Đã có rất nhiều người chọn từ bỏ công việc văn phòng “làm công ăn lương” để xây dựng mô hình khởi nghiệp và nuôi giấc mơ thành ông chủ. Không ít người đã thành công với nhiều loại hình kinh doanh khác nhau. Và cũng đã có nhiều người thất bại không chỉ 1 lần mà vài ba lần. Vậy để mô hình khởi nghiệp có những loại nào và để xây dựng được mô hình đó cần chuẩn bị những gì? Cùng Kinh tế đầu tư tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mô hình khởi nghiệp là gì?
Mô hình khởi nghiệp được hiểu là bản kế hoạch tổng quan hiện thực hóa các ý tưởng bán hàng, định hướng phát triển trong tương lai bao gồm quá trình thành lập, vận hành, duy trì và phát triển, được tổ chức mô tả cụ thể rõ ràng nhằm tăng doanh thu của các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động.

Mô hình kinh doanh khởi nghiệp có hiệu quả cần có những yếu tố gì?
Mỗi doanh nghiệp sẽ cần có một mô hình kinh doanh khởi nghiệp riêng trước khi bước chân vào thị trường để tạo được hiệu quả và lợi thế cạnh tranh. Với mô hình kinh doanh riêng thì doanh nghiệp không bị đối thủ sao chép và đạt được vị trí trên thị trường trong tương lai.

Để mô hình khởi nghiệp hiệu quả cần các yếu tố sau:
- Đánh giá thị trường và phân khúc khách hàng
Đánh giá tổng quan thị trường, đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra sản phẩm thỏa mãn được tất cả nhu cầu và yếu tố trên, để xây dựng chiến lược phát triển hiệu quả thì đây là một trong những bước quan trọng.
- Sản phẩm tiềm năng
Cạnh tranh trực tiếp với đối thủ thông qua giá trị sản phẩm, cụ thể sản phẩm thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu khách hàng, mẫu mã bắt mắt thu hút, chất lượng đảm bảo. Khách hàng sẽ dễ dàng đưa ra sự lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp thay vì chọn sản phẩm của đối thủ.
- Truyền thông Marketing
Hầu hết tất cả doanh nghiệp đều phải có chiến lược quảng bá đi kèm, tận dụng tối đa các kênh phân phối, nền tảng Digital Marketing hoặc sàn thương mại điện tử để tiếp cận và tương tác được nhiều nhất với khách hàng mục tiêu. Ngoài ra còn có kênh Marketing truyền thống như tổ chức các hoạt động giới thiệu sản phẩm, in ấn mẫu quảng cáo banner tại các địa điểm để thu hút sự chú ý từ khách hàng.
- Quan hệ khách hàng
Sau khi mua hàng thì doanh nghiệp cần có những hoạt động và chính sách chăm sóc khách hàng (gửi tin nhắn và voucher mua hàng/ giảm giá trong ngày sinh nhật), gọi điện khảo sát chất lượng phục vụ sau khi mua hàng, các chương trình khuyến mãi, hậu mãi để giữ chân khách hàng cũ và tìm kiếm thêm khách hàng mới.
- Tăng doanh thu
Trong quá trình vận hành doanh nghiệp hiệu quả, thì chủ doanh nghiệp cần nắm rõ mức doanh thu tăng đến từ nguồn nào? thông qua kênh quảng cáo nào để tối ưu và tối đa mức lợi nhuận.
4 điều cần chuẩn bị trước khi xây dựng mô hình khởi nghiệp
Trước khi bắt đầu hành trình khởi nghiệp thì cần phải chuẩn bị những kỹ năng gì? Với mỗi doanh nghiệp hoặc cá nhân sẽ có những sự chuẩn bị khác nhau, tuy nhiên cần bám sát những yếu tố cơ bản để xây dựng nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp trong tương lai

- Lên ý tưởng và mở rộng tư duy sáng tạo
Để xây dựng được doanh nghiệp thì yếu tố quan trọng đầu tiên cần có đó là ý tưởng. Với những người bình thường và những người khởi nghiệp nó sẽ khác nhau ở chỗ áp dụng những ý tưởng sáng tạo, mới mẻ vào mô hình kinh doanh để tạo ra lợi nhuận.
Bất cứ ai cũng có thể cho ra những ý tưởng, tuy nhiên ý tưởng sáng tạo sẽ làm chúng ta khác biệt hoàn toàn so với đối thủ. Dù có thể là cùng ngành nghề, cùng sản phẩm nhưng mỗi doanh nghiệp chúng ta sẽ có cách khiến khách hàng nhớ đến và ấn tượng với sản phẩm hoặc dịch vụ hơn. Từ đó lên kế hoạch kinh doanh phù hợp, đưa ra các giải pháp thỏa mãn nhu cầu khách hàng và tận dụng điểm khác biệt làm lợi thế để cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Cạnh tranh thị trường là điều không tránh khỏi khi kinh doanh, quan trọng khi kinh doanh là doanh nghiệp cung cấp ra ngoài thị trường những sản phẩm dịch vụ khác biệt thì mới có thể cạnh tranh trên thị trường khốc liệt này.
- Chuẩn bị kiến thức nền tảng trước khi khởi nghiệp
Trước khi xây dựng và vận hành doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị cho bản thân một nền tảng kiến thức vững chắc, có độ am hiểu chuyên sâu về ngành nghề kinh doanh và không ngừng trau dồi bổ trợ thêm kiến thức để đáp ứng cho mục tiêu khởi nghiệp.
Ngoài hiểu biết chuyên môn về ngành nghề thì cũng cần nắm thêm kiến thức về thị trường, công nghệ và những vấn đề về pháp lý xung quanh ngành nghề trước khi khởi nghiệp,… Điều đó giúp bạn tránh được những rủi ro trong quá trình vận hành doanh nghiệp hoặc ảnh hưởng đến doanh nghiệp khi thiếu kiến thức.
- Vốn
Nguồn vốn cũng là yếu tố không kém phần quan trọng. Bạn không thể bắt tay vào xây dựng doanh nghiệp nếu như không có vốn. Hãy lên kế hoạch với nguồn tài chính và huy động thêm nếu cảm thấy cần thiết giúp công ty hoạt động ổn định trong thời gian đầu. Bạn có thể gia tăng nguồn vốn bằng nhiều cách khác nhau: đi vay hoặc kêu gọi đầu tư,…
- Nỗ lực không từ bỏ
Kinh doanh khởi nghiệp không phải ngày một ngày hai, và cũng không phải ai khởi nghiệp cũng đều thành công ngay từ lần đầu, ngược lại đa phần khởi nghiệp thất bại. Nhưng sau nhiều lần thất bại họ đã đúc rút ra nhiều kinh nghiệm, khắc phục lỗi sai, đưa ra phương pháp thay thế, sửa đổi và không ít người đã thành công.
Không ai dạy chúng ta cái sai cái đúng ngay từ đầu, chỉ có thể dựa vào bản thân, tự mình lên kế hoạch , thực hiện và dần dần rút ra kinh nghiệm, thay đổi và tối ưu. Nếu bạn chưa thật sự đủ tỉnh táo và sợ thất bại thì bạn sẽ khó có được chỗ đứng trong thị trường cạnh tranh khốc liệt.
Những mô hình khởi nghiệp thịnh hành nhất năm 2022
Xây dựng mô hình khởi nghiệp như thế nào phù hợp với bản thân? Việc tìm hiểu và định hình mô hình khởi nghiệp giúp doanh nghiệp xác định được điểm mạnh điểm yếu, đưa ra thách thức và cơ hội trên con đường phát triển sau này. Cùng tìm hiểu những mô hình khởi nghiệp nào đang thịnh hành và đem lại hiệu quả nhất:
- Mô hình kinh doanh Online
Thời kỳ công nghệ số 4.0, kinh doanh Online không còn xa lạ, đây được đánh giá là mô hình tiềm năng dành cho những công ty khởi nghiệp.Tận dụng sức mạnh từ các nền tảng mạng xã hội, mô hình này có thể tiếp cận một lượng khách hàng vô cùng lớn. Mỗi ngày mỗi giờ và bất cứ nơi nào khách hàng cũng có thể đặt hàng, nhận hàng mà không bị giới hạn số lần đặt hàng, tiết kiệm được thời gian hơn so với kinh doanh truyền thống.
Kinh doanh online với các doanh nghiệp cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí mặt bằng, thuê nhân công những vẫn tiếp cận được các phân khúc khách hàng.

- Mô hình nhượng quyền
Nhượng quyền được hiểu đơn giản là bên nhượng quyền cho phép bên nhận nhượng quyền được phép sử dụng công nghệ, hình ảnh để trao đổi và mua bán các sản phẩm dịch vụ. Doanh nghiệp được nhượng quyền có thể tận dụng được hình ảnh và độ phủ thương hiệu, nguồn hàng, cơ cấu tổ chức có sẵn như một lợi thế, vì vậy đây là mô hình đánh giá vô cùng phổ biến trong thời điểm hiện tại.
- Affiliate Marketing
Được hiểu mô hình tiếp thị liên kết là sự cộng tác giữa doanh nghiệp và Cộng tác viên. Khi đó người tham gia sẽ giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ đến người tiêu dùng và cộng tác viên sẽ nhận được hoa hồng khi người tiêu dùng mua sản phẩm dịch vụ.
Mô hình tiếp thị liên kết sẽ được cấu thành từ 3 bên:
- Nhà cung cấp: Doanh nghiệp sẽ đưa ra từng mức hoa hồng cho mỗi loại sản phẩm mục đích muốn tăng doanh thu từ việc kinh doanh trực tuyến.
- Cộng tác viên (người tham gia): sẽ được hưởng hoa hồng khi người tiêu dùng mua sản phẩm hoặc dịch vụ qua link, cộng tác viên đóng vai trò phân phối link từ nhà cung cấp đến người dùng.
- Người tiêu dùng: là người trực tiếp click vào link quảng cáo hoặc mua hàng từ link sản phẩm.
Mạng liên kết (affiliate) đóng vai trò cung cấp link, banner quảng cáo để theo dõi hiệu quả và thanh toán cho các bên tham gia.
- Mô hình kinh doanh sàn thương mại điện tử
Với sàn thương mại điện tử, người mua và người bán dễ dàng thực hiện giao dịch mua bán trực tuyến. Hiện nay có những sàn như Tiki, Lazada, Shopee,…đang là những sàn thương mại điện tử phổ biến. Người mua có có hội tìm kiếm được tất cả các sản phẩm dịch vụ đến từ nhiều nhà cung cấp, và họ có quyền chọn lựa mua sản phẩm từ đơn vị nào tùy theo mức độ đánh giá đến từ người tiêu dùng và lượt mua.
Sự phát triển nhanh từ các sàn thương mại điện tử cũng khiến cho khách hàng dần quen với việc mua sắm trực tuyến, đây cũng chính là cơ hội cho các công ty bắt đầu khởi nghiệp khi kinh doanh với sàn thương mại điện tử này.
- Mô hình kinh doanh một giá
Nhằm đánh vào tâm lý khách hàng mua được sản phẩm với giá rẻ từ đó mô hình kinh doanh đồng giá ra đời, với việc kinh doanh nhiều sản phẩm chỉ với một mức giá chung. Nhiều doanh nghiệp đã chọn mô hình này để khởi nghiệp và đã thành công.
Một doanh nghiệp để thành công và có vị trí bền vững trên thị trường ngoài việc phải chuẩn bị về nguồn tài chính nhân lực thì nhất định phải có mô hình khởi nghiệp. Qua bài viết này, Kinh tế đầu tư giúp các Startup có được những thông tin cơ bản, xác định được mô hình kinh doanh phù hợp và chuẩn bị đầy đủ hành trang để thành công khi khởi nghiệp mang đến mức lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai.