Mô hình kinh doanh giúp doanh nghiệp tìm kiếm giải pháp để giải quyết các vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải với khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ. Trả lời cho câu hỏi khách cần gì ở sản phẩm của bạn và sản phẩm của bạn giúp gì được cho khách hàng. Bài viết này Kinh tế đầu tư sẽ giúp bạn hiểu mô hình kinh doanh là gì? Lợi ích và cách định vị doanh nghiệp sản phẩm trên thị trường!
Khái niệm về mô hình kinh doanh
Một doanh nghiệp được đánh giá là thành công khi mang đến giá trị bền vững trong thời gian dài hạn tạo ra doanh thu và gia tăng mức lợi nhuận đều nhờ vào mô hình kinh doanh.
Không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm về chi phí, tăng lợi nhuận mà đó còn là sự phát triển tổng quan của doanh nghiệp trong việc phát triển theo khuôn khổ với những mục tiêu đề ra, vượt qua thử thách.
Nhìn chung, tổng thể về mô hình kinh doanh mang đến cái nhìn thực tế về khách hàng mục tiêu, giá trị cốt lõi, tài chính, doanh thu,… doanh nghiệp sẽ hướng mọi nhân viên theo cùng một định hướng, mục tiêu và mục đích đã đề ra. Yếu tố để doanh nghiệp phát triển ngày càng lớn mạnh đó là sự thống nhất cùng nhau hoạt động.

Tại sao mô hình kinh doanh lại quan trọng với một doanh nghiệp
Mô hình kinh doanh đóng vai trò quan trọng và cần thiết bởi nó định vị được vị trí doanh nghiệp trên thị trường nhất là đối với những doanh nghiệp mới thành lập. Với cái nhìn tổng thể và chi tiết vận hành cần phải thực hiện để đạt được mục tiêu đó một cách sớm nhất. Đó là yếu tố quyết định hướng đi thành công doanh nghiệp trong tương lai.

Chủ doanh nghiệp phải là người có được tầm nhìn sâu rộng và sự quyết đoán trong việc đưa ra quyết định về việc triển khai và thực hiện mô hình kinh doanh. Đối thủ có thể sao chép sản phẩm hoặc dịch vụ nhưng không thể sao chép mô hình kinh doanh, Vì vậy cách duy nhất để khẳng định vị thế doanh nghiệp là phải tạo ra được một mô hình kinh doanh tối ưu nhất để cạnh tranh và thu hút khách hàng.
Để xây dựng được mô hình kinh doanh từ cơ bản đến hoàn thiện đòi hỏi đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan từ bên ngoài đến chi tiết thực tế khi thực hiện. Hiểu rõ những gì quan trọng với khách hàng và đưa đến cho họ giá trị thực tế nhất. Nhằm khẳng định giá trị ở thị trường hiện tại và trong tương lai thì việc đánh giá sự tiềm năng dòng sản phẩm và chiến lược kinh doanh trong tổng thể mô hình kinh doanh là việc các doanh nghiệp chắc chắn phải làm trước khi tiến vào thị trường mới.
Yếu tố cấu thành nên mô hình kinh doanh hiệu quả
Mô hình kinh doanh cơ bản sẽ bao gồm các trường thông tin về khách hàng mục tiêu, nghiên cứu và phân tích thị trường, yếu tố về sản phẩm, hiệu quả bán hàng và cách thức bố trí tổ chức. Cách nhanh nhất để tổng hợp và truyền tải thông tin là thông qua mô hình kinh doanh. Thành phần cơ bản mô hình kinh doanh gồm:
- Thỏa mãn nhu cầu khách hàng: là những điều khách hàng hiện tại đang trăn trở và khách hàng tương lai chắc chắn sẽ gặp phải
- Cách giải quyết: là các giải pháp được doanh nghiệp đưa ra để giải quyết hoặc đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Tài nguyên công ty: Máy móc, công cụ dụng cụ, vật chất, con người, kiến thức và tài chính của công ty.
- Trong phân khúc xác định khách hàng mục tiêu: Họ là ai, nằm ở đâu?
- Giá trị cốt lõi: Vì sao khách hàng mua sản phẩm?
- Cạnh tranh: Sản phẩm đối thủ có thể thay thế được không?
- Lợi thế cạnh tranh: USP của sản phẩm có dễ dàng bị bắt chược không? có thể mua sản phẩm tương tự được không?
- Phân phối sản phẩm: Kênh phân phối nào sẽ tiếp cận được khách hàng? trực tiếp hay gián tiếp
- Nguồn doanh thu: Công ty tạo thu nhập bằng cách nào?
- Mô hình tạo doanh thu: công ty tạo lợi nhuận bằng cách nào
- Nhà cung cấp, đối tác chính và khách hàng
- Cơ cấu chi phí: Bao gồm tất cả những chi phí có tác động đến giá sản phẩm hoặc dịch vụ
- Đo lường hiệu quả công việc thông qua chỉ số KPIs
Tùy theo từng ngành nghề sản phẩm và dịch vụ từng công ty, chi tiết thành phần của mô hình kinh doanh, không quá khó để chủ doanh nghiệp có thể đi sâu vào phân tích, đưa ra mục tiêu phù hợp với tầm nhìn chiến lược phát triển trong tương lai. Doanh nghiệp chủ động đưa ra đánh giá tổng thể về khách quan về những gì đã thực hiện được, dự đoán những thách thức và rủi ro doanh nghiệp có khả năng gặp phải trong tương lai.

17 mô hình kinh doanh phổ biến nhất năm 2022
Theo dòng thời gian, Kinh tế đầu tư đã kiểm chứng, tổng hợp và gửi đến bạn 17 mô hình kinh doanh với số vốn khởi nghiệp tương đối thấp. Cùng xem đó là mô hình nào nhé!
- Mô hình quảng cáo
- Tiếp thị liên kết Affiliate
- Mô hình Agency – Môi giới
- Mô hình kinh doanh lượt theo dõi yêu cầu
- Mô hình theo hiệu ứng đám đông
- Mô hình kinh doanh phân phối sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng
- Phân đoạn sản phẩm
- Mô hình kinh doanh nhượng quyền
- Bán trả phí
- Cho thuê
- Low touch
- Marketplace
- Dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu
- Mô hình lưỡi dao cạo
- Lưỡi dao cạo ngược
- Đấu giá ngược
- Đăng ký

Thiết kế một mô hình kinh doanh khác biệt
Kế hoạch kinh doanh mô tả chi tiết về quá trình kinh doanh, gói gọn cơ hội, thách thức và giải pháp của doanh nghiệp trong vòng 5 năm trở lại về dòng chi phí, doanh thu và lợi nhuận. Nó sẽ chi tiết hơn về đánh giá hoạt động, kết quả kinh doanh và đưa ra triển vọng phát triển trong tương lai.

Ma trận thị phần tăng trưởng xác định định hướng tăng trưởng cho doanh nghiệp. Phân tích theo mô hình này sẽ giúp doanh nghiệp nhận biết được sản phẩm nào là tốt nhất để tậ trung tăng trưởng tại thị phần đó.
Cụ thể nó sẽ gồm 4 nhóm:
Ngôi sao: nhóm sản phẩm thuộc thị trường tăng trưởng cao – thị phần cao
Dấu hỏi: nhóm sản phẩm thị trường tăng trưởng cao – thị phần thấp
Bò sữa: nhóm sản phẩm thị trường tăng trưởng thấp – thị phần cao
Con chó: nhóm sản phẩm thị trường tăng trưởng thấp – thị phần thấp
Đường tăng trưởng là đường hiển thị quá trình tăng doanh số theo thời gian. Có thể giúp xác định lúc nào sẽ là thời gian quay vòng của sản phẩm hiện tại hay thời điểm nào thích hợp để tung ra sản phẩm mới và dự đoán doanh số trong tương lai.
Đường thứ 1: thể hiện sự duy trì và bảo vệ sự cốt lõi doanh nghiệp, đem về phần lợi nhuận cao nhất
Đường thứ 2: thể hiện cơ hội mới tiềm năng, mang lại lợi nhuận cao, cần đầu tư
Đường thứ 3: thể hiện ý tưởng phát triển trong tương lai
Với các doanh nghiệp có thể sử dụng cả 3 đường để quản lý cơ hội ở hiện tại và tương lai để phát triển thần tốc.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh Porter: giúp các công ty phân tích về dịch vụ và sản phẩm trong bối cảnh cạnh tranh. Qua đó giúp định vị vị trí công ty, định hướng chiến lược công ty muốn đạt trong tương lai.
Mô hình doanh thu giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận, tăng doanh thu và, doanh nghiệp dễ dàng quản lý doanh thu bằng các chiến lược, đảm bảo doanh thu và lợi nhuận thu về đó phải lớn hơn số tiền đầu tư ban đầu.
Mô hình SWOT hỗ trợ giúp phân tích chiến lược dự đoán rủi ro xảy ra. Mô hình này đã rất quen thuộc với nhiều công ty vì thường xuyên phải dùng đến để đánh giá đối thủ, kế hoạch tiếp thị sản phẩm/ dịch vụ,… SWOT gồm 4 thành phần S: điểm mạnh, W: điểm yếu, O: cơ hội và T: nguy cơ.
Xây dựng một mô hình kinh doanh hiệu quả
- Khảo sát nhu cầu khách hàng
Bước đầu tiên vô cùng quan trọng trước khi xây dựng mô hình kinh doanh cần khảo sát nhu cầu khách hàng. Trong phân khúc khách hàng làm cách nào để xác định khách hàng của bạn là ai? là người như thế nào? Họ quan tâm đến vấn đề gì? Cách nào để tương tác và tiếp cận với họ?
Hãy đặt mình vào địa vị khách hàng và đưa ra những câu hỏi sát thực tế nhất, càng nhiều câu hỏi và càng nhiều câu trả lời sẽ giúp giải quyết vấn đề và khắc họa được chân dung khách hàng một cách rõ ràng nhất. Ý tưởng mới trong quá trình hoạt động nhờ vào việc thu thập và tổng hợp ý kiến khách hàng giúp doanh nghiệp luôn được thay đổi và cải tiến liên tục.

Xác định được nhu cầu khách hàng và xây dựng ý tưởng
Chỉ khi bạn hiểu được khách hàng, giải quyết được “nỗi đau” của họ và thỏa mãn nhu cầu của họ đó là con đường để bạn chinh phục khách hàng nhanh nhất. Bước tiếp theo bạn biến những ý tưởng đã được mô tả dựa trên nhu cầu khách hàng thành sản phẩm thực tế đem lại giá trị, làm cho khách hàng không cảm thấy tiếc nuối khi bỏ tiền ra mua sản phẩm là doanh nghiệp đã thành công. Tuy nhiên cần lưu ý, để sản phẩm trở nên khác biệt so với các đối thủ cùng ngành thì phải có sự độc đáo từ mẫu mã, giá cả, chất lượng ,… vậy mới đủ sức cạnh tranh.
- Tương tác & tiếp cận khách hàng mục tiêu qua kênh nào dễ nhất:
Mỗi một phân khúc khách hàng sẽ phù hợp với một kênh phân phối khác nhau tùy doanh nghiệp chọn lựa, đó là cầu nối giúp khách hàng tương tác và tiếp cận với sản phẩm nhanh nhất, mang lại doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
Thị trường ở từng thời điểm cũng có sự biến động, tuy nhiên doanh nghiệp cũng có thể căn theo nhiều yếu tố như giá, cách quảng cáo, phân phối,…để xem xét và đưa ra kênh nào phù hợp.
Bất cứ sản phẩm hay dịch vụ nào cũng cần phải có chiến dịch marketing: in các ấn phẩm quảng cáo, tvc, tham gia hội chợ triển lãm hoặc các kênh mạng xã hội,…để quảng bá và bán sản phẩm.
- Hoàn thiện mô hình kinh doanh
Khi đã định hướng và xác định mô hình kinh doanh thì bây giờ là lúc sẽ bắt đầu triển khai. Bạn cần chuẩn bị sẵn sàng một nguồn tài chính với hệ thống nhân sự, bắt đầu bố trí cơ sở vật chất. Xây dựng mô hình kinh doanh là cần thiết và đặc biệt quan trọng mà doanh nghiệp nào cũng cần phải làm trước khi bắt tay vào xây dựng thực tế, nếu không có mô hình kinh doanh thì doanh nghiệp cũng ko có định hướng phát triển rõ ràng, về lâu dài thất bại là điều không tránh khỏi.
Thông qua bài viết này, Kinh tế đầu tư phác thảo một mô hình kinh doanh hiệu quả cần phải đáp ứng đầy đủ các yếu tố. Mô hình kinh doanh được yêu cầu phải tạo ra giá trị như thế nào, cơ cấu vận hành ra sao để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp mình. Vậy, mô hình nào thực sự thích hợp với doanh nghiệp của bạn. Bắt tay thực hiện ngay nhé.