trong đó việc kinh doanh cho thuê lại nhà đang chính là một trong những cách mà nhiều người trẻ đã và đang thực hiện ngày nay.
Có nhiều nhóm người trẻ đã có kế hoạch cùng nhau kinh doanh cho thuê lại nhà đang thuê. Bằng cách là họ thuê lấy một căn nhà to và tân trang lại, có thể phân chia thành nhiều phòng để cho thuê lại. Bạn có thể thuê cả căn với giá 10-15 triệu đồng/tháng; bỏ ra thêm khoảng 40 triệu đồng sửa sang; và chia thành nhiều phòng. Nếu chia được tầm 6-7 phòng; mỗi phòng thì cho thuê giá 3 triệu đồng; thì tức là một tháng sẽ thu được 18-21 triệu đồng. Trừ hết chi phí tiền nhà, thì có thể dư ra mỗi tháng gần 10 triệu. Như vậy là chỉ tầm 4 tháng là có thể lấy lại tiền sửa nhà.
Nếu có vài căn như thế thì bạn có thể có thu nhập cao. Kinh nghiệm cho việc kinh doanh này thì bạn nên chọn những căn nhà cho thuê lại nằm ở trong hẻm; nhiều tầng; nhiều phòng; và tốt nhất là ở gần khu vực có các trường đại học; văn phòng để có lượng khách dồi dào và ổn định.
Việc cho thuê lại nhà đã thuê có cần đăng ký kinh doanh hay không?
Bất kỳ hình thức kinh doanh nào hiện nay kể cả thuê nhà và cho thuê lại cũng cần phải đăng ký kinh doanh.
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 10 của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014; và luật sửa đổi năm 2020 nêu rõ:
- Các tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã cần phải đăng ký kinh doanh.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ; không thường xuyên thì không bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp, nhưng cá nhân hay tổ chức phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Theo quy định này, thì việc cho thuê lại nhà đã thuê cũng được xem là kinh doanh bất động sản thụ động. Tuy nhiên, chỉ có trường hợp khi mà bạn được xác định là cho thuê nhà theo quy mô nhỏ; không thường xuyên; thì mới không phải thành lập doanh nghiệp; hay đăng ký kinh doanh nhưng phải khai thuế theo đúng pháp luật.
Thủ tục đăng ký kinh doanh khi thuê nhà và cho thuê lại có khó không?
Thủ tục đăng ký kinh doanh khi cho thuê lại nhà đang ở; hay còn gọi là hình thức thuê nhà và cho thuê lại cần làm những thủ tục dưới đây:
Hồ sơ đăng ký kinh doanh
Cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cho thuê nhà ở
– Giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn sử dụng
– Biên bản họp thành viên hộ gia đình (nếu gồm nhiều thành viên thành lập hộ kinh doanh)
– Văn bản uỷ quyền của chủ sở hữu (nếu có).
Số lượng: gồm 01 bộ hồ sơ đầy đủ các giấy tờ đã yêu cầu
Nơi nộp hồ sơ đăng ký thuê nhà và cho thuê lại
Theo luật định thì nơi để nộp hồ sơ đó là Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp huyện; nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở để kinh doanh dịch vụ (khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2023).
Hình thức nộp hồ sơ
Có 3 hình thức nộp hồ sơ hiện nay gồm:
– Đến nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Một cửa của UBND cấp huyện.
– Có thể nộp hồ sơ qua bưu điện.
– Nộp qua mạng tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp. Đây được xem là hình thức bắt buộc tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Thời gian giải quyết hồ sơ
Là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ (căn cứ khoản 3 Điều 87 Nghị định 01/2023).
Cơ hội tiềm năng nhưng cũng tiềm tàng những rủi ro khi thuê nhà và cho thuê lại
Cơ hội trong thị trường thuê nhà và cho thuê lại
Theo nhiều người đã kinh doanh hình thức thuê nhà rồi cho thuê lại thì đây được cho rằng đúng là thị trường rất tiềm năng để đầu tư sinh lợi. Đặc biệt sẽ rất phát triển ở các đô thị và thành phố lớn như TPHCM hay Hà Nội về lĩnh vực này. Vì 2 nơi này có lượng người sinh sống và tập trung lớn; đông sinh viên và cơ hội làm việc và học tập ở đây cũng rất đa dạng.
Rủi ro khi thuê nhà và cho thuê lại
Nhưng nếu bạn là một người mới vào nghề thuê nhà và cho thuê lại; bạn cần chú ý đến những điểm sau:
– Nếu bạn lựa chọn sai phân khúc sẽ khiến cho việc thu hồi vốn không đúng như dự định kế hoạch ban đầu. Chẳng hạn như, nếu bạn nhắm tới khách thuê hoặc cho thuê là công nhân thì sẽ bạn sẽ phải quản lý một lượng người lớn và việc chi trả có thể sẽ thấp hoặc dễ bị quỵt; bị nợ tiền lâu trả…. Hoặc nếu là đối với những gia đình trẻ; thì bạn sẽ phải đầu tư thêm về nội thất; cơ sở vật chất nhiều hơn, sẽ thu tiền lại lâu hơn..
– Dễ dẫn tới những rủi ro trong quản lý là điều rất thường gặp. Do đây chỉ là kinh doanh tự phát và không phải là việc kinh doanh chuyên nghiệp, bài bản. Cho nên người cho thuê sẽ không có kinh nghiệm quản lý; nên dễ gặp phải nhiều vấn đề như an ninh trật tự, bảo dưỡng và duy tu…
– Nếu bạn cung cấp nhiều phòng cho thuê trong một khu vực thì bạn sẽ phải cần có sự hỗ trợ của nhiều nhân sự; vì một mình không thể quản lý được hết rất nhiều vấn đề trong thời gian đó.
– Nếu không có khả năng tìm kiếm nguồn khách hàng ổn định sẽ dễ dẫn đến tình trạng phòng không. Điều này sẽ đương nhiên làm bạn phải bù lỗ trong quá trình phòng không có khách thuê trọ.
>>> Bài viết liên quan:
Mẹo nhỏ và lưu ý đăng tin cho thuê nhà miễn phí mà hiệu quả
Series Đầu tư BĐS – Tích tiền tỷ – Kỳ 3: Đầu tư bất động sản cho thuê
Thuê hay mua nhà, hướng nào lợi hơn?