Warning: Undefined array key "options" in /home/guoversi/kinhtedautu.vn/wp-content/plugins/elementor-pro/modules/theme-builder/widgets/site-logo.php on line 192
Những yếu tố quan trọng về phân tích cơ bản chứng khoán
  • Chứng Khoán
  • Đầu Tư
  • Tài Chính Cá Nhân
  • Tiết Kiệm & Chi Tiêu
  • Liên Hệ
Menu
  • Chứng Khoán
  • Đầu Tư
  • Tài Chính Cá Nhân
  • Tiết Kiệm & Chi Tiêu
  • Liên Hệ
Home Chứng Khoán

Phân tích cơ bản chứng khoán là gì? Những yếu tố quan trọng khi phân tích cơ bản chứng khoán mà bạn nên biết!

Kinh Tế Đầu Tư by Kinh Tế Đầu Tư
Tháng Mười 14, 2022
in Chứng Khoán
0
Những yếu tố quan trọng về phân tích cơ bản chứng khoán

Những yếu tố quan trọng về phân tích cơ bản chứng khoán

0
SHARES
0
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Phân tích cơ bản chứng khoán đã được một số chuyên gia chứng khoán như Warren Buffett, Peter Lynch,..áp dụng và thành công rực rỡ. Đây được xem là phương pháp cổ điển và lâu đời nhất trong thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng am hiểu và biết cách áp dụng phương pháp này, nhất là những nhà đầu tư mới. Vậy phân tích cơ bản chứng khoán nên được áp dụng như thế nào để cho hiệu quả tốt nhất? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Kinh tế đầu tư nhé.

Mục Lục

  1. Khái niệm phân tích cơ bản chứng khoán
  2. Những ai nên phân tích cơ bản chứng khoán?
  3. 2 Cách tiếp cận thị trường khi phân tích cơ bản chứng khoán
    1. Phân tích định tính
      1. Kỳ vọng ngành
      2. Mô hình kinh doanh
      3. Lợi thế cạnh tranh
      4. Yếu tố rủi ro
      5. Ban lãnh đạo và quản trị
    2. Phân tích định lượng
      1. Doanh thu và lợi nhuận
      2. Tài sản và nguồn vốn
      3. Dòng tiền
      4. Chỉ số giá thị trường
  4. Phân tích cơ bản chứng khoán có những ưu điểm và nhược điểm gì?
    1. Ưu điểm
    2. Nhược điểm
  5. Một số ví dụ về chỉ số ngành cụ thể
    1. Ví dụ chỉ số ngành bán lẻ
    2. Chỉ số ngành công nghiệp dầu khí

Khái niệm phân tích cơ bản chứng khoán

Khái niệm phân tích cơ bản chứng khoán
Khái niệm phân tích cơ bản chứng khoán

Phân tích cơ bản chứng khoán, có tên tiếng anh là Fundamental analysis, là phương pháp được áp dụng để phân tích giá trị nội tại của chứng khoán. Phương pháp này được tiến hành dựa trên việc đánh giá các yếu tố phản ánh tình hình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp từ đó dự đoán những triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng cần phân tích để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu như kinh tế vĩ mô và vĩ mô.

Những ai nên phân tích cơ bản chứng khoán?

Những ai nên phân tích cơ bản chứng khoán?
Những ai nên phân tích cơ bản chứng khoán?

Ai nên phân tích cơ bản chứng khoán? Câu trả lời sẽ là phương pháp này sinh ra dành cho những nhà đầu tư có tư duy và tầm nhìn dài hạn. Áp dụng phương pháp này, nhà đầu tư không cần theo dõi biểu đồ chứng khoán, bảng điện mỗi ngày. Những biến động ngắn hạn thường không ảnh hưởng đến nhà đầu tư đặt kỳ vọng dài hạn vào cổ phiếu hay áp dụng phương pháp phân tích cơ bản chứng khoán.

2 Cách tiếp cận thị trường khi phân tích cơ bản chứng khoán

2 Cách tiếp cận thị trường khi phân tích cơ bản chứng khoán
2 Cách tiếp cận thị trường khi phân tích cơ bản chứng khoán

Khi áp dụng phương pháp phân tích cơ bản chứng khoán, các yếu tố như tài chính, kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận, nợ,…Những yếu tố này sẽ được chia thành 2 loại chính là phân tích định tính và phân tích định lượng.

Phân tích định tính

Yếu tố định tính có tên tiếng anh là qualitative, được xem là những yếu tố không thể tính toán một cách cụ thể mà chỉ được đánh giá qua quan điểm cá nhân của nhà đầu tư. Những quan điểm này bao gồm:

Kỳ vọng ngành

Kỳ vọng ngành được hiểu là ngành mà doanh nghiệp chọn kinh doanh phải có triển vọng trong tương lai để tạo điều kiện cho doanh nghiệp đó phát triển bền vững trong những năm tới.

Mô hình kinh doanh

Yếu tố về mô hình kinh doanh là khác nhau ở mỗi doanh nghiệp, phân tích yếu tố này giúp nhà đầu tư hiểu rõ lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và từ đó có quyết định đầu tư đúng đắn.

Lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thường phụ thuộc vào chi phí sản xuất thấp, lợi thế về thương hiệu, quy mô kinh doanh, khả năng đàm phán và huy động vốn. Nếu những lợi thế này hoạt động và phát triển bền vững thì đây là doanh nghiệp đáng để đầu tư.

Yếu tố rủi ro

Những rủi ro từ kinh tế vĩ mô và chu kỳ kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Đây là điều không thể tránh khỏi. Vì thế doanh nghiệp cần đưa ra những biện pháp quản trị hợp lý, từ đó giúp công ty phát triển bền vững.

Ban lãnh đạo và quản trị

Tầm nhìn dài hạn và cam kết cùng phát triển với cổ đông chính là yếu tố quan trọng của ban lãnh đạo đáng tin cậy.

Phân tích định lượng

Khác với nhân tố định tính, nhân tố định lượng là những tiêu chí được thể hiện trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp và những nhân tố này bao gồm:

Doanh thu và lợi nhuận

Sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, tỷ suất sinh lời ROA, ROE, ROIC, biên lợi nhuận ròng, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) và các khoản thu nhập bất thường. Những chỉ số này thể hiện khả năng sinh lợi của công ty trong hoạt động kinh doanh. Với con số (%) phù hợp, nhà đầu tư có thể tìm được những cổ phiếu cơ bản tốt và sinh lời bền vững.

Tài sản và nguồn vốn

Bao gồm cấu trúc vốn, cơ cấu tài sản, vốn lưu động, tỷ lệ vay nợ, tiền mặt, hệ số thanh toán. Dựa vào số vốn, số tài sản của doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể nhận biết được sức mạnh nội tại của công ty mình chọn lựa.

Đối với những công ty, tập đoàn có lượng vốn lớn, họ có thể chiếm ưu thế hơn so với các công ty trong ngành bằng việc rót vốn đầu tư, đẩy mạnh kinh doanh, sản xuất và phát triển sản phẩm. Giá cổ phiếu của những công ty này cũng sẽ tăng một cách bền vững khi có được lòng tin của nhà đầu tư.

Dòng tiền

Dòng tiền tự do, chính sách cổ tức, chi phí vốn CAPEX. Xác định được sự lưu chuyển của dòng tiền giúp nhà đầu tư nắm được phạm vi hoạt động cũng như kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp và từ đó đưa ra quyết định phù hợp.

Chỉ số giá thị trường

P/E và P/B, 2 chỉ số này giúp nhà đầu tư tìm được những cổ phiếu của công ty tiềm năng nhưng đang bị định giá thấp hơn so với giá trị thực. Qua đó, bạn có thể đưa ra quyết định giao dịch phù hợp và thu được lợi nhuận lớn.

Phân tích cơ bản chứng khoán có những ưu điểm và nhược điểm gì?

Phân tích cơ bản chứng khoán có những ưu điểm và nhược điểm gì?
Phân tích cơ bản chứng khoán có những ưu điểm và nhược điểm gì?

Phân tích cơ bản chứng khoán cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, cụ thể như sau:

Ưu điểm

Phương pháp phân tích cơ bản chứng khoán có một số ưu điểm sau:

  • Đây là phương pháp phân tích hỗ trợ nhà đầu tư tìm được cổ phiếu tiềm năng trong dài hạn.
  • Giúp nhà đầu tư đánh giá được giá trị nội tại của công ty dựa vào các yếu tố định lượng và định tính.

Nhược điểm

Tuy nhiên, phương pháp phân tích cơ bản chứng khoán này cũng tồn tại một số nhược điểm như:

  • Mất nhiều thời gian để đánh giá và phân tích do khối lượng thông tin đầu vào lớn.
  • Dễ bị tác động bởi yếu tố chủ quan, các tin tức giả, thổi phồng sẽ khiến nhà đầu tư đưa ra phân tích sai lầm.
  • Nắm giữ cổ phiếu trong dài hạn sẽ gặp phải rủi ro về kinh tế vĩ mô như: Khủng hoảng kinh tế, lạm phát,…
  • Dễ thất bại nếu không quản lý tốt cảm xúc của bản thân.

Một số ví dụ về chỉ số ngành cụ thể

Một số ví dụ về chỉ số ngành cụ thể
Một số ví dụ về chỉ số ngành cụ thể

Ví dụ chỉ số ngành bán lẻ

Một số ví dụ về chỉ số ngành bán lẻ:

  • Tổng số cửa hàng
  • Doanh số trung bình trên mỗi cửa hàng
  • Tổng doanh số bán hàng trên mỗi mét vuông
  • Biên lợi nhuận bán hàng
  • Tỷ lệ cửa hàng sở hữu và cửa hàng nhượng quyền

Chỉ số ngành công nghiệp dầu khí

Một số ví dụ về chỉ số ngành công nghiệp dầu khí:

  • Tỷ lệ doanh thu của dầu và khí thiên nhiên
  • Chi phí thăm dò địa chất
  • Số dư đầu kỳ của dầu
  • Quỹ dự trữ phát triển
  • Tổng sản lượng tăng trưởng

Qua bài viết này, Kinh tế đầu tư đã chia sẻ đến bạn “tất tần tật” về phân tích cơ bản chứng khoán, một phương pháp phân tích cổ điển và tồn tại lâu đời với những hiệu quả đã được công nhận bởi những chuyên gia. Mong rằng những chia sẻ này sẽ là hành trang hữu ích cho bạn khi tham gia vào thị trường chứng khoán.

Previous Post

Nghề làm sale chứng khoán ở Việt Nam và câu hỏi “Có nên làm sale chứng khoán?”

Next Post

Đầu tư tăng trưởng là gì? Từ a – z về phương pháp đầu tư tăng trưởng

Kinh Tế Đầu Tư

Kinh Tế Đầu Tư

Next Post
“Tất tần tật” về phương pháp đầu tư tăng trưởng

Đầu tư tăng trưởng là gì? Từ a - z về phương pháp đầu tư tăng trưởng

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Recent Posts

  • Ý tưởng quà tặng cho Ngày của Cha thật độc đáo và ấn tượng
  • Ý tưởng kinh doanh vốn nhỏ dành cho người mới bắt đầu –
  • Ý nghĩa của Tết Nguyên đán
  • Ý nghĩa của ngày lễ Thất tịch trong văn hóa phương Đông
  • Ý nghĩa của Halloween phía sau câu chuyện về anh chàng Jack!

Recent Comments

  1. Bật mí kinh nghiệm đầu tư đất nền dự án hiệu quả năm 2023 - Kinh Tế Đầu Tư trong 5 bí quyết đầu tư đất nền hiệu quả dành cho nhà đầu tư F0
  2. Bất động sản và các biến động lớn 2020 - Kinh Tế Đầu Tư trong Có nên mua đất thời điểm này không và những điều cần lưu ý 
  3. 7 cách đầu tư đất nền hiệu quả, an toàn và sinh lời cao - Kinh Tế Đầu Tư trong Đầu tư đất nền tuyệt đối không thể bỏ qua những lưu ý này
  4. Ý tưởng quà tặng cho ngày của cha bạn có thể “bỏ túi” - Kinh Tế Đầu Tư trong Ý nghĩa chiến dịch Điện Biên Phủ và những giá trị thời đại
  5. Ý nghĩa Tết Nguyên Đán đối với người con Việt   - Kinh Tế Đầu Tư trong Mâm ngũ quả ngày tết gồm những gì?

KINH TẾ ĐẦU TƯ
Chuyên trang cung cấp tin tức đầu tư hàng đầu

  • Địa chỉ: 44 Đặng Văn Ngữ, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TPHCM

VỀ CHÚNG TÔI

  • Hoạt Động Đầu Tư
  • Quỹ Bất Động Sản
  • Báo Chí
  • Tư Vấn

CHÍNH SÁCH

  • Điều Khoản Và Điều Kiện
  • Chính Sách Bảo Mật Thông Tin

CHỨNG NHẬN