Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một tài sản rất quan trọng. Không chỉ được dùng ghi nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất của cá nhân hay hộ gia đình. Mà nó còn để thực hiện một số giao dịch. Nếu bạn đang có ý định làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng lại chưa nắm rõ trình tự tiến hành như thế nào. Để được cấp giấy chứng nhận trong thời gian sớm nhất và đúng theo quy định của pháp luật. Vậy còn chần chừ gì nữa mà không tham khảo ngay những chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu là gì?
Làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu là việc Nhà nước cấp chứng thư pháp lý cho người dân có quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hợp pháp. Và chủ yếu sẽ được cấp dưới hình thức công nhận quyền sử dụng đất.
Mỗi thửa đất khi đáp ứng đủ điều kiện và người sử dụng đất có hồ sơ đề nghị. Tất cả sẽ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét. Sau đó tiến hành cấp Giấy chứng nhận lần đầu. Mặc dù có thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu. Nhưng không có quy định cho việc cấp lại lần hai, lần ba,… Mà tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau sẽ có những thủ tục riêng. Để có lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới. Như cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận khi đánh mất. Hoặc đính chính giấy chứng nhận khi thông tin bị sai.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu
Hồ sơ cần nộp khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, bao gồm:
- Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất làm theo mẫu số 04a/ĐK;
- Một trong các loại giấy tờ tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký quyền sử dụng đất;
- Một trong các giấy tờ quy định tại Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP với trường hợp đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Trường hợp đăng ký quyền sở hữu nhà ở hay công trình xây dựng. Thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình đã có sẵn sơ đồ phù hợp với hiện trạng);
- Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất đối với tổ chức trong nước. Và cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất trước ngày 01/07/2004 theo mẫu số 08a/ĐK và 08b/ĐK;
- Chứng từ đã thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);
- Trường hợp đăng ký quyền sử dụng hạn chế với thửa đất liền kề. Cần có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận, quyết định của Tòa án nhân dân xác lập. Kèm theo sơ đồ vị trí, kích thước phần diện tích. Mà người sử dụng được quyền sử dụng hạn chế.
Có thể bạn sẽ cần!
Quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai
Trước khi tiến hành làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bạn phải thực hiện các quy định chuẩn bị hồ sơ tại khoản 1 Điều 8 của Thông tư 24/2014/TT-BTNMT. Về hồ sơ địa chính, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu như trên.
Khi nộp giấy tờ, bạn cũng nên nộp bản sao đã có công chứng hoặc chứng thực theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, phải luôn mang theo bản gốc. Để người nhận hồ sơ thực hiện đối chiếu tại thời điểm nộp.
Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận lần đầu: Căn cứ theo Điều 100, 101 Luật Đất đai 2013, Điều 20, 22, 23 và 24 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Thì điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu sẽ được chia thành hai trường hợp:
- Trường hợp 1: Người sử dụng đất cung cấp đầy đủ giấy tờ về quyền sử dụng đất. Quy định rõ tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
- Trường hợp 2: Người sử dụng đất không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất. Quy định rõ tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là bao nhiêu?
Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy đối với tổ chức:
- Cấp quyền sử dụng đất: 920.000 đồng/hồ sơ;
- Cấp quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 910.000 đồng/hồ sơ;
- Cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 1.200.000 đồng/hồ sơ.
Và lệ phí sau khi nộp thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là:
- Cấp quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 100.000 đồng/hồ sơ;
- Cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 500.000 đồng/hồ sơ.
Có thể bạn muốn biết! Có 300 triệu mua đất ở đâu an toàn, hiệu quả nhất?
Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy đối với Hộ gia đình cá nhân:
- Cấp quyền sử dụng đất: 520.000 đồng/hồ sơ;
- Cấp quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 510.000 đồng/hồ sơ;
- Cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 790.000 đồng/hồ sơ.
Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy đối với các phường thuộc thành phố Huế, phường thuộc thị xã:
- Cấp quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 25.000 đồng/hồ sơ;
- Cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 50.000 đồng/hồ sơ.
Đối với các thị trấn còn lại thì:
- Cấp quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 12.500 đồng/hồ sơ;
- Cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 25.000 đồng/hồ sơ.
Thời hạn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Sau khi nộp thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Và đợi khi giấy chứng nhận đã được ký ban hành. Thì đúng ngày được hẹn trả kết quả, bạn sẽ cầm giấy hẹn trực tiếp đến nơi gửi hồ sơ. Để nhận bản chính của giấy tờ được chứng nhận.
Lưu ý, thời hạn giải quyết hồ sơ sẽ theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP. Và thời hạn thực hiện đều do UBND cấp tỉnh quy định. Tuy nhiên sẽ không quá 30 ngày tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Và không quá 40 ngày đối với các xã thuộc miền núi, hải đảo, vùng sâu – vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hay đặc biệt rất khó khăn. Trường hợp địa phương vượt quá mốc thời gian như trên. Thì đơn vị có thể trao đổi lại lý do cụ thể gây chậm trễ. Nếu không phải là lý do hành chính thì có thể khiếu nại hành vi của người thực hiện thủ tục.
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ không bao gồm các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của Nhà nước; thời gian người sử dụng đất thực hiện xong nghĩa vụ tài chính là nộp lệ phí xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thời gian tiếp nhận hồ sơ tại các xã; trường hợp đất sử dụng có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Kết quả giải quyết các thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày được giải quyết.
Lời kết
Bài viết này là những chia sẻ khá đầy đủ, chi tiết về trình tự cũng như thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà Kinhtedautu.vn muốn gửi đến quý độc giả. Và đừng quên chia sẻ nếu bạn thấy bài viết thực sự hữu ích nhé!
Bài viết hot khác, đọc ngay!