“Đầu xuôi đuôi lọt”, muốn có một năm như ý thì phải có một khởi đầu tốt đẹp; đầu năm mới khai xuân, rước lộc vào nhà vận một năm hanh thông, thuận lợi. Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nhâm Dần 2023, mùng 1 Tết nên làm gì để cả năm may mắn?
Những kiêng kỵ trong ngày Tết Nhâm Dần 2023
Kiêng để người nặng vía vào xông đất ngày mùng 1 Tết
Người Việt quan niệm mùng 1 là ngày “khai trương” hanh thông cho cả năm; nên vị khách đầu tiên ghé thăm nhà rất quan trọng. Đó phải là người hợp tuổi, hợp mệnh, vui vẻ, xởi lởi. Ngược lại, nếu gặp phải người nặng vía thì dễ mang đến nhiều rủi ro, bất trắc.
Kiêng quét nhà trong ngày mùng 1 Tết Nhâm Dần 2023
Quét nhà được cho rằng sẽ đuổi tài lộc ra khỏi cửa, đổ rác đi thì thần Tài cũng đi mất. Nếu muốn thì cũng chỉ quét vào góc nhà chứ không được hất ra khỏi cửa hoặc đem đi đổ.
Kiêng làm vỡ đồ đạc trong ngày đầu năm
Sự đổ vỡ gây liên tưởng đến sự chia ly, đổ vỡ trong gia đình. Vì thế ngày mùng 1 Tết Nhâm Dần 2023 mọi người nên rất cẩn trọng không làm vỡ đồ đạc như chén, ly, gương,… để tránh xui xẻo.
Tết là thời khắc đại diện cho sự kiện chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Trong quan niệm dân gian, vào những ngày tết mọi người nên kiêng kị một số điều để tránh xui xẻo
Kiêng những món ăn mang ý nghĩa không tốt
Tùy phong tục từng vùng miền mà có những món không nên ăn vào mùng 1 Tết. Phổ biến là một số món được xem là không may như trứng vịt lộn, thịt mèo, thịt chó, thịt vịt,cá mè, mực,….
Kiêng cho nước lửa vào mùng 1 Tết Nhâm Dần 2023
Vì lửa đỏ tượng trưng cho phúc khí, may mắn và ấm no. Cho lửa cũng đồng nghĩa với việc gia chủ đem sự thuận lợi, may mắn của mình cho người khác.
Ngoài ra,còn kiêng cho nước đầu năm. Nước đại diện cho tài lộc – “tiền vào như nước”; nên nếu cho nước dễ khiến công việc làm ăn của gia chủ hao tiền tốn bạc, gặp nhiều khó khăn.
>>> XEM THÊM: Tết Hà Nội và miền Bắc ngày xưa và nay có gì khác
Tết làm gì để cả năm may mắn trong Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2023?
Theo phương pháp tính ngày Lục Diệu của Gia Cát Lượng; tính ra được Mùng 1 Tết Nhâm Dần 2023 là ngày tốt – Đại An; mang ý nghĩa đem lại sự may mắn, bình an, thành công, bền vững kéo dài. Vậy nên khởi đầu năm mới với ngày Đại An, gia chủ có thể thực hiện được nhiều công việc thuận lợi; như: nhậm chức, cầu tài, nhập học, ký kết hợp đồng mới, khai trương; đặc biệt động thổ xây nhà thì gia đình sẽ ấm no, dồi dào sức khỏe và hạnh phúc; hoặc cầu sức khỏe, tổ chức hôn lễ, mua sắm xe cộ,…
Ngày hay giờ Đại An đều rất tốt cho gia chủ; giúp gia đạo an khang, tài lộc , phúc lộc đầy nhà. Nên nếu ai có kế hoạch gì cần làm mong nhiều may mắn thì nhớ chọn mùng 1 Tết 2023 tiến hành ngay nhé.
Còn theo cách tính lịch xuất hành của Khổng Minh; Mùng 1 Tết 2023 cũng là ngày tốt – ngày Đường Phong; nên ngày này rất tốt cho việc xuất hành, cầu tài lộc như ý, gặp được quý nhân phù trợ.
>>> XEM THÊM: Ý nghĩa Tết Nguyên Đán, Tết Cổ Truyền và các phong tục của người Việt Nam
Xem tuổi xông đất mùng 1 Tết Nhâm Dần 2023
Theo phong tục, để một năm hanh thông trọn vẹn; việc chọn người tuổi nào hợp tuổi gia chủ để xông đất đầu năm là điều không kém quan trọng. Người xông đất hợp sẽ mang đến may mắn, nguồn năng lượng tích cực và sinh khí tốt cho gia chủ. Không phải ai cũng có thể xông đất hợp được, mà cần phải lựa chọn kỹ càng. Ví dụ như người đó có hợp tuổi gia chủ không? Có hợp thiên can địa chi ngũ hành trong năm không? Tính cách, nội tâm, bề ngoài người đó có tốt không? Gia đạo có yên ấm, hạnh phúc không?…
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia phong thủy; năm 2023 có các tuổi sau rất tốt, phù hợp đến xông đất: Quý Tỵ (1953); Đinh Dậu (1957); Nhâm Tý (1972); Đinh Tỵ (1977); Quý Dậu (1993) và Bính Tý (1996).
Trường hợp không tìm được người trong tuổi trên; thì cũng có thể thay bằng các tuổi khác như: Bính Thân (1956); Canh Tý (1960); Nhâm Dần (1962); Quý Mão (1963); Ất Tỵ (1965); Bính Ngọ (1966); Kỷ Dậu (1969); Tân Dậu (1981); Quý Hợi (1983); Giáp Tý (1984); Bính Dần (1986); Kỷ Tỵ (1989); Nhâm Thân (1992).
Lịch nghỉ Tết Nhâm Dần 2023
Bộ LĐ-TB&XH vừa chính thức đề xuất đến Thủ tướng Chính phủ về lịch nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2023. Trước đó, dự thảo đề xuất đã nhận đồng thuận từ 16 bộ, cơ quan, tổ chức liên quan.
Với 5 ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật LĐ, lịch nghỉ Tết 2023 được đề xuất; gồm 1 ngày trước Tết và 4 ngày sau Tết.
Như vậy, công viên chức nghỉ Tết 5 ngày liên tục từ thứ Hai đến hết thứ Sáu; tức là ngày 29 tháng Chạp năm Tân Sửu ( 31/1/2023 Dương lịch) đến hết ngày mùng 4 tháng Giêng năm Nhâm Dần (ngày 4/2/2023 Dương lịch).
Cũng theo đề xuất này, chuỗi 5 ngày nghỉ Tết này sẽ kề với ngày nghỉ cuối tuần của 2 tuần trước và sau đó. Do vậy, công viên chức sẽ có tổng 9 ngày nghỉ trong dịp Tết Nguyên đán.
Lời kết
Qua những thông tin trên, phần nào bạn đã nắm được rõ được các kiêng kỵ hay nên làm trong Tết Nhâm Dần 2023 rồi đúng không? Theo dõi thêm các bài viết của Kinhtedautu.vn để biết thêm nhiều thông tin thú vị nhé!
>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Các món ăn ngon ngày Tết không thể thiếu trong mâm cỗ
Tết âm lịch 2023 vào ngày nào dương lịch? Được nghỉ bao nhiêu ngày?
Ý nghĩa của Tết Nguyên đán – tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam