Xây dựng mô hình Canvas không khó! Nếu bạn đã có được ý tưởng kinh doanh, hãy sử dụng Canvas như một công cụ giúp bạn hiện thực hóa ý tưởng đó. Đã có không ít doanh nghiệp trên thế giới thành công khi xây dựng cùng mô hình Canvas.
Tìm hiểu kỹ thông tin và viết kế hoạch cho từng giai đoạn, không vì sốt ruột mà vội vàng làm nhanh bỏ qua các bước. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết được cách thức làm sao để tạo nên mô hình canvas hiệu quả!
Định nghĩa về mô hình Canvas
Alexander Osterwalder là người đã sáng tạo và phát triển Mô hình Canvas. Business Model Canvas được gọi là khung chiến lược đồ họa được các nhà quản lý chiến lược sử dụng nhằm thể hiện và hệ thống thông tin. Mô hình Canvas hướng đến mục tiêu là cung cấp cái nhìn tổng thể về kế hoạch kinh doanh giúp cho doanh nghiệp định hướng, triển khai để đạt được sự ổn định lâu dài về tài chính.

9 thành phần không thể thiếu trong mô hình canvas
Customer Segments – phân khúc khách hàng
Căn cứ theo ngành nghề kinh doanh bao gồm sản phẩm và dịch vụ, khách hàng được chia thành nhiều phân khúc khác nhau. Phân loại khách hàng theo phân khúc là điều kiện thiết yếu trong một mô hình kinh doanh. Vậy làm sao để phân khúc khách hàng hiệu quả, bạn cần khảo sát để thỏa mãn nhu cầu hiện tại và phán đoán nhu cầu tương lai của khách hàng.
Sắp xếp theo thứ tự và có sự chọn lọc để tạo ra tệp khách hàng tiềm năng. Chân dung khách hàng tiềm năng sẽ dựa trên 2 yếu tố đó là: hành vi tâm lý và nhân khẩu học. Đánh giá tổng quan về điểm mạnh điểm yếu theo từng tệp khách hàng khác nhau để xoáy sâu vào từng nhóm khách hàng, mang về nhiều lợi ích cho công ty cũng như không để sót bất cứ phân khúc khách hàng nào.
Alexander đã chia Thị trường mục tiêu ra làm 5 thị trường nhỏ:
- Thị trường bao quát
- Thị trường ngách
- Thị trường nhiều phân khúc
- Thị trường đa dạng
- Thị trường hỗn hợp

Value Propositions – Giải pháp giá trị
Đây là sự kết hợp giữa sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng hay nói một cách dễ hiểu hơn là sự thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp.Doanh nghiệp cần hướng đến những giá trị cơ bản như là:
- Bao bì thiết kế bắt mắt, có sự sáng tạo và khác biệt.
- Sản phẩm dịch vụ mới
- Giá bán cạnh tranh
- Hiệu quả khi sử dụng
- Thương hiệu
- Giảm thiểu rủi ro
- Nhu cầu cụ thể
- Chi phí vận hành
- Dễ tiếp cận với sản phẩm/ dịch vụ
- Tính tương tác với sản phẩm dịch vụ trong thời gian nhanh nhất
- Xác định vòng đời sản phẩm và kế hoạch thay đổi
Thường xuyên cải tiến, làm mới sản phẩm và nâng cấp dịch vụ thường xuyên để mang lại trải nghiệm mới, mang nhiều giá trị hơn cho khách hàng. Đây là cách để nâng tầm giá trị cốt lõi và khẳng định vị trí thương hiệu trong lòng khách hàng.
Channels – kênh phân phối
Tìm ra kênh phân phối đưa sản phẩm đến tận tay khách hàng. Các kênh được lựa chọn cơ bản là kênh phân phối trực tiếp: là các cửa hàng thuộc sở hữu trực tiếp công ty và kênh phân phối gián tiếp là các kênh đối tác bên thứ 3. Công ty có thể chọn 1 trong 2 kênh phân phối hoặc kết hợp cả 2 kênh.
Đối với những nhà khởi nghiệp thì cần xác định đâu mới là kênh của khách hàng. Tùy thuộc vào chiến lược của Công ty mà kênh tiếp xúc có thể được mở rộng đa dạng hoặc giới hạn lại chỉ để lại những kênh chính.
Customer Relationships – quan hệ khách hàng
Dựa theo tần suất mua hàng mà doanh nghiệp chủ động xác định mối quan hệ muốn xây dựng với khách hàng là gì? Nên đầu tư tập trung vào những khách hàng trung thành vì họ là người mang đến nguồn doanh thu ổn định. Doanh nghiệp cũng có thể chia mối quan hệ khách hàng ra nhiều loại như sau:
- Xây dựng cộng đồng
- Đồng xây dựng cùng doanh nghiệp
- Tự phục vụ
- Hỗ trợ khách hàng VIP
- Khách hàng trung thành thường xuyên
Revenue Stream – Nguồn doanh thu
Là dòng tiền xoay vòng của doanh nghiệp và doanh thu có thể được tạo ra bằng cách:
- Bán tài sản
- Nhượng quyền thu phí
- Phí đăng ký tính 1 lần duy nhất khi sử dụng thường xuyên
- Cho thuê tài sản
- Tính phí khi quảng cáo
- Môi giới
Sau khi xác định được nguồn doanh thu, cần ghi và sau đó đánh giá lại về mức độ hiệu quả của các sản phẩm dịch vụ. Xác định đâu là hướng đi khả thi cho doanh nghiệp trong quá trình vận hành sắp tới.
Key Resource – nguồn chủ lực
Giúp doanh nghiệp vận hành được kế hoạch kinh doanh dựa trên những nền tảng có sẵn, và được chia làm 4 yếu tố chính:
- Con người
- Tài nguyên
- Tài chính
- Tri thức
Việc phân rõ các nguồn lực doanh nghiệp góp phần giúp doanh nghiệp xác định được nguồn lực nào là cần thiết hay không, từ đó tiết giảm bớt chi phí.
Key activities – Hoạt động chủ lực
Để đảm bảo sự thành công của mô hình canvas cần phải đảm bảo thực hiện được những hoạt động trọng điểm bao gồm:
- Kế hoạch kinh doanh
- Thực hiện sản xuất
- Các chính sách được thiết lập
Chủ doanh nghiệp cần đánh giá và xác định xem các hoạt động nào là hoạt động chính, từ đó chú trọng để bổ sung hoặc loại bỏ đi những hoạt động nào không cần thiết.
Key Partnership – Đối tác chủ lực
Là quan hệ hợp tác giữa đối tác và doanh nghiệp, bao gồm 3 loại:
- Hợp tác chiến lược
- Liên doanh
- Quan hệ mua bán giữa nhà sản xuất và nhà cung ứng
Với bất kỳ doanh nghiệp nào cũng xác định rõ đối tác chính cần phải duy trì, củng cố những mối quan hệ này trong tương lai để hoạt động được hiệu quả và hạn chế được rủi ro.
Cost Structure (Cơ cấu chi phí)
Là chi phí doanh nghiệp bỏ ra để vận hành và duy trì hoạt động, phần này sẽ quyết định nhiều đến giá sản phẩm và dịch vụ. Chi phí bị tác động trực tiếp bởi những yếu tố sau:
- Chi phí cố định
- Chi phí biến động
- Quy mô sản xuất
- Phạm vi liên quan đến sản phẩm chính
Để một mô hình kinh doanh vận hành tốt thì cần hiểu rõ về các loại chi phí doanh nghiệp và hoạch định các loại chi phí một cách rõ ràng nhất.
Ưu điểm mô hình canvas khi xây dựng và vận hành doanh nghiệp
Mô hình Canvas không còn xa lạ với cộng đồng kinh doanh Việt Nam hay trên thế giới. Không ít những doanh nghiệp đã thành công và điểm nổi bật mà mô hình Canvas đem đến đó là:
- Tập trung: Kế hoạch kinh doanh là một trong những chặng đường dài hạn, canvas sẽ giúp bạn loại bỏ đi những yếu tố không cần thiết và chỉ tập trung vào những nội dung quan trọng.
- Linh hoạt & tiện lợi: có thể thay đổi linh hoạt dễ dàng vì đang là mô hình trên giấy, chưa bắt đầu đưa vào kinh doanh
- Rõ ràng và thuận tiện để thay đổi: góc nhìn mà mô hình canvas đưa ra là cái nhìn tổng quan về kế hoạch kinh doanh, đủ thời gian để góp ý thảo luận thậm chí điều chỉnh về tầm nhìn và thoải mái đóng góp ý tưởng. Điều này khiến mọi người hiểu nhau và thống nhất ý kiến trước khi bắt đầu thực hiện.

Có sự liên kết giữa 9 danh mục: Sự liên kết 9 danh mục này giúp tăng hiệu suất. Dễ dàng khai phá ra được những cơ hội mới hoặc đưa ra phương án cải tiến kịp thời.
Những lưu ý khi xây dựng mô hình canvas
Hãy bắt đầu xây dựng mô hình canvas bằng cách liệt kê các hạng mục chính, chia nhỏ ra các danh mục. Đừng sợ sai, hãy viết những gì bạn đang nghĩ đến và bạn sẽ có cơ hội để chỉnh sửa lại khi cần thiết.
Hãy theo sát sườn danh mục canvas và liệt kê chi tiết nhiều nhất có thể. Trường hợp bạn triển khai mô hình canvas theo nhóm thì hãy chắc chắn rằng mọi người đều hiểu về mô hình, mỗi người nên có đầy đủ một bộ dụng cụ, ghi ra và cùng nhau đóng góp ý kiến chỉnh sửa mô hình Canvas.

Đa số các doanh nghiệp Startup thường mắc lỗi vì đơn giản họ chỉ chú trọng đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà quên mất phải xây dựng và vận hành mô hình kinh doanh. Một doanh nghiệp thành công là cần có sự kết hợp giữa ý tưởng và quá trình kinh doanh. Không phải doanh nghiệp nào cũng thành công với mô hình kinh doanh canvas ngay từ lần đầu tiên. Nó cần phải qua quá trình trải nghiệm và thay đổi nhiều lần thì mới tối ưu mang lại hiệu quả nhất.
Mô hình Canvas đã được Apple áp dụng thành công như thế nào? Tham khảo ngay
Cho đến thời điểm hiện tại, Apple là một trong những Công ty thành công nhất với mô hình Canvas. Họ đã tham gia và góp phần thay đổi cuộc chơi về công nghệ trên toàn thế giới bằng việc cho ra mắt sản phẩm iPod.
Dù không phải là sản phẩm đi tiên phong trên thị trường về máy nghe nhạc kết hợp cùng mô hình kinh doanh độc đáo đã mang về những thành công nhất định. Ipod và iTunes thỏa thuận với các đối tác để tạo ra nền tảng âm nhạc trực tuyến, và các nhà sản xuất âm nhạc có thể bán nhạc của mình trực tiếp trên các cửa hàng trên hệ thống iTunes.
Mô hình Canvas giúp bạn lập ra kế hoạch tổng quan để hướng doanh nghiệp đặt mục tiêu một cách thực tế nhất. Bất kỳ ai cũng có thể tìm hiểu và bắt đầu áp dụng mô hình này cho chính doanh nghiệp của mình. Kinh tế đầu tư đã tổng hợp lại những ý chính giúp cho các bạn hiểu biết hơn về 9 yếu tố trụ cột trong mô hình. Hy vọng doanh nghiệp sẽ được định hướng đúng đắn cũng giống những công ty lớn đã từng thành công trước đó. Chúc bạn thành công!