Hiện nay, đầu tư vào các mô hình bất động sản đang là xu hướng; bởi chúng có thể mang lại nguồn lợi hấp dẫn. Tuy nhiên để làm được điều này, bạn cần phân biệt rõ đâu là dự án tiềm năng và đâu là dự án bất động sản ma gây tiền mất tật mang. Hy vọng những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra lựa chọn đúng đắn khi đầu tư.
Dự án bất động sản ma được hiểu như thế nào?
Dự án ma là những dự án không có thật; chúng chỉ tồn tại trên giấy, chưa được bất kỳ cơ quan chức năng nào phê duyệt. Một trường hợp khác là những dự án đã được các cơ quan chức năng cấp phép xây dựng; nhưng lại không đủ điều kiện bán. Tất cả những dự án này đều không được phép thực hiện giao dịch; mà chỉ do những kẻ có mục đích trục lợi tiến hành mua bán trái phép.
Dự án ma không còn là cụm từ xa lạ đối với người dân; nhưng chúng vẫn tồn tại tràn lan bất chấp các quy định pháp luật. Có cầu ắt có cung, khi người dân vẫn chấp nhận mua những căn hộ chưa hình thành; thì các dự án ma vẫn sẽ còn tồn tại. Việc này có thể bắt nguồn từ nhóm bộ phận người dân không am hiểu pháp lý; chỉ nghe chiêu trò tiếp thị. Hoặc cũng có thể là ham lời, ham rẻ; để dính vào chiêu trò lừa đảo của những “chủ đầu tư”; khi công ty có trụ sở là tòa cao ốc chọc trời, quy mô lớn và nhân viên chuyên nghiệp.
Thị trường bất động sản chưa bao giờ hết nóng, nhiều nhà đầu tư vì thấy lợi nhuận khổng lồ mà bất chấp tính pháp lý của dự án. Họ mua sau đó bán trao tay ngay cho người khác với tâm lý “lướt sóng”; ăn lãi ngay khi mua. Do đó, họ không quan tâm dự án có thật hay không; mà chỉ để ý lợi nhuận. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều nhà đầu tư sụp đổ khi lăn xả vào đầu tư bất động sản.
Chiêu bài nhu cầu đầu tư lớn, cơ hội sinh lợi cao
Các dự án ma tập trung nhiều tại TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh Đông Nam bộ như: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương,… Trước hết là do nhu cầu đất nền tại những địa bàn này rất lớn. Thị trường có cầu thì tất yếu dẫn đến cung nhưng nhu cầu mua để ở chỉ chiếm khoảng 10%; còn lại là mua để đầu tư, lướt sóng. Yếu tố tác động thứ hai là quy hoạch hạ tầng kéo theo sự kỳ vọng dẫn đến các cơn sốt đất nền. Những nghiên cứu từ nhiều quốc gia cho thấy, đất đai cách trung tâm thành phố lớn và kinh tế sôi động như TP. Hồ Chí Minh đều có những tiềm năng nhất định về đầu tư sinh lợi.
Một chiêu thức quen thuộc của những doanh nghiệp kinh doanh dự án ma là họ thường tổ chức mạng lưới nhân viên sale, môi giới riêng. Tuy nhiên cũng có huy động thêm người thân quen, bạn bè,… đến tham gia các sự kiện để tạo hiệu ứng đám đông nhằm gây tiếng vang. Vì thế, nhiều người đã vì thiếu hiểu biết và hám lợi đã mắc bẫy lao vào. Bên cạnh đó cũng phải thấy rằng, nhiều vụ việc kéo dài từ năm này sang năm khác còn có phần nguyên nhân do chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng can thiệp chưa kịp thời. Từ đó, các doanh nghiệp trên cứ được đà làm tới và khách hàng lại tiếp tục “giao trứng cho ác”.
Chiêu trò gom đất làm “dự án ma”
Thông tin nổi bật nhất thị trường bất động sản các tháng đầu năm là hàng loạt địa phương như: Hà Nội, Bình Phước, Lâm Đồng,… tạm dừng phân lô, tách thửa đối với các thửa đất liên quan tới đất nông nghiệp. Bởi hành vi mua gom đất, sau đó tự ý chia thành các lô nhỏ, rao bán với các tên gọi dự án, khu nhà ở,… Điều này không chỉ gây nhiễu loạn thị trường, mà còn khiến nhiều người dân mắc bẫy “dự án ma”.
Tạo khan hiếm giả, tạo “sốt ảo”, đánh vào lòng tham là những chiêu trò các môi giới đã đưa ra để dụ dỗ khách hàng mua dự án ma. Bản chất đó là những thửa đất có lẫn đất ở, đất rừng, đất nông nghiệp do một cá nhân hoặc tổ chức đứng ra mua gom. Sau đó lợi dụng quy định cho phép phân lô, tách thửa để chia nhỏ bán cho khách hàng; dù nhiều lô chưa hề được cấp sổ đỏ. Một số nạn nhân chia sẻ, họ đã vội vàng trả hết tiền; mà không hề kiểm tra lại tính pháp lý của dự án.
Ghi nhận từ thị trường cho thấy, khoảng 4 năm trở lại đây, tình trạng phân lô, tách thửa, tự ý quảng cáo là dự án nhà ở; dù chưa hề có sự cấp phép từ phía cơ quan chức năng đã và đang diễn ra rầm rộ tại hàng loạt địa phương.
“Của rẻ là của ôi”: Mua cổ phiếu dự án bất động sản ma
Đầu tư cổ phiếu nói chung và cổ phiếu bất động sản nói riêng nếu chỉ dựa vào yếu tố rẻ mà không cân nhắc các yêu tố khác; thì nhà đầu tư có khả năng đang đi “hốt rác” nếu gặp phải doanh nghiệp có tình hình tài chính bết bát.
Trong khoảng thời gian khi đại dịch Covid-19 là thách thức chung với nền kinh tế và thị trường bất động sản. Hầu hết các doanh nghiệp bất động sản đều đối diện với khó khăn; khi nhiều dự án vẫn đang bị tắc nghẽn. Nhiều nguồn cung bị sụt giảm, thị trường trầm lắng do tâm lý e dè của các nhà đầu tư.
>>> Dự đoán thị trường nhà đất 2020 sẽ dịch chuyển ra sao?
Khổ vì hồ sơ tách thửa tại huyện Hóc Môn bị “ngâm”
Chủ tịch UBND TP.HCM vừa giao Công an điều tra, xử lý nhiều hồ sơ do có dấu hiệu sai phạm; trong vụ 1.392 hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất bị “ngâm” ở huyện Hóc Môn.
Nhiều xã tại huyện Hóc Môn có các khu đất nằm trong 1.392 hồ sơ đang bị tạm ngưng giao dịch; không cho xây dựng như xã Đông Thạnh, Thới Tam Thôn, Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Sơn, Tân Thới Nhì,… Đây là những nơi thường xuyên “nóng”; vì đơn khiếu nại của người dân yêu cầu giải quyết dứt điểm vụ việc.
Dự án bất động sản ma: Vốn ngoại vào BĐS tăng 400%
Tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 21,20 tỷ USD, bằng 81,1% so với cùng kỳ.
Bộ Xây dựng cho biết, trong nhiều năm trở lại đây, bất động sản luôn đứng thứ hai trong danh sách các lĩnh vực thu hút nguồn vốn FDI; sau lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo,… Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì vốn đăng ký đầu tư trong lĩnh vực bất động sản chỉ đạt gần 3,2 tỷ USD; chiếm khoảng 15% tổng vốn FDI đăng ký mới.
Những quan ngại dòng vốn từ NĐT Trung Quốc chảy mạnh vào Việt Nam
Trung Quốc có 294 dự án đầu tư mới được cấp phép với tổng vốn đăng ký là hơn 1,34 tỷ USD; 108 dự án đang hoạt động tăng thêm vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm hơn 474 triệu USD; cùng 761 lượt dự án góp vốn mua cổ phần với hơn 353 triệu USD. Như vậy, nguồn vốn đầu tư Trung Quốc cam kết vào Việt Nam đạt hơn 2,16 tỷ USD. Tính lũy kế các dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đến nay đạt hơn 18,1 tỷ USD; với 3.087 dự án đầu tư, trở thành nguồn đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 tại Việt Nam.
Mặc dù sự gia tăng dòng vốn của Trung Quốc vào Việt Nam là tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo ngại việc nhà đầu tư Trung Quốc mua lại doanh nghiệp; dự án bất động sản đặc biệt tại Việt Nam tạo nhiều rủi ro.
Môi giới nhà đất “chạy” hết mình sau một năm “hết hồn”
Thị trường bất động sản dạo gần đây bắt đầu có những dấu hiệu hồi phục tích cực hơn. Đây cũng là thời điểm nhiều môi giới bất động sản nỗ lực bán hàng; mong vớt vát lại một năm gần như “mất trắng” do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 đã qua.
Đến nay, nhiều nhà môi giới bất động sản vẫn còn rùng mình khi nhớ lại những tháng ngày bị tàn phá bởi dịch bệnh. Không bán được nhà, họ phải linh hoạt làm thêm các công việc tay trái để tồn tại. Nhiều người chọn bán hàng online, chạy xe công nghệ, giao hàng,… Tuy thu nhập không thể sánh với hoa hồng từ việc bán bất động sản; nhưng đó là cách mà môi giới xoay sở để bám trụ với nghề trong giai đoạn khó khăn.
Truy cập đường dẫn để xem nhiều tin Thị trường bất động sản của Kinhtedautu.vn bạn nhé!!!
Comments 2