Mỗi giai đoạn sẽ có sự thăng – trầm khác nhau; nhìn chung thì thị trường địa ốc đã có bước phát triển lớn cả về chất và lượng trong 10 năm qua. Tuy nhiên thị trường này cũng đan xen những mảng sáng – tối khác nhau.
Nguồn cung của thị trường địa ốc đang giảm mạnh
Trong 10 năm qua, sự phát triển của thị trường bất động sản đã góp phần thu hút các nguồn lực; tạo ra các tài sản cố định lớn cho nền kinh tế; thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu; bảo đảm an sinh xã hội. Góp phần quan trọng vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đô thị, du lịch, tăng trưởng xanh.
Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, thị trường này đang có xu hướng chững lại ở một số phân khúc, tính đến cuối năm 2019, lượng giao dịch giảm hơn 70%; nguồn cung dự án mới giảm 40% so với cùng kỳ năm 2018. Trong 3 quý đầu năm 2020, các chỉ tiêu này tiếp tục giảm mạnh so với năm trước.
Lượng dự án được cấp phép mới tại Hà Nội và Tp. HCM chỉ đếm trên đầu ngón tay; không phải do dịch Covid -19 mà do các dự án bị tạm dừng, đình hoãn từ các năm trước; đến nay vẫn chưa hoàn tất việc rà soát các thủ tục pháp lý hoặc do các chủ đầu tư thiếu vốn để đầu tư. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 cũng đã tác động tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.
Trong thời điểm giãn cách xã hội đầu năm, lượng giao dịch thành công nhà ở thương mại xuống thấp nhất trong vòng 4 năm qua, chỉ bằng 14% của năm 2019. Tỷ lệ văn phòng trống tăng. Các khu du lịch, nghỉ dưỡng đều tạm dừng hoạt động. Số doanh nghiệp được thành lập mới giảm 11,9%; tạm ngừng kinh doanh tăng 94,1% so với cùng kỳ năm 2019.
>>> XEM THÊM: Giải pháp kinh doanh làm giàu với 500 triệu
Thị trường đã có nhiều chuyển biến linh hoạt
Sau thời gian giãn cách xã hội đến nay, các doanh nghiệp đã bắt đầu hoạt động trở lại; thực hiện mở bán dự án, công bố kế hoạch kinh doanh sau đại dịch; tuyển dụng lao động và tìm kiếm nhân sự phù hợp cho kế hoạch lâu dài. Đồng thời đã xây dựng những giải pháp để tiếp cận khách hàng; thay đổi khu vực phát triển để đón đầu xu thế dịch chuyển dòng vốn FDI; xu thế đô thị hóa ở những địa phương ngoài các đô thị lớn.
Nhiều sàn giao dịch bất động sản có tiềm lực tài chính đã áp dụng công nghệ 4.0 vào quản lý thông tin; quản lý giao dịch và thanh toán; thực hiện quảng cáo; nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng. Ngoài ra, còn tập trung phát triển mạng lưới bán hàng tinh gọn, chuyên nghiệp, theo chiều sâu chứ không theo chiều rộng như trước kia.
Đại dịch Covid-19 đã, đang và sẽ tiếp tục làm thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu và thị trường bất động sản; thay đổi cả về nhận thức và hành vi của xã hội. Trong đó, có việc định hình lại nhu cầu nhà ở; tìm kiếm thông tin; giao kết hợp đồng và thanh toán của khách hàng, của nhà đầu tư thứ cấp; buộc các doanh nghiệp phát triển bất động sản cũng phải thay đổi triệt để để đáp ứng các yêu cầu rất mới này; chuyển hướng mạnh mẽ sang nền kinh tế số hóa; sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo, công nghệ Blockchain, làm việc và kết nối trực tuyến, thanh toán qua I-banking…
Lời kết
Năm 2020 đã sắp kết thúc, kỳ vọng về một năm 2023 tươi sắc cho thị trường địa ốc là điều rất khả thi. Chính phủ cũng đang xem xét ban hành “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nghị định thi hành Luật Đất đai; sẽ tiếp tục tháo gỡ nốt các vướng mắc còn lại; để thị trường bất động sản thực sự phát triển theo hướng minh bạch, lành mạnh, ổn định và bền vững”, đại diện Bộ Xây dựng cho biết.
>>> Xem thêm: Giá đất hiện nay tăng hay giảm vào những tháng cuối năm 2020
>>> Xem thêm: Thị trường bất động sản năm 2023 là quả trứng vàng thu hút đầu tư