Ngày tết ở Việt Nam luôn đi kèm những phong tục, truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Trong số đó, mâm ngũ quả là một trong những thứ không thể thiếu. Vậy mọi người có bao giờ thắc mắc mâm ngũ quả ngày tết gồm những gì và ý nghĩa của nó là gì hay không ?
Ý nghĩa mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả là một mâm có năm loại trái cây khác nhau, thường được các gia đình Việt chuẩn bị để lên bàn thờ trong những ngày Tết nguyên đán. Thông qua tên gọi của năm loại trái cây, mỗi gia đình đều gửi gắm vào đó những mong muốn khác nhau cho năm mới. Tùy vào vùng miền và thời kỳ mà hiện nay, mâm ngũ quả mang ý nghĩa trang trí nhiều hơn là ý nghĩa tâm linh.
Người phương Đông thường tin vào thuyết Ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Đây cũng là 5 yếu tố tạo nên vạn vật theo thuyết duy vật cổ đại, nên 5 loại quả tượng trưng cho sự đầy đủ và thể hiện ước muốn đạt được ngũ phúc lâm môn: Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh. Không chỉ vậy, trong văn hóa phương Đông, khong chỉ mâm ngũ quả mà nhiều quy luật tự nhiên khác cũng được gắn với chữ “ngũ” như: ngũ hành, ngũ cốc, ngũ quan, ngũ vị, ngũ tạng…
Chính vì vậy, mâm ngũ quả ngày Tết nhằm thể hiện mong muốn âm dương hòa hợp, sinh sôi nảy nở, phát triển. Và cũng bởi thế, cho nên ông cha ta đã chọn 5 loại trái cây để cúng vào đêm giao thừa với ngụ ý rằng: những sản vật này được đúc kết từ biết bao công sức, mồ hôi và nước mắt của người lao động, kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vạn vật sinh tồn.
>>> Mâm ngũ quả ngày Tết: nguồn gốc, ý nghĩa và một số lưu ý cần biết
>>> Ý nghĩa phong tục ngày tết và những câu chuyện thú vị
Mâm ngũ quả ngày tết gồm những gì – Ý nghĩa các loại quả
Mỗi loại quả trong mâm ngũ quả ngày tết lại mang một ý nghĩa khác nhau, tượng trưng cho một niềm khát khao, một nguyện vọng cháy bỏng của con người. Dưới đây là ý nghĩa của một số loại quả phổ biến nhất:
- Chuối: tượng trưng cho con cháu sum vầy, quây quần, đầm ấm hạnh phúc bên nhau và cùng nhau hứng lấy may mắn, luôn bao bọc và che chở cho nhau suốt đời.
- Phật thủ: tượng trưng cho bàn tay khổng lồ của Phật Tổ Như Lai luôn che chở cho cả gia đình.
- Bưởi: thể hiện mong muốn an khang, thịnh vượng.
- Lê, Đào, Cam, Quýt: tượng trưng cho sự thành đạt danh vọng, thăng tiến trong sự nghiệp.
- Lựu: mong muốn con đàn cháu đống.
- Táo: tượng trưng cho sự phú quý, giàu sang.
- Thanh long: tượng trưng cho rồng mây hội tụ, thể hiện sự phát tài phát lộc.
- Quả trứng gà/ Lêkima: là lộc trời cho.
- Dưa hấu: căng tròn, mát lành thể hiện sự ngọt ngào, may mắn.
- Sung: gắn với biểu tượng sung mãn, sức khỏe và tiền bạc.
- Đu đủ: nghĩ là đầy đủ, tượng trưng cho sự thịnh vượng.
- Xoài: phát âm giống như “xài” tượng trưng cho cầu mong việc tiêu xài không thiếu thốn.
Mặc dù thường có những thức quả trên và đã gọi là mâm ngũ quả thì tất nhiên sẽ phải có đủ 5 loại quả thế nhưng theo từng quan niệm của vùng miền đồng thời phụ thuộc vào mùa xuân hoa trái khác nhau mà mâm ngũ quả ngày Tết cũng có sự khác nhau.
Những lưu ý khi bày biện hoa quả
- Không nên bày những loại quả có gai, nặng mùi
- Không nên chọn mua những hoa quả quá chín:
- Nhiều người thường rất hay có thói quen mua quả/trái cây sớm để bày trí mâm ngũ quả ngày tết nhưng nếu mua phải những quả chín ép sẽ rất nhanh hỏng. Không những thế, mâm ngũ quả thường được để sau 30 Tết vài ngày vì thế bạn không nên mua và bày mâm ngũ quả quá sớm trước Tết.
- Không nên rửa quả trước khi đặt lên ban thờ vì sẽ làm quả sớm bị thối hoặc héo ở những chỗ còn đọng nước. Nếu bị như vậy, bạn có thể dùng khăn giấy ẩm lau là được.
- Không nên bày hoa quả giả
- ….
Truy cập đường dẫn để xem thêm nhiều Tin tức của Kinhtedautu.vn bạn nhé!!!
Có thể bạn sẽ quan tâm:
>>> Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết và bí ẩn phong thủy có thể bạn chưa biết
✨ Khởi nghiệp chỉ với 10 triệu đồng?! Xem ngay video bên dưới!! ✨
Comments 2