Bất kỳ một hình thức kinh doanh nào chúng ta luôn phải đối mặt với những rủi ro kinh doanh, dù rủi ro đó to hay nhỏ. Quan trọng là chúng ta đối mặt và giải quyết như nào. Bạn sẽ tìm cách chiến đấu tiếp hay là sẽ buông xuôi tất cả. Thì trong bài viết ngày hôm nay kinhtedautu sẽ chia sẻ cho bạn những loại rủi ro kinh doanh thường hay gặp phải cũng như chỉ cho bạn cách để tạo kế hoạch quản lý rủi ro một cách chi tiết nhất.
Rủi ro trong kinh doanh là gì?

Có thể hiểu rủi ro kinh doanh chính là mức thiệt hại của doanh nghiệp về tài chính, vốn đầu tư, về thị trường,… trong quá trình mà mình tiến hành kinh doanh. Và thường những doanh nghiệp sẽ phải đối mặt nhiều về rủi ro tài chính.
Đừng nghĩ rằng những doanh nghiệp mới bắt đầu đầu tư mới thường xuyên gặp rủi ro mà ngay cả những doanh nghiệp lâu năm cũng sẽ không tránh khỏi những rủi ro và sự cố trong quá trình kinh doanh.
Thực tế cho thấy rằng, những nhà tỷ phú thành công nhất trên thế giới họ luôn có những câu chuyện thất bại trong quá trình họ gây dựng sự nghiệp. Những trở ngại và những rủi ro trong kinh doanh, mọi thứ họ đều phải trải qua. Nhưng cách họ đối diện với những rủi ro đó là dám thử thách bản thân mình, không ngại đối đầu với những rủi ro và vượt qua nó một cách hoàn hảo.
9 Loại rủi ro trong kinh doanh chính mà bạn nên biết
Để đưa ra cho mình một kế hoạch hoàn hảo, thì trước tiên bạn phải biết được những loại rủi ro kinh doanh mà những nhà doanh nghiệp thường hay gặp phải đó là những rủi ro gì?
Rủi ro về vốn

Đây có thể coi là loại rủi ro thường xuyên xuất hiện nhất khi bạn đầu tư vào một cổ phiếu hay góp một phần vốn của mình vào cổ phần của công ty. Một quy luật đơn giản là nếu trường hợp công ty bạn hoạt động phát triển, thì bạn sẽ thu về vốn lời lãi theo tỷ lệ đóng góp ban đầu của bạn.
Ngược lại, nếu trường hợp công ty của bạn hoạt động thua lỗ thì số vốn góp vào ban đầu cũng sẽ bị ảnh hưởng không kém. Thậm chí, tệ nhất là bạn sẽ mất luôn số vốn đầu tư ban đầu.Vì vậy bạn hãy luôn theo dõi tình hình biến động của công ty và tìm cách cắt đi khoản số vốn bị lỗ theo mức thấp nhất có thể.
Rủi ro về tiền lời
Đây là loại rủi ro liên quan đến một loại hình thức chứng khoán gọi là trái phiếu. Trường hợp nếu tiền lời giảm thì các doanh nghiệp, công ty phát hành trái phiếu sẽ mua lại và tiến hành trái phiếu mới với mức giá thấp hơn. Hiểu đơn giản nếu trái phiếu đúng là của người chủ thì giá sẽ thấp hơn lúc mua vào.
Rủi ro về thị trường

Trong kinh doanh nếu gặp tình trạng thị trường không có sự mua bán giữa người bán và người mua thì tình trạng này gọi là rủi ro về thị trường. Ví dụ tình trạng bất động sản đã từng bị đóng băng trong một thời gian dài và không thể bán nổi một căn nhà. Và điều này bắt buộc những nhà kinh doanh phải đối mặt và chấp nhận sự thật này.
Rủi ro vật lý
Những trận hỏa hoạn, trộm cắp, phá hoại, thiệt hại về điện nước, …Những rủi ro liên quan đến nhân viên, tòa nhà của bạn hay tài sản của bạn sẽ được coi là rủi ro vật lý. Những thiệt hại liên quan đến chi phí sửa chữa hay là thay thế. Hoặc mọi rủi ro đều có thể dẫn đến chi phí pháp lý liên quan tới việc phải chịu trách nhiệm nào đó.
Và những cách bạn có thể quản lý về rủi ro vật lý:
- Hãy lắp các tính năng chống các rủi ro như báo cháy,khói,thoát hiểm, bình xịt chữa cháy, hệ thống phun nước để dập lửa,…
- Để tăng sự an toàn cho nhà bạn hãy thuê nhân viên bảo vệ hoặc có hệ thống báo trộm.
- Để bạn và nhân viên của bạn có được những kỹ năng thoát hiểm khi có rủi ro xấu nhất hoặc có trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra bằng cách diễn tập trước kỹ năng chữa cháy, phải biết các lối thoát hiểm…
- Nhận bảo hiểm
Rủi ro chiến lược
Rủi ro do chiến lược là khi bạn đã lên sẵn một kế hoạch thật hoàn hảo nhưng mọi thứ lại không như những gì bạn dự kiến. Nó có thể thay đổi và làm cho kế hoạch của bạn trở nên bị lạc hậu hơn. Nguyên nhân có thể là do quá trình tiến hành thực thi kém, thiếu tài nguyên. Hay do thay đổi của công nghệ, hoặc là sự xuất hiện của một đối thủ cạnh tranh có tiềm năng mới bước vào thị trường. Chi phí nguyên vật liệu tăng đột biến hoặc do nhu cầu của khách hàng cũng thay đổi..tất cả đều có thể là lý do khiến cho họa động kinh doanh của bạn xếp vào loại rủi ro gọi là rủi ro chiến lược.

Để tránh rủi ro này xảy ra, bạn hãy:
- Phân tích điểm mạnh, yếu của đối thủ cạnh tranh.
- Đặt ra KPIS và một mục tiêu ràng.
- Hãy xác định các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra, và nếu xảy ra bạn sẽ giải quyết nó như nào.
Rủi ro luật lệ
Kinh doanh sẽ có những luật lệ trong kinh doanh và nếu bạn là một doanh nghiệp, việc kinh doanh của bạn cũng cần phải tuân thủ theo các điều luật trong kinh doanh.
Luật pháp luôn thay đổi liên tục và doanh nghiệp của bạn cũng phải đối đầu với những thay đổi đó.Và khi bạn là doanh nghiệp mới thì bạn cũng phải tuân thủ theo những luật lệ mới trong kinh doanh mà trước đây chưa từng áp dụng.
Rủi ro con người
Rủi ro này có thể xuất phát từ nhân viên của bạn. Họ có thể tạo ra một số rủi ro làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn qua những hành vi của họ.Có thể là do họ không đủ năng lực hay không chịu tuân thủ một luật lệ nào đó của công ty bạn đề ra. Và việc bạn phải thực hiện nhằm hạn chế trước khi hợp tác với nhân viên của mình là hãy:
- Tiến hành tuyển nhân viên với một quy trình rõ ràng, mạnh mẽ, kiểm tra rõ lý lịch của nhân viên
- Đào tạo và chỉ dẫn nhân viên của bạn một cách nghiêm ngặt
- Mạng lưới hỗ trợ nhân viên của bạn phải đảm bảo tính bảo mật tuyệt đối,…
Rủi ro công nghệ
Đây là một trong những rủi ro thường gặp đối với doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh của mình. Mất điện dẫn đến quy trình hoạt động của công ty bị đình trệ so với dự kiến. Thiết bị thì không hoạt động, dữ liệu mất hoặc hỏng dữ liệu. Hay những cuộc tấn công mạng và những phần mềm độc hại. Tất cả những rủi ro này được gọi chung là rủi ro công nghệ.
Cách để bạn quản lý rủi ro này là hãy đảm bảo nguồn điện dự phòng của bạn luôn trong tình trạng sẵn sàng khi có sự cố mất điện xảy ra. Để chống những cuộc tấn công mạng hãy cài về tính năng, phần mềm chống virus…
Rủi ro tài chính

Mọi rủi ro như chi phí phát sinh hay giảm sút về doanh thu sẽ được gọi là những rủi ro tài chính. Những rủi ro này thường phản ánh về dòng tiền đang lưu thông và khả năng tổn thất về tài chính trong doanh nghiệp của bạn. Những rủi ro trong tài chính có thể dẫn đến việc bạn phải mất nguồn thu nhập,dòng tiền thì âm. Càng nghiêm trọng hơn là bạn có thể phải đối diện với tình cảnh là ngừng hoạt động kinh doanh của mình.
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong kinh doanh
Sau đây sẽ là một vài lý do và nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong kinh doanh mà doanh nghiệp thường hay gặp phải:

- Biến động về nhu cầu: Nếu như nhu cầu về sản phẩm có sự ổn định thì sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn hạn chế hình thành nên những rủi ro kinh doanh.
- Biến động về doanh số: Nếu sản phẩm của bạn có đầu ra ổn định, và bán chạy vượt doanh số thì chúc mừng là doanh nghiệp của bạn sẽ gặp ít rủi ro hơn so với những nhà doanh nghiệp khác có sự biến động về giá bán trên thị trường.
- Thời điểm phát triển của sản phẩm và chi phí: Đối với những nhà doanh nghiệp kinh mà danh trong lĩnh vực công nghệ hay dược phẩm. Thì đòi hỏi nhà doanh nghiệp đấy phải luôn thay đổi và cải tiến chất lượng của sản phẩm để đáp ứng và phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng và sự phát triển không ngừng của thị trường. Nếu doanh nghiệp của bạn không chú trọng đầu tư về vấn đề này, thì sản phẩm của bạn có thể bị lỗi thời nhanh chóng. Và việc bạn đối mặt với các rủi ro kinh doanh là điều không khó để gặp phải.Nghiêm trọng hơn là bạn có thể đối mặt với phá sản và thất bại.
- Quy mô về chi phí cố định: Có thể bạn sẽ phải gặp rủi ro cao khi vẫn giữ chi phí cố định ở mức độ cao trong khi nhu cầu thị hiếu của khách hàng thì đang giảm mạnh. Hãy linh hoạt điều chỉnh chi phí phù hợp với nhu cầu của thị trường để tránh các rủi ro trong kinh doanh. Đây được coi là đòn bẩy hoạt động trong kinh doanh.
Hướng dẫn tạo kế hoạch quản lý rủi ro chi tiết
Nhằm tránh có những rủi ro thấp nhất trong kinh doanh, thì bạn hãy lập sẵn một kế hoạch quản lý rủi ro một cách chi tiết. Đây là việc nên làm của một nhà doanh nghiệp khi có ý định bắt tay vào kinh doanh.
Bước 1: Xác định bối cảnh và môi trường kinh doanh
Ở bước này, bạn phải xác định rõ bối cảnh về kinh tế mà bạn mong muốn hướng đến. Bối cảnh bạn mong muốn là như nào? Ưu và nhược điểm trong môi trường kinh doanh mà bạn đang định hướng đến. Từ đó có thể nhận diện ra được những rủi ro tiềm tàng ẩn nấp và phân tích các nguy cơ.
Bước 2: Xác định những rủi ro tiềm ẩn
Hãy dành thời gian để xác định những rủi ro tiềm ẩn mà doanh nghiệp của bạn có thể sẽ gặp phải trong tương lai. Để từ đó phân tích và đưa ra hướng giải quyết. Có những rủi ro mà đôi khi bạn không thể lường trước được. vậy thì biện pháp trước mắt là phải hiểu rõ và nắm được tình hình kinh doanh của bạn ở hiện tại như thế nào, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động có trơn tru không? Cách thức vận hành của doanh nghiệp bạn có ok không? mỗi một môi trường, lĩnh vực kinh doanh sẽ xảy ra những rủi ro khác nhau. Vì vậy không thể áp dụng một cách đồng loạt các các rủi ro được.
Bước 3: Đánh giá rủi ro
Sau khi có thể xác định được rủi ro đó là gì? Bạn hãy tiến hành bước là phân tích xem khả năng mà các rủi ro có thể xảy ra.Hãy đặt ra các loạt câu hỏi như: Khả năng rủi ro đó xảy ra có cao hay không?Trước đây bạn đã từng gặp phải loại rủi ro này hay chưa? Nếu có thì mức độ thiệt hại của nó là bao nhiêu? Thời điểm mà rủi ro đó có thể xảy ra nhất là khi nào? Nguyên nhân gây ra đó là gì? Và từ đó phân loại, ưu tiên khẩn cấp những rủi ro nào cần giải quyết trước.
Bước 4: Xử lý những rủi ro trong kinh doanh
Sau khi đã ưu tiên được những rủi ro nào cần được giải quyết khẩn cấp, cần để đưa ra kế hoạch và phương án xử lý hợp ý.
Làm thế nào để giảm thiểu các rủi ro tiêu cực ở mức thấp nhất và tăng cường các cơ hội ? Hãy tạo ra các chiến lược nhằm giảm thiểu những rủi ro. Lên kế hoạch phòng ngừa sẵn và kế hoạch dự phòng để đối phó khi có rủi ro xảy ra.
Bước 5: Phân công trách nhiệm cho từng bộ phận trong công ty
Mỗi bộ phận trong công ty sẽ quản lý những mảng khác nhau. Khi có những rủi ro ứng với mỗi bộ phận nào thì bộ phận đó sẽ giải quyết. Vì đó là trách nhiệm của mỗi bộ phận. Họ sẽ có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá để dễ theo dõi và điều chỉnh cho phù hợp lại với kế hoạch.
Trên đây là những chia sẻ của kinhtedautu gửi đến các bạn đọc về khái niệm rủi ro kinh doanh và hướng dẫn cách tạo kế hoạch quản lý rủi ro. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp cho bạn có thể quản trị rủi ro kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Chúc cho công ty, doanh nghiệp của bạn luôn phát triển mạnh mẽ.