Quay lại với chuỗi series đi “săn” cùng hội BĐS. Ở kỳ 1, chúng tôi đã chia sẻ đến quý bạn đọc 5 cách định giá bất động sản tránh bị “hớ” khi hoạt động mua bán đất đai. Sang kỳ 2, là một nhà đầu tư BĐS, bạn cần phải nắm bắt được chu kỳ bất động sản; cả trên quy mô kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô; đồng thời biết chúng ta đang ở đâu trong chu kỳ nói trên để “nắm gọn” thị trường tự tin mua bán.
Chu kỳ bất động sản là gì?
Có nhiều định nghĩa khác nhau về chu kỳ bất động sản; nhưng tựu trung thì đây chính là “vòng đời” của bất động sản. Trong đó, mỗi chu kỳ kéo dài từ 7 – 9 năm và trải qua nhiều giai đoạn. Trong đó gồm: Phục hồi – tăng trưởng – bùng nổ – suy thoái và đóng băng.

Đối với các nhà đầu tư, có thể nắm bắt được thông tin về những biến động trong mỗi giai đoạn của chu kỳ là rất quan trọng; vì nó quyết định đến việc bạn lựa chọn mua BĐS có đúng thời điểm hay không, giá có hợp lý nhất không. Điều này là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng thành bại của một thương vụ mua bán hay đầu tư.
>>> Xem thêm: Series Công thức mua nhà “bất bại” – Bài 6: 1 tỷ mua nhà hay chung cư
4 chu kỳ bất động sản sau 2 thập kỷ
Tính tới thời điểm hiện tại, thị trường BĐS của Việt Nam được xác định đã trải qua 4 vòng chu kỳ, cụ thể:
Từ năm 1993 đến năm 1999
Thời gian này, luật đất đai chính thức ra đời giúp thị trường BĐS được định hình rõ ràng. Cùng với đó, GDP tăng trưởng trên 9% vào các năm 1995 khiến người dân tin vào tương lai xán lạn của nền kinh tế nước nhà. Theo đó, đã thúc đẩy giá nhà đất tăng cao BĐS có đà tăng trưởng.
Tuy nhiên bắt đầu từ năm 1997 – 1999, thị trường BĐS dần đi vào suy thoái; khi khu vực Châu Á có dấu hiệu khủng hoảng; và GDP năm 1999 của Việt Nam giảm còn 5.8%. Lúc này các nhà đầu tư dường như không có động thái tích cực với BĐS; đa phần “nằm im” hoặc chuyển hướng đầu tư.
Từ năm 2000 đến năm 2006
Vào những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỷ XIX, thị trường kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn phục hồi. Đây là giai đoạn sau khi Việt Nam và Mỹ ký Hiệp định Thương mại song phương. Việt Nam thời điểm này được ví như “con hổ” kinh tế; thị trường BĐS cũng nhờ đó dần chuyển mình.
Đến năm 2001, Nhà nước tung nhiều chính sách mới về vay vốn; cũng như tín dụng nhằm thúc đẩy thị trường BĐS; đã thổi bùng cơn sốt giá đất ở một số tỉnh thành lớn.
Trước tình trạng giới đầu cơ bùng nổ nhà nước đã ban hành luật đất đai vào năm 2003. Bên cạnh đó thời gian này một dòng tiền lớn từ BĐS chạy sang chứng khoán. Bởi vậy thị trường giai đoạn này chính thức đóng băng.
>>> Xem thêm: Series Công thức mua nhà “bất bại” – Bài 5: kiếm tiền mua nhà và phương án kiếm tiền hiệu quả
Chu kỳ bất động sản lập đỉnh lần 3, giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2013
Tháng 11/2006 Việt Nam chính thức gia nhập WTO; điều này tạo đà thúc đẩy GDP trong nước tăng hơn 7% so với những năm trước. Các công ty nước ngoài, vốn FDI cũng đổ xô vào Việt Nam đầu tư; ngân sách kiều hối tăng trong khoảng thời gian nay.
Mặc dù lập đỉnh lần 3 nhưng giá bất động sản đã nhanh chóng xuống dốc không phanh; khi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu xảy ra cuối năm 2008.
✅Xem ngay video để biết các bước đầu tư trái phiếu đơn giản & hiệu quả nhất✅
Từ năm 2014 đến năm 2020
Trước tình hình đóng băng của thị trường; đầu năm 2014 nhà nước đã đẩy mạnh các gói kích cầu như: Gói tín dụng với lãi suất thấp 30 nghìn tỷ cho người thu nhập thấp mua nhà, … Thị trường lúc này đã ấm dần, bắt đầu tan băng, xu hướng đi lên tương đối mạnh mẽ.
Đến giữa năm 2019 thị trường “giảm tốc” và đón nhiều thách thức hơn. Cụ thể, việc triển khai rà soát pháp lý của hàng loạt dự án đã khiến thị trường dần khó khăn. Đặc biệt, diễn biến phức tạp của đại dịch Covid 19 như cú đánh bồi khiến thị trường đã khó khăn nay lại càng khó khăn.

>>> Xem thêm: Series Công thức mua nhà “bất bại” – Bài 4: mua nhà 0 đồng
Năm 2023 liệu có lập đỉnh chu kỳ mới?
>>> Bài học rút ra từ 4 chu kỳ bất động sản trên là gì?
Với 4 lần lập đỉnh bên trên thì thời gian của chu kỳ sốt bất động sản; tức là từ “đỉnh” cũ sang “đỉnh” mới trung bình là khoảng 7 năm. Từ 1994 – 2001- 2008 – 2014.
Từ những chu kỳ trên có thể khẳng định cuối năm 2020 là “bước đệm’ để BĐS “bứt tốc” trong thời gian gần. Năm 2023 – theo chu kỳ 7 năm, theo nhận định của giới chuyên gia thị trường sẽ có những yếu tố tích cực hơn rất nhiều; đặc biệt các thị trường trọng điểm như Tp.HCM hay Hà Nội, Đà Nẵng sẽ có sự bứt phá. Nhìn chung, dự đoán BĐS vẫn theo xu hướng đi lên.

Dự đoán thị trường BĐS sẽ đạt “đỉnh” vào cuối năm 2023, đầu năm 2023; khi giá vàng vượt qua đỉnh mới, và đầu tư trong nước tăng mạnh thông qua khởi nghiệp; vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam lớn; các công ty, thương hiệu nước ngoài sẽ tạo nên làn sóng rầm rộ tại Việt Nam….
Việc đón sóng đầu tư tại thời điểm hiện tại cũng là một điều các nhà đầu tư nên cân nhắc. Hãy đón sóng đầu tư một cách khôn ngoan; có tính toán và thận trọng. Hạn chế rủi ro trong vấn đề đầu tư bằng cách chọn những dự án có pháp lý đạt chuẩn. Ngoài ra, những dự án đáng đầu tư khi có chủ đầu tư uy tín và khả năng sinh lời cao. Thay vì đầu tư lướt sóng thì nên đầu tư dài hạn trong thời gian này.
Lời kết
Không phải bất cứ thị trường nào cũng đều nằm chung trong một vòng quay; vì mỗi địa phương có một ưu thế khác nhau; nên cách vận hành chu kỳ bất động sản cũng khác nhau.
Trên đây là những chia sẻ phạm vi kiến thức về chu kỳ bất động sản. Ở kỳ tiếp theo, hãy theo chân chúng tôi để tiếp thêm kiến thức trên hành trình “săn” BĐS nằm lòng nhé!
>>> Bài viết liên quan: Series Đi “săn” cùng hội BĐS – Kỳ 3: Bất động sản ven biển vẫn “sốt” dù chịu không ít ảnh hưởng từ dịch bệnh