Chào mừng các bạn đã quay trở lại với chuỗi series ngày hôm nay. Bài viết này hôm nay sẽ mang một khía cạnh bao quát hơn với chủ đề “quản lý bất động sản”. Một chủ đề hoàn toàn mới lạ dẫn dắt các nhà đầu tư đi sâu hơn trong lĩnh vực bất động sản của chính mình. Theo dõi bài viết để hiểu sâu hơn về vấn đề này bạn nhé.
Quản lý bất bất động sản là gì?
Quản lý bất động sản là một phần không thể thiếu trong lĩnh vực tài chính này. Được ví như “quản gia thời hiện đại”. Công việc của quản lý bất động sản bao gồm những mảng chính sau:
- Công tác quản lý chung: xây dựng, triển khai các quy trình và quy định công trình xây nhà, chung cư. Đảm bảo các công trình ấy xây dựng đúng tiến độ và hiệu quả. Ngoài ra, chăm sóc khách hàng, quản lý thông tin, hệ thống báo cáo cũng là một trong những công việc nằm trong công tác quản lý này.
- Quản lý tài chính: ban quản lý có trách nhiệm quản lý tài chính một cách chặt chẽ và minh bạch. Cụ thể trong việc xây dựng công trình. Quản lý và giám giám sát công trình sao cho hiệu quả. Quỹ vận hành luôn được đảm bảo tối đa.
- Quản lý nhân sự: bên cạnh các yếu tố về vật chất. Thì con người chính là một trong những yếu tố làm nên sự phát triển của một công ty bất động sản nào đó. Các chính sách khen thưởng sẽ góp phần thúc đẩy năng lượng làm việc cho mỗi chuyên viên bất động sản. Là một người quản lý, bạn không thể bỏ qua yếu tố nguồn nhân lực này. Đây không chỉ là một công việc mang tính chất động viên mà còn là giúp nhân viên có thể làm việc tốt hơn. Gắn bó với với công ty lâu dài hơn.
- Quản lý khách hàng: chăm sóc mọi đối tượng khách hàng. Giải quyết những nhu cầu và thắc mắc một cách nhanh nhất. Bằng mọi cách phải chứng minh cho khách hàng thấy được những lợi ích khi đầu tư bất động sản tại công ty ta.
>>> Series Đầu tư BĐS – Tích tiền tỷ – Kỳ 5: Bất động sản nhà phố có đáng đầu tư?
Có thể bạn chưa biết quản lý bất động sản có đến 2 công việc riêng biệt
Một số nhà đầu tư đang cho rằng quản lý bất động sản chỉ đơn giản là một công việc giám sát công trình, tài chính và con người. Nhưng không, đi sâu hơn vào công công việc quản lý. Chúng ta sẽ thấy quản lý bất động sản được chia thành 2 công việc riêng biệt. Đó chính là môi giới tài sản và vận hành tài sản. Cụ thể như sau:
- Môi giới tài sản: chắc hẳn bạn đã nghe nhiều về cụm từ này. Đây là công việc mà người môi giới bán các tài sản do chủ sở hữu đặt ra. Công việc của họ là phải tu sửa và đánh giá tài sản đó có mức giá phù hợp. Và cạnh tranh trên thị trường bất động sản. Đây là một công việc đòi hỏi bạn phải giao lưu và mở rộng mối quan hệ hợp tác. Đồng thời cũng phải cập nhật tình hình thị trường một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
- Vận hành tài sản: là người đảm bảo các hoạt động của một tòa nhà. Thông qua các công việc cụ thể như kiểm tra thông tin và tìm kiếm các khách hàng tiềm năng. Đồng thời, họ cũng là người định kỳ thu các khoản tiền thuê từ khách hàng và thuế phí từ tòa nhà đó cho chủ tài sản theo thỏa thuận được ký kết. ( Vd: gia đình cho khu chung cư, công ty, tập đoàn cho cao ốc văn phòng).
>>> Giá đất nền Hà Nội giảm mạnh có phải tín hiệu tốt cho nhà đầu tư?
Điểm giống và khác nhau của 2 công việc này là gì?
Điểm giống: cả hai trường hợp này đều phải đảm bảo giấy tờ pháp lý theo yêu cầu cầu của nhà nước. Họ đều thỏa thuận và phân chia lợi nhuận hợp lý nhất theo những gì đã ký kết.
Điểm khác:
- Môi giới tài sản: họ phải vận dụng tất cả nguồn nhân lực và con người người để có thể chốt được hợp đồng. Điều này dẫn đến công việc mang tính chất thời vụ, không cố định thời gian làm việc. Lương hướng không cố định và chủ yếu là ăn theo hoa hồng. Để có thể trụ vững trong nghề này thì thì đòi hỏi bạn phải có kỹ năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng cực cao.
- Vận hành tài sản: họ phải vận động toàn bộ nhân lực để có thể hoàn thiện các công trình, dự án chung cư,.. Sao cho đạt hiệu quả và trơn tru. Đây là là một công việc mang tính chất cố định. Tính kỷ luật và yêu cầu cẩn thận cao. Đây cũng là một hoạt động xuyên suốt cả quá trình. Vì thế, người quản lý phải thật cẩn thận và chu toàn mọi việc trong suốt quá trình. Giảm thiểu rủi ro đáng kể.
Lời kết
Quản lý bất động sản được xem là một công việc đòi hỏi nhiều kiến thức. Chính vì thế, là một nhà quản lý. Bạn phải thật sự chu toàn trong suốt quá trình. Và đó cũng chính là nội dung mà chuỗi series mang đến cho bạn ngày hôm nay. Nối tiếp bài viết sẽ là chủ đề “kinh nghiệm đầu tư đất nền”. Một chủ đề luôn nóng hổi khi nhắc đến cụm từ bất động sản. Chúc các bạn ngày mới vui vẻ và nhiều vui.
>>> Bài viết liên quan: Series Kim chỉ nam BĐS – Kỳ 3: Kinh nghiệm đầu tư đất nền