Môi trường kinh doanh là một thuật ngữ vô cùng phổ biến trong giới kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tầm quan trọng của môi trường kinh doan, cũng như vai trò và sự ảnh hưởng của chúng đối với các doanh nghiệp. Bài viết dưới đây của Kinh tế đầu tư sẽ giúp bạn khám phá các thông tin liên quan đến môi trường doanh nghiệp, từ đó biết cách khai thác tối đa tiềm năng của doanh nghiệp mình. Cùng tham khảo nhé!!!
Thế nào là “môi trường kinh doanh”?
Môi trường kinh doanh xuất hiện như một thuật ngữ, nhằm xác định được giới hạn không gian để tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Khoảng không gian này sẽ luôn bị tác động của rất nhiều yếu tố, ảnh hưởng một cách gián tiếp hoặc trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp.
Có thể nói mỗi doanh nghiệp sẽ có một môi trường kinh doanh khác nhau, nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì môi trường kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ không ngừng vận động, có thể là sẽ đi theo chiều hướng tích cực hoặc cũng có thể là tiêu cực. Điều này sẽ phụ thuộc vào cách nhà quản trị định hướng kinh doanh, nghiên cứu để thích ứng và phát triển theo từng cấp độ trong môi trường doanh nghiệp.

Tại sao cần quan tâm đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
Dù doanh nghiệp của bạn kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào, quy mô lớn hay nhỏ thì điều sẽ bị chi phối bởi môi trường doanh nghiệp. Dưới đây là một số “đặc điểm nổi bật” mà môi trường kinh doanh mang đến cho doanh nghiệp của bạn:
- Thứ nhất, thông qua khảo sát các yếu tố liên quan đến môi trường kinh doanh, sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp của bạn. Từ đó đưa ra được nhận định chính xác về ưu và nhược điểm và chiến lược kinh doanh phù hợp.
- Thứ hai, việc xác định được những ưu nhược điểm của môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, giúp bạn hiểu hơn về đối thủ cạnh tranh của mình. Hiểu được những thứ họ mạnh hơn mình, những thứ doanh nghiệp bạn cần cải tiến, thay đổi để có thể đề ra được các phương án hoạt động phù hợp.
- Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng là thông qua môi trường kinh doanh, giúp bạn phân tích đúng tệp khách hàng của doanh nghiệp. Hiểu được khách hàng của bạn đang cần gì? Nhu cầu của họ như thế nào? Để có thể đưa ra được những sản phẩm và chiến lược truyền thông phù hợp.

Những yếu tố để nhận diện môi trường kinh doanh
Để có thể xác định đúng môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, bạn cần nghiên cứu và khảo sát các yếu tố cơ bản sau:
Yếu tố nhận diện môi trường kinh doanh bên ngoài
Trong môi trường kinh doanh sẽ có rất nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn. Trong đó không thể bỏ qua 5 yếu tố bên ngoài dưới đây:
- Yếu tố bên ngoài đầu tiên – Chính trị: tất cả các chính sách, điều kiện và quy định từ chính phủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Từ những quy định trong luật pháp, quy định thuế, thẩm chí là chịu tác động từ chiến tranh, tranh chấp xã hội.
- Yếu tố thứ hai – Kinh tế vĩ mô: các yếu tố liên quan đến tình hình tài chính như tỷ giá hối đoái, lãi suất cho đến các yếu tố như tỷ lệ thất nghiệp, thu nhập trung bình của người dân, các thời kỳ khủng hoảng suy thoái kinh tế trong và ngoài nước… sẽ là những yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
- Yếu tố thứ ba – kinh tế vi mô sẽ bao gồm các yếu tố như quy mô thị trường, các nhà cung cấp, phân phối sản phẩm. Sẽ chi phối trực tiếp đến việc vận hành kinh doanh của doanh nghiệp.
- Yếu tố thứ tư – các vấn đề xã hội: bao gồm tất các các vấn đề cơ bản của xã hội như các hoạt động tẩy chay đồ nhựa, bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng ly nhựa và ủng hộ sử dụng đồ tài chế. Những phong trào này sẽ ảnh hưởng và có khi làm thay đổi các chiến lược và sản phẩm mà doanh nghiệp bạn đang kinh doanh.
- Yếu tố thứ thứ năm – công nghệ: Có thể nói bây giờ chính là thời đại của công nghệ, đây không phải là trào lưu. Công nghệ như là một xu thế đòi hỏi bất kỳ doanh nghiệp dù mới gia nhập hay đã có mặt lâu đời trên thị trường bắt buộc phải thích nghi và thay đổi nếu muốn tồn tại trong môi trường kinh doanh.
Yếu tố nhận diện môi trường kinh doanh bên trong
Bên cạnh các yếu tố bên ngoài, thì những yếu tố bên trong của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường doanh nghiệp của bạn, chẳng hạn như:
- Yếu tố văn hóa của doanh nghiệp, bao gồm tầm nhìn, sứ mệnh, văn hóa ứng xử trong công ty sẽ ảnh hưởng đến cách tương tác giữa các nhân viên trong doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với khách hàng, đối tác, nhà cung cấp…
- Yếu tố cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp, hiện nay các doanh nghiệp thường cơ cấu công ty theo hai mô hình đó là quản lý theo mặt phẳng với rất nhiều cấp bấp hoặc quản lý theo chiều thẳng đứng có sự phân chia cấp bậc. Việc phân chia cơ cấu tổ chức sẽ ảnh hưởng đến cách quản lý, kiểm soát của doanh nghiệp với các nhân viên của mình.

Làm thế nào để đánh giá môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
Để có thể xác định và đưa ra được những đánh giá chính xác về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Bạn cần đánh giá dựa trên 2 yếu tố chính sau:
Đánh giá dựa trên yếu tố môi trường vĩ mô
Đối với các yếu tố vĩ mô, các doanh nghiệp thường áp dụng mô hình PEST vào việc phân tích và khai thác. Trong đó tiêu biểu bao gồm các yếu tố sau:
Môi trường kinh tế của doanh nghiệp
Để có thể đưa ra được những quyết định kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp của mình, các bạn cần đánh giá các vấn đề sau: chính sách tiền tệ trong và ngoài nước, tính hình tăng trưởng của kinh tế, tỷ lệ lạm phát và lãi suất cũng như tỷ giá hối đoái.
Các yếu tố trong môi trường kinh tế sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào?
- Với lãi suất các ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh và cũng như tác động đến những quyết định mở rộng kinh doanh, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
- Với tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên vật liệu, chi phí liên quan đến sản phẩm hàng hóa cũng như giá nhập khẩu.
- Với tỷ giá lạm phát sẽ ảnh hưởng đến quyết định tăng hay giảm giá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Bởi nó ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, lương, trợ cấp nhân viên…
Môi trường chính trị và pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
Có thể nói những quyết định, nghị định của nhà nước và chính phủ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài cũng như chiến lược của doanh nghiệp như:
- Hệ thống pháp luật
- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, bảo vệ người tiêu dùng, môi trường…
- Hệ thống thuế
- Các luật bảo vệ và chống độc quyền, cạnh tranh
- Tình hình chính trị của đất nước
- Các quy tắc trong hoạt động thương mại quốc tế
Môi trường công nghệ của doanh nghiệp
Công nghệ được xem là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và tồn tại của một doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp nhạy bén và bắt kịp xu hướng thay đổi của công nghệ sẽ nhận được rất nhiều lợi thế mà yếu tố này mang lại. Ngược lại, nếu doanh nghiệp phản ứng chậm với sự thích nghi với công nghệ mới thì sẽ dễ dàng rớt lại phía sau so với các doanh nghiệp khác.
-
Các chính sách hỗ trợ của nhà nước về khoa học và công nghệ
-
Sự phát triển, phổ biến của thông tin và liên lạc
-
Các sáng chế và phát minh, các chính sách độc quyền trong các phát minh công nghệ.

Môi trường văn hóa xã hội liên quan đến tệp khách hàng của doanh nghiệp
Các yếu tố bên trong môi trường văn hóa xã hội sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu hay tổng cầu của người tiêu dùng với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Cũng như ảnh hưởng đến cách mà doanh nghiệp hoạt động để đáp ứng nhu cầu của người dùng.
-
Tốc độ tăng trưởng dân số
-
Cơ cấu tổ chức của một đất nước
-
Nguồn lao động trong nước và mức độ di dân
-
Các vấn đề liên quan đến quyền bình đẳng về ngôn luật, giới tính, dân tộc…
-
Các vấn đề về sức khỏe, trình độ học vấn cũng như các chế độ an sinh phúc lợi của người dân…
Môi trường tự nhiên tác động đến doanh nghiệp
-
Tài nguyên thiên nhiên của đất nước
-
Khí hậu thời tiết và đất đai
-
Tốc độ ô nhiễm môi trường, nguồn nước…
Các yếu tố môi trường sẽ tác động đến từng khu vực địa lý, cư dân sinh sống cũng như thu nhập trung bình của khu vực đó. Việc này sẽ quyết định đến việc điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp với từng nơi…
Đánh giá môi trường ngành doanh nghiệp hoạt động
Môi trường ngành của một doanh nghiệp sẽ bao gồm rất nhiều yếu tố mà bạn cần xem xét đó chính là đối thủ, nhà cung cấp, nhà sản xuất, khách hàng… Cùng tìm hiểu kỹ những yếu tố này qua những phân tích bên dưới đây:
Đánh giá tiềm lực của các đối thủ hiện tại và tương lai
Một trong những yếu tố ngành mà mỗi doanh nghiệp luôn luôn quan tâm và nghiên cứu đó chính là “đối thủ cạnh tranh” của doanh nghiệp. Một số khía cạnh quan trọng bạn cần theo dõi liên tục đó là:
- Biết chính xác những đối thủ hiện tại của mình là ai? Họ tổ chức và vận hành như thế nào?
- Xem xét và nhận định chính xác tốc độ tăng trưởng của ngành hiện tại, qua các năm và trong tương lai
- Tìm ra sự khác biệt giữa các đối thủ bao gồm cả điểm mạnh và điểm yếu.
- Những khó khăn khách quan và chủ quan đang cản trở trong ngành

Đánh giá các nhà cung cấp cho doanh nghiệp
Các nhà cung cấp thường sẽ có một vai trò “thiết yếu” ảnh hưởng đến sự vận hành kinh doanh của một doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành sản xuất và bán lẻ.
Một doanh nghiệp thường chịu đựng một số sức ép nhất định về giá từ nhà cung cấp bởi các yếu tố khách quan như:
- Sản phẩm đang kinh doanh hiện có rất ít nhà cung cấp trên thị trường hiện nay
- Chi phí để tìm kiếm một nhà cung cấp khác khá cao
- Một số sản phẩm khan hiếm và rất khó có thể thay thế bằng các sản phẩm khác
- Nhà cung cấp trong tương lai có thể sáp nhập và trở thành đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bạn
Vì vậy, để tránh rơi vào thế bị động, các doanh nghiệp nên chủ động tìm kiếm nhiều nhà cung cấp, tối thiểu là 2 – 3 nhà cung cấp. Để giảm thiểu những rủi ro cho doanh nghiệp của mình.
Đánh giá sức nặng của khách hàng đối với doanh nghiệp
Khách hàng có thể nói là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến sự sống còn của một doanh nghiệp. Cùng như các nhà cung cấp, các khách hàng cũng có sức ép đáng kể đến việc điều chỉnh giá bán của doanh nghiệp, cũng như yêu cầu cao hơn về các dịch vụ và chất lượng sản phẩm khi mà:
- Có quá nhiều người bán trên thị trường để họ lựa chọn
- Doanh nghiệp của bạn có quá ít khách hàng và phải chịu sự phụ thuộc sức mua từ họ
- Tiềm năng trở thành đối thủ cạnh tranh trong tương lai
- Khách hàng có nhiều thông tin, hiểu biết về thị trường, quy trình và sản phẩm của doanh nghiệp.
Đánh giá các sản phẩm dịch vụ tiềm năng của doanh nghiệp
Ngoài việc tập trung phát triển các sản phẩm hiện tại, các doanh nghiệp cũng cần dành thời gian để nghiên cứu những dòng sản phẩm mới, cải tiến và nâng cấp hơn.
-
Đánh giá tốc độ tăng trưởng của ngành mà doanh nghiệp đưa ra sản phẩm thay thế
-
Xét xém về nguồn cung cấp sản phẩm thay thế
-
Đánh giá mức giá của sản phẩm thay thế doanh nghiệp đưa ra có thật sự hấp dẫn.
-
Các chi phí liên quan đến việc chuyển đổi sang kinh doanh các sản phẩm thay thế
-
Đánh giá thử các sản phẩm thay thế có sở hữu những chức năng tương đương hoặc tốt hơn không.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp mà Kinh tế đầu tư tổng hợp và muốn gửi đến bạn đọc – những người có ý định tìm hiểu và phát triển môi trường kinh doanh của doanh nghiệp mình. Nếu bạn có những quan điểm, những nhận xét đánh giá hay hơn về chủ đề này, đừng ngần ngại bình luận bên dưới bài viết của chúng tôi nhé!