Tết nguyên tiêu là một trong những ngày lễ quan trọng đã có từ lâu đời đối với tín ngưỡng của người dân Việt Nam. Tuy nhiên không phải người dân nào cũng hiểu đầy đủ khái niệm tết nguyên tiêu là gì? Ý nghĩa quan trọng của ngày tết nguyên tiêu? Và vào ngày tết này thì mọi người thường chuẩn bị những món ăn nào? Vậy đừng bỏ lỡ qua bài viết hôm nay của Kinhtedautu.vn nhé!
Tết nguyên tiêu là gì? Tết nguyên tiêu vào ngày nào?
Tét nguyên tiêu là tết gì? Tết Nguyên Tiêu (hay còn gọi là ngày rằm tháng Giêng) là ngày lễ hội cổ truyền bắt nguồn tại Trung Quốc. Và có tên gọi là tết Thượng Nguyên ở Việt Nam. Đây là một dịp lễ đặc biệt quan trọng không kém so với Tết Nguyên Đán, lễ tết thường được tổ chức vào ngày Âm lịch rằm tháng Giêng.
Bên cạnh đó còn có rất nhiều hoạt động xung quanh ngày lễ. Ví dụ như: trình diễn múa lân, thả đèn hoa đăng, dâng hương,…Ngoài mâm lễ cúng gia tiên vào ngày rằm. Nhiều gia đình có điều kiện hơn còn tổ chức làm một đàn lễ để cảm ơn Trời Đất, Phật Thánh, Thần Tiên cùng các vị anh hùng dân tộc,… ở ngoài trời. Nếu gia đình bạn có điều kiện kinh tế không cho phép. Bạn có thể chỉ cần pha một ấm trà nóng, hoa quả tự trồng tại nhà, dâng vài chén rượu nhạt và thắp mấy nén nhang,.. để tỏ lòng thành kính.
Tết nguyên tiêu là ngày nào? Lễ hội trăng rằm tháng giêng diễn ra từ giữa đêm ngày 14 (còn gọi là đêm trước trăng rằm). Diễn ra trọn cả ngày rằm 15 cho đến nửa đêm trăng rằm ngày 15 của tháng Giêng Âm lịch. Vậy tết Nguyên Tiêu sẽ là ngày 15 tháng giêng Âm lịch. Tức là sẽ diễn ra khoảng một tuần vào sau đợt lễ Tết Nguyên Đán. Năm 2023 này, lễ đón tết nguyên tiêu này sẽ được diễn ra vào ngày 26 tháng 2 Dương lịch, tức là vào ngày thứ sáu.
>>> Tết tây năm 2023 ngày mấy? Còn bao nhiêu ngày nữa?
Nguồn gốc, ý nghĩa ngày tết nguyên tiêu
Nguồn gốc của ngày tết nguyên tiêu
Tết Nguyên Tiêu vốn đã có nguồn gốc rất lâu từ Trung Quốc và trong thời kỳ Bắc thuộc đã du nhập vào Việt Nam. Nguồn gốc xâu xa của Tết Nguyên Tiêu còn có nghĩa là đêm rằm đầu tiên bắt đầu của năm mới. “Nguyên” có nghĩa là thứ nhất, “tiêu” nghĩa là đêm. Vì vậy Tết Nguyên Tiêu còn được gọi với cái tên khác là lễ Thượng Nguyên. Bởi trong văn hóa của người Trung Quốc còn có lễ Tết Trung Nguyên (nhằm vào ngày rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (hằng năm vào ngày rằm tháng Mười).
Trong quá trình tiếp biến văn hóa của người Việt Nam có nhiều sự ảnh hưởng khác nhau của cả Phật giáo và Đạo Mẫu. Ý nghĩa của Tết Nguyên Tiêu cũng có nhiều sự thay đổi như các hoạt động tổ chức trong dịp lễ này so với Tết Nguyên Tiêu của người Hoa.
Ý nghĩa ngày tết nguyên tiêu bạn đã biết
Ý nghĩa Tết Nguyên Tiêu có tầm quan trọng trong văn hóa người Việt Nam ta. Khi ông bà xưa nay đã có có câu: “Lễ Phật tổ chức quanh năm cũng không bằng ngày rằm tháng Giêng” hay lễ “Cúng quanh năm cũng không bằng ngày rằm tháng Giêng”.
Tại Việt Nam, ý nghĩa Tết Nguyên Tiêu mang tầm quan trọng và là ngày lễ không thể thiếu. Và ngày tết này còn có nhiều điểm khác biệt so với ngày lễ tết các nước khác trên thế giới. Ngày Rằm tháng Giêng là một trong 4 ngày lễ lớn của người Việt Nam diễn ra trong năm. Đặc biệt hơn, Phật tử thường thăm viếng chùa, lễ Phật để mong cầu gia đạo được bình an, quốc thái dân an và phong điều vũ thuận.
Vì thế, ngày tết nguyên tiêu này rất đông người đến chùa cầu nguyện và lễ Phật trong hội ngày rằm tháng Giêng. Đây là một tín hiệu tốt, thể hiện rõ nét được tinh thần “Dân tộc và Đạo pháp”. So với ngày rằm tháng Tư (lễ Phật đản) và rằm tháng Bảy (ngày lễ Vu Lan báo hiếu) thì lễ rằm tháng giêng không quan trọng bằng. Đây cũng là một hình thức để người dân cầu nguyện, tụ tập để mang lại phước báo an lành. Mong cầu đón năm mới của mọi người luôn được bình an, hạnh phúc cho năm mới sắp đến.
>>> Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết và bí ẩn phong thủy có thể bạn chưa biết
Tết nguyên tiêu nên ăn những món ăn nào?
Bánh trôi nước
Có không ít những lễ truyền thuyết vào ngày Rằm tháng Giêng liên quan đến phong tục ăn bánh trôi nước. Song với đó, tựu trung lại thì món bánh trôi nước này đều mang những sự biểu tượng của sự sung túc, tròn đầy và sự đoàn viên. Vì thế, tục ăn bánh trôi nước vào Rằm tháng Giêng vẫn được nhiều người Việt Nam duy trì.
Xôi chè
Theo lệ xưa của ông cha, vào ngày Rằm tháng Giêng sẽ dâng lên mâm cúng nhiều món xôi chè. Với mong muốn mang lại ý nghĩa mọi việc trôi chảy và cả năm được no đủ. Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình có thể cúng dâng mâm chén cúng lên 1, 3, 4, 5 hoặc 6 chén.
Các món đồ ăn chay
Cũng như nhiều ngày Rằm lớn khác ở Việt Nam diễn ra trong năm. Ngày Rằm tháng Giêng – ngày lễ Nguyên Tiêu là dịp để tao nhiều điều lành tạo phước và tránh những việc sát sinh. Vậy nên tết nguyên tiêu ăn gì? Các bà nội trợ có thể thay đổi các món ăn chay thanh tịnh. Nhằm mục đích giải hạn trong năm mới thay cho món ăn mặn thông thường mỗi ngày.
Mâm cỗ cúng chay cho ngày lễ nguyên tiêu có thể được chế biến đơn giản. Với những món có thể kể đến như: nem rau củ, súp nấm, đậu hũ, canh rau… Nhiều gia đình cầu kì hơn thì làm mâm cúng món chay giống như món mặn như gà chay, canh chua chay, giò lụa chay,… Đó là sự hiện diện thể hiện các màu sắc tượng trưng cho ngũ hành: đỏ, trắng, vàng, xanh, đen.
Gà luộc
Gà trong danh sách những món ăn cúng dịp lễ hay tết nguyên đán nói riêng luôn là món ăn quen thuộc của gia đình Việt Nam. Trong 12 con giáp, gà còn biểu tượng cho sự mạnh mẽ và cương trực. Gà luộc với màu vàng ươm đặc trưng. Mang lại may mắn hay hy vọng, tiền tài và sức khỏe cho gia chủ và cả gia đình trong năm mới. Gà nấu cúng còn cần đảm bảo được lớp da gà được căng bóng, mào đẹp và không bị chín nát,…
>>> Tết dương lịch 2023 và một năm mới bình an cùng gia đình
Xôi gấc
Xôi gấc mang màu đỏ tươi đặc trưng. Điều này tượng trưng cho sự khởi đầu một năm mới đa màu mắc, may mắn và thành công. Chuẩn bị đĩa xôi gấc với hình dáng tươm tất và đẹp mắt để cúng ngày tết nguyên tiêu, cúng rằm. Sẽ mang đến nhiều may mắn, thành công cho gia chủ và cả gia đình.
Dưa món
Mâm cỗ mặn truyền thống ngày lễ tết là phải yêu cầu có đầy đủ hương vị và màu sắc. Trong đó không thể không nói đến vị chua ngọt của món dưa món. Mang hương vị đậm đà những ngày đầu năm. Dưa món thường được chuẩn bị 10-15 ngày trước Tết Nguyên Đán. Gia chủ chuẩn bị cho mâm cỗ cúng Rằm đầu năm sẽ nhanh gọn hơn rất nhiều.
Lời kết
Bài viết hôm nay của Kinhtedautu.vn đã chia sẻ đến các bạn những thông tin hữu ích về ngày lễ tết nguyên tiêu. Nguồn gốc, ý nghĩa và những món ăn nên chuẩn bị cho ngày tết. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chúc các bạn và cả gia đình đón năm mới thật nhiều sức khỏe, may mắn và hạnh phúc!
>>> Tết này đi đâu? Khám phá những điểm Check in lý tưởng nhất Xuân 2023