Sữa bột một mặt hàng kinh doanh ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển. Nhiều nhà kinh doanh đã thành công trong ngành này. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp vẫn thất bại do gặp phải một số rủi ro khi kinh doanh sữa thật không đáng có. Vậy những rủi ro đó là gì, hãy cùng kinhtedautu chỉ ra cho bạn cũng như đưa ra cho bạn những cách khắc phục để giúp bạn thành công với ngành này ở trong bài viết sau nhé!
5 Rủi ro khi kinh doanh sữa làm bạn mất tiền oan

Kinh doanh sữa một mặt hàng phù hợp với những đối tượng khác nhau: Trẻ nhỏ, người già, trẻ còn đang trong giai đoạn phát triển, người gầy, thiếu dinh dưỡng,…Có thể coi đây là mặt hàng có tiềm năng phát triển, đáp ứng được nhu cầu của thị trường với những mặt hàng sữa khác nhau.
Song song bên cạnh những cơ hội phát triển vẫn luôn tồn tại những mặt rủi ro nhất định. Dưới đây là 5 lý do phổ biến nhất mà những nhà doanh nghiệp thường hay mắc phải khi kinh doanh sữa.
Lựa chọn mặt bằng không thực sự phù hợp
Như đã nói ở trên, mặt hàng sữa sẽ phù hợp với rất nhiều đối tượng khác nhau như: Người già, trẻ nhỏ, người thiếu dinh dưỡng, người gầy,…Khách hàng thường có xu hướng mua ở những nơi đã có độ uy tín lâu năm, và được nhiều người giới thiệu.
Với một dân bán mới chân ướt chân ráo bước vào lĩnh vực kinh doanh sữa khô sẽ khó chiếm được ưu thế so với những cửa hàng lâu năm. Vì vậy trong trường hợp này lời khuyên khi kinh doanh sữa sẽ không phù hợp để áp dụng câu cho câu“buôn có bạn, bán có phường”. Mà nó chỉ phù hợp để áp dụng cho thời trang, mỹ phẩm,thức ăn đồ uống,…
Thói quen mua sữa của khách hàng sẽ thường rơi vào những lúc tan tầm hoặc là tiện thể trên đường về làm. Cho nên nếu cửa hàng của bạn nằm ở chiều ngược lại sẽ khá là đáng tiếc. Vì sự bất tiện này có thể bạn sẽ bị mất đi một lượng khách hàng kha khá. Cộng thêm một chi tiết nữa là nếu cửa hàng của bạn không có chỗ đỗ xe, khách hàng sẽ khó để dừng xe và ghé vào cửa hàng bạn. Vì vậy hãy chọn mặt bằng rộng vừa có chỗ để xe để có thể kéo khách hàng về hơn nhé!
Chưa nghiên cứu kỹ nhu cầu của khách hàng trong khu vực
Mặt hàng này luôn đòi hỏi về độ uy tín và chất lượng sữa. Mặc dù bạn có được mặt bằng tốt nhưng nếu không biết cách xác định nhu cầu mua sắm mặt hàng này của khách hàng thì cũng là lý do dẫn đến thất bại, rủi ro kinh doanh mặt hàng sữa.
Bạn hãy nên hướng đến việc mở cửa hàng ở những nơi đông dân cư, khu vực có dân cư tri thức và thu nhập cao. Lý do là bởi vì những người này họ luôn hướng đến những mặt hàng sữa có dinh dưỡng cao và đi đôi với đó là giá cả sản phẩm cũng cao hơn. Vậy nên nếu cửa hàng của bạn không bán những sửa đáp ứng được khách hàng tị đây thì có thể cửa hàng bạn sẽ khó có khách ghé thăm.
Ngược lại, với những vùng nông thôn có thể thu nhập của họ không cao như thành phố để hướng đến những sản phẩm đắt giá. Tuy nhiên không vì thế mà bạn không trung thực và và bất đạo đức trong quá trình bán hàng.
Vì ngay cả khi ở nông thôn dù điều kiện họ không bằng so với những chỗ phát triển như thành phố. Nhưng họ vẫn nhận ra và có sự hiểu biết nhất định về sữa. Sẽ khá phù hợp để kinh doanh những mặt hàng sữa có giá trị dinh dưỡng vừa đủ, giá cả phải chăng ở nơi đây.
Nguồn hàng bạn chọn chưa chất lượng
Bạn có thể nhập sữa bằng 2 hình thức là hằng xách tay từ nước ngoài và nhập hàng từ các nhà phân phối tại Việt Nam. Với những mặt hàng nhập ngoại quốc, bạn hãy tận dụng những mối quan hệ từ người thân bạn quen biết sinh sống tại nước ngoài để có mối nhập về giúp. Hoặc bạn có thể nhập hàng về Việt Nam thông qua những nhân viên hàng không của Việt Nam mình.

Hàng nhập về từ nước ngoài thường được đánh giá chất lượng, hàng thật. Vì những hàng được nhập về tại nước khác như Nhật Bản, Hoa Kỳ,…phải được kiểm chứng chất lượng sản phẩm mới được đem bán. Vì vậy, điểm cộng mà bạn có được là sản phẩm uy tín chất lượng bạn đã có sẵn. Việc của bạn là sử dụng chiến lược Marketing hay bằng cách nào đó để kéo khách hàng về gian hàng của mình.
Ngược lại, những mặt hàng nhập tại các nhà phân phối ở Việt Nam tuy đơn giản, nhưng về chất lượng hàng sẽ không được đánh giá cao soi với việc nhập hàng từ nước ngoài về. Trường hợp tệ là bạn có thể mua về hàng nhái, điều này vừa làm mất đi uy tín của cửa hàng, thậm chí bạn sẽ không thể bán hàng chạy, khiến bạn tồn hàng nhiều và có thể dẫn đến phá sản.
Vì vậy, để tránh rủi ro khi kinh doanh sữa, khi nhập hàng bạn hãy đảm bảo 3 yếu tố sau: Lượng tiêu thụ tốt, chất lượng tốt và sữa được chiết khấu từ nguồn cung cao nhất. Đảm bảo được 3 yếu tố này bạn sẽ có được chất lượng sữa tốt nhất, sản phẩm sẽ bán chạy, được đông đảo khách hàng lựa chọn tin dùng.
Nhập hàng với số lượng quá lớn
Sữa thuộc loại mặt hàng có hạn sử dụng trong thời kỳ ngắn hạn, cho nên bạn cần phải tiêu nhanh chóng đối với mặt hàng này. Vì vậy, lời khuyên là bạn không nên nhập về với số lượng quá lớn để tránh trường hợp xấu là bị tồn kho. Điêu bày vừa khiến bạn bị mất số vốn lớn mà phải đau đầu khi phải tìm cách giải quyết số lượng sữa bị hết hạn sử dụng này.

Hiện trên thị trường có phần mềm Abit giúp bạn quản lý, theo dõi được hàng mới nhập về. Điều đặc biệt nữa ở phần mềm này là hệ thống sẽ cảnh báo cho bạn biết những mặt hàng nào sắp đến kỳ hết hạn. Việc cảnh báo này sẽ giúp bạn chủ động hơn và tìm kế hoạch đẩy hàng tồn kho sớm hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng chỉ nên nhập hàng về vừa phải và chia ra nhiều đợt để nhập.
Chiến lược định giá sản phẩm chưa đúng
Nếu bạn tìm được nguồn hàng uy tín, chất lượng, thì chắc gì trên thị trường đối thủ của bạn không tìm được mặt hàng uy tín chất lượng như vây. Bán bán ra sữa với giá thấp và đối thủ của bạn cũng có thể bán được với giá chừng ấy tiền. Vậy thì phải làm sao để bán được sữa mà khỏi cần phải đầu trong việc định giá sản phẩm. Khi kinh doanh sữa, khách hàng thường sẽ chú ý đến 2 yếu tố: Giá, lòng tin.
Việc bạn hạ giá sản phẩm, đây chỉ được coi là phương án mang tính chất tạm thời. Vì thế đây không phải là lời khuyên tối ưu nhất. Thay vì chỉ tập trung về giá, bạn hãy tập trung và tìm cách để quảng cáo về sản phẩm của mình nhằm giúp khách hàng nhận diện và tìm đến sản phẩm của mình nhiều hơn.
5 “Tuyệt chiêu” khắc phục rủi ro khi kinh doanh sữa để bạn chinh phục thành công
Sau khi biết được những rủi ro khi kinh doanh sữa là gì, chắc chắn bạn sẽ muốn biết vậy phải làm thế nào để giải quyết và hạn chế được rủi ro dẫn đến thất bại khi kinh doanh sữa.
Lập bảng kế hoạch chi tiết

Ngay khi bạn có ý định kinh doanh sữa thì hãy lập cho mình một bản kế hoạch chi tiết, rõ ràng. Trong quá trình chính thức bắt tay vào làm, sẽ có những rủi ro xảy đến với mà trước đó nó không hề nằm trong dự tính của bạn.Nhưng bạn vẫn cần phải xác định rõ được những yếu tố sau:
- Nguồn hàng nhập về
- Mặt bằng
- Đối tượng mục tiêu hướng đến của bạn là gì
- Những trang thiết bị phục vụ cho quá trình bán hàng,…
Xác định rõ ràng và cụ thể nguồn vốn đầu tư
Các chi phí bạn cần lưu tâm: Khoản dự phòng là điều bạn không thể bỏ qua, đây là khoản bạn nhất định phải có để bạn có thể xoay vốn vòng khi gặp trường hợp xấu nhất. Phí thuê mặt bằng, phí thuê nhân công lắp đặt trang thiết bị, phí trả lương cho nhân viên,…
Tiếp theo hãy ước tính một lượng giá, con số cụ thể cho từng loại phí để bạn có sự chuẩn bị tốt nhất khi bắt tay vào kinh doanh sữa.
Trang trí cửa hàng một trong những yếu tố quan trọng

Nghiên cứu kỹ nguồn hàng bạn cần nhập
Như đã nói ở phần trên, hãy áp dụng những mối quan hệ có được tại nước ngoài để nhập được những mặt hàng sữa có độ uy tín, chất lượng cao. Điều này sẽ giúp bạn gia tăng độ uy tín của mình và giúp bạn tự tin giới thiệu sản phẩm đến tay người dùng.
Chọn sản phẩm phù hợp nhu cầu khách hàng mục tiêu
Có nhiều dạng sữa bạn có thể lựa chọn kinh doanh: Dạng bột, sữa đặc, sữa chua,… Mỗi loại sữa sẽ có kỳ hạn sử dụng và yêu cầu bảo quản khác nhau. Vì vậy mà bạn hãy lựa chọn sản phẩm phù hợp với mô hình kinh doanh của quán nhất. Hãy lưu ý đến yếu tố về số lượng hàng nhập về vừa phải, điển hình là từ sản phẩm dạng sữa tươi, sữa chua. Đây là dạng mặt hàng sữa có thời hạn sử dụng rất nhanh.
[Q&A] Những câu hỏi thường gặp khi kinh doanh sữa mà bạn nên biết
Mình nên giải quyết hàng tồn kho như nào?
Thường những mặt hàng sữa chua, sữa tươi sẽ có kỳ hạn sử dụng chỉ trong vài ngày,…vậy nên bạn hãy nhập số lượng vừa đủ, không nên nhập với số lượng quá nhiều. Khi sản phẩm sắp hết hạn hãy áp dụng phương pháp mua giảm giá để tránh tồn kho nhiều.
Còn với dòng sữa bột, thời hạn sử dụng sẽ lâu hơn với 2 loại trên. Vì mặt hàng này giá thành bán ra khá cao so với loại sữa khác.
Ngoài mở cửa hàng sữa, ta nên bán kèm thêm những mặt hàng khác nào nữa?
Câu trả lời là có bạn nhé! Bạn bán càng nhiều mặt hàng thì sẽ thu về lợi nhuận nhiều hơn. Nhưng bạn hãy lựa chọn những mặt hàng tương đồng, có liên quan như: Kem, các loại nước uống giải khát khác,…
Trên đây là những chia sẻ của kinhtedautu về những rủi ro khi kinh doanh sữa mà các nhà doanh nghiệp thường mắc phải. Hy vọng với chia sẻ trên sẽ giúp cho bạn biết được cách khắc phục rủi ro như đã gợi ý ở trên và chúc bạn làm ăn phát đạt với mặt hàng này. Đừng quên theo dõi chúng tôi để nhận thêm những bài đọc hay và hữu ích nhé!