Dù bạn là một nhà đầu tư “sành sỏi” hay chỉ mới tìm hiểu về chứng khoán thì cũng không còn quá xa lạ với thuật ngữ “sàn Hose”. Vậy thì có nhất thiết tham gia đầu tư là phải biết đến sàn Hose hay không? Sàn Hose đóng vai trò như thế nào đối với thị trường chứng khoán Việt Nam? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về sàn Hose, biết đâu bạn có thể vận dụng vào chiến dịch đầu tư của mình.
Sàn Hose là gì?
- Được thành lập vào tháng 7 năm 2000, Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh hoạt động dưới sự giám sát của ủy ban Chứng khoán Nhà nước được biết đến nhiều hơn với tên gọi sàn Hose.
- Các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn đều niêm yết chứng khoán tại đây và cũng từ đây mà phân phối các sản phẩm chứng khoán của mình ra thị trường.

- VN – Index chính là chỉ số giá được mặc định trên sàn Hose nhằm đo lường trong các phiên giao dịch của những công ty đã niêm yết tại đây.
- Một cách dễ hiểu hơn thì sàn Hose chính là một trung gian để các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đến khách hàng, rút ngắn khoảng thời gian kêu gọi vốn từ thị trường thứ cấp.
Sàn chứng khoán Hose có chức năng gì?

-
Trái phiếu hiện hữu sẽ được phát hành trên thị trường thứ cấp – sàn Hose. Thị trường vốn đã có những biến động khi sàn Hose được thành lập.
-
Sàn Hose đóng vai trò là nhà cung cấp và phân phối các loại chứng khoán cho đa phần các đại lý nhỏ hơn hay các công ty thành viên.
-
VNĐ là đơn vị tính niêm yết trên sàn đối với doanh nghiệp Việt Nam, các công ty chứng khoán cần phải được sàn Hose thông qua và cấp giấy phép niêm yết chứng khoán, giấy phép hoạt động thì mới có thể đi vào hoạt động.
-
Theo dõi bảng giá trực tiếp tại sàn Hose để tham khảo, cập nhật giá thị trường thường xuyên.
-
Doanh nghiệp chỉ có thể khớp lệnh, đặt lệnh tự động khi sàn Hose cung cấp nền tảng này. Mỗi ngày lệnh khớp có thể được đặt đến 300.000 lệnh.
Ưu điểm và nhược điểm của sàn Hose
Bất kỳ một sàn chứng khoán nào cũng đều có những ưu và nhược điểm nhất định, tuy nhiên sàn Hose chính là nơi được tin gửi nhiều nhất của các doanh nghiệp uy tín trên cả nước, vậy thì cùng tìm hiểu một số ưu và nhược điểm đáng lưu ý của sàn được tổng hợp dưới đây:

Ưu điểm
- Độ tin cậy cao nên mọi loại chứng khoán trên sàn Hose đều có độ uy tín cực kỳ tốt, hầu hết đều được phát hành từ các tập đoàn và các công ty lớn.
- Khi tham gia chứng khoán trên sàn Hose bạn không cần phải đắn đo hay mất thời gian tìm hiểu xem các loại chứng khoán này có thật sự minh bạch hay không vì đã có sàn đảm bảo.
- Phân chia mốc thời gian giao dịch cụ thể để tránh trường hợp rắc rối mà không có người chuyên môn trực tiếp hỗ trợ cho khách hàng.
Nhược điểm
- Thủ tục đăng ký khá phức tạp. Vì để đảm bảo các thông tin và cũng như kiểm tra rõ ràng trước khi phát hành, sàn Hose sẽ có rất nhiều bước để bạn phải trình bày và xác thực các nội dung cần thiết, tránh nhiều tình trạng lừa đảo, không minh bạch.
- Thời gian giao dịch khác nhau và tuân theo lịch của sàn cố định nên bạn không thể thao tác một cách đột ngột.
Tổng hợp những công ty trên sàn Hose
-
Công ty CP Sữa Việt Nam – Vinamilk
-
Tập đoàn Vingroup
-
Công ty cổ phần FPT
-
Công ty CP dược Hậu Giang
-
Tập đoàn Hòa Phát
-
Ngân hàng Vietcombank
-
Công ty CP hàng không Vietjet
-
Công ty CPĐT Thế giới di động – MWG
-
Tập đoàn FPT
-
Tập đoàn Masan

Các mã chứng khoán sàn Hose
-
Ngân hàng Vietcombank
-
Tập đoàn FPT
-
Tập đoàn Masan
-
Tập đoàn Hòa Phát
-
Tập đoàn Vingroup
Thời gian giao dịch trên sàn Hose
Để đầu tư thật thông minh và không tốn quá nhiều thời gian thì bạn cần phải nắm rõ được thông tin về thời gian giao dịch trên sàn, phòng khi những rủi ro hay trục trặc xảy ra thì bạn vẫn sẽ chủ động liên hệ giải quyết.
Đối với chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ ETF và cổ phiếu

-
Từ 9h-9h15: Khớp lệnh định kỳ và mở cửa sàn chứng khoán
-
Từ 9h15-11h30: Khớp lệnh liên tục I và thỏa thuận
-
Từ 11h30-13h: Thời gian nghỉ giữa phiên
-
Từ 13h-14h30: Khớp lệnh liên tục II và thỏa thuận
-
Từ 14h30-14h45: Khớp lệnh định kỳ đóng cửa và thỏa thuận
-
Từ 14h45-15h: Thời gian giao dịch thỏa thuận
- Từ 9h-11h30: Thời gian giao dịch thỏa thuận
- Từ 11h30-13h: Thời gian ngủ giữa phiên
- Từ 13h-15h: Thời gian giao dịch thỏa thuận
- Làm việc từ thứ 2 đến thứ 6, nghỉ T7 và Chủ Nhật hàng tuần.
- Các ngày nghỉ phép trong năm như: Tết, 30-4, 1-5, 2-9,… nếu phát sinh những sự cố trong thời gian này thì sàn Hose cũng tạm thời không nhận giải quyết.
-
Với giao dịch khớp lệnh T+2: Sau 2 ngày từ ngày đặt lệnh thì chứng khoán sẽ về tài khoản của nhà đầu tư.
-
Với giao dịch thỏa thuận T+2: Sau 2 ngày từ ngày đặt lệnh thì chứng khoán sẽ về tài khoản người mua.
-
Với giao dịch trái phiếu T+1: Sau 1 ngày đặt lệnh thì trái phiếu sẽ về tài khoản nhà đầu tư.
2 Quy định cơ bản trên sàn hose

Thông tin sau đây sẽ vô cùng cần thiết để các nhà đầu tư có thể tham gia giao dịch một cách suôn sẻ, tránh gặp những trường hợp dẫn đến trì hoãn gây khó khăn, chậm trễ:
Phương thức khớp lệnh
- Khớp lệnh định kỳ: giải thích một cách đơn giản thì tại một thời điểm nhất định, khi lệnh mua được so khớp với lệnh bán thì từ đây giá mở cửa và đóng cửa của chứng khoán trong phiên giao dịch sẽ được xác thực.
-
Khớp lệnh liên tục: khác với định kỳ, khớp lệnh liên tục phản ánh sự so khớp ngay lập tức tại thời điểm vừa nhập dữ liệu lệnh mua và lệnh bán.
-
Khớp lệnh thỏa thuận: đúng như tên gọi, đây là phương thức mà các thành viên có thể tự do thỏa thuận với nhau về những điều kiện hợp tác.
Nguyên tắc khớp lệnh
-
Ưu tiên về giá: Ưu tiên lệnh bán giá thấp hơn và lệnh mua giá cao hơn.
-
Ưu tiên về thời gian: Khi mức giá bằng nhau, thời gian lệnh nhập trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
4 Lệnh giao dịch cơ bản trên sàn Hose
Sàn Hose gồm có 4 bước lệnh cơ bản để nhà đầu tư có thể tham khảo trước khi tham gia.

- Lệnh ATO: Khi lệnh mua và bán đã được khớp lệnh, lúc này ATO sẽ đóng vai trò là lệnh giao dịch tại mức giá đó để tiến hành xác định giá mở cửa. Đây cũng là một lệnh quan trọng vì thường được ưu tiên hơn các lệnh còn lại tại thời điểm so khớp lệnh. Nếu không được thực hiện hay niêm yết thì lệnh sẽ tự động hủy sau thời điểm xác nhận giá mở cửa.
- Lệnh ATC: Tương tự như ATO nhưng ATC có nhiệm vụ để xác định giá đóng cửa.
- Lệnh giới hạn LO: Đây là lệnh dùng để xác nhận mua hoặc bán chứng khoán khi thị trường đạt được mức giá hấp dẫn, lệnh sẽ được thực hiện khi được nhập liệu vào hệ thống. LO sẽ kết thúc khi bị hủy bỏ hoặc khi hết ngày.
- Lệnh thị trường MP: Đây cũng là một lệnh mua hoặc bán chứng khoán, tuy nhiên MP sẽ chủ động bán khi giá cao nhất và mua khi giá thấp nhất. Lệnh này chỉ có hiệu lực khi bạn tham gia phiên khớp lệnh liên tục.
-
Không được hủy lệnh trong khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng và mở cửa.
-
Hủy lệnh thành công khi chưa hoàn toàn thực hiện hết lệnh đó.
2 Cách mở tài khoản giao dịch sàn Hose
Có 2 cách đơn giản để mở tài khoản giao dịch trên sàn Hose, tìm hiểu để cân nhắc xem cách nào phù hợp và không hao tốn nhiều thời gian cũng như công sức của bạn.

Mở tài khoản trực tuyến
- Đăng ký trên website hoặc app của công ty thành viên trên sàn Hose.
- Hoàn thành thông tin trên hợp đồng trực tuyến.
- In bản cứng ra và gửi về địa chỉ công ty.
Mở tài khoản qua công ty môi giới
Mang giấy tờ cần thiết như: CMND, CCCD, tài khoản ngân hàng,… kèm theo bộ hồ sơ để tiến hành đăng ký trực tiếp tại trụ sở của các công ty thành viên.
Sàn Hose bán tối thiểu bao nhiêu cổ phiếu?
-
Với giao dịch khớp lệnh lô chẵn: cần mua tối thiểu 100 cổ phiếu đối với quỹ ETF và chứng chỉ quỹ đóng.
-
Khối lượng cổ phiếu giao dịch tối đa trên mỗi lệnh là 500.000 cổ phiếu ETF và chứng chỉ quỹ đóng.
-
Khối lượng cổ phiếu đối với giao dịch thỏa thuận là tối thiểu 20.000 cổ phiếu.

-
Đối với giao dịch thỏa thuận không có quy định về đơn vị giao dịch.
-
Đối với giao dịch cổ phiếu lẻ (trong khoảng từ 1 đến 9 cổ phiếu): giao dịch này được thực hiện giữa nhà đầu tư và công ty chứng khoán và giá cổ phiếu khi đó chỉ bằng 90% so với giá tham chiếu.
[Q&A] Những câu hỏi thường gặp về sàn Hose
