Có một mô hình kinh doanh mà không bao giờ hạ cơn sốt, bạn có biết là gì không? Đó là kinh doanh homestay. Bạn chỉ cần vài trăm triệu mà thu lại được khoản lợi nhuận gấp đôi số tiền bạn đang có. Để làm được điều đó, bạn cần trang bị cho mình những kinh nghiệm kinh doanh homestay cần thiết. Hãy cùng Kinhtedautu.vn tham khảo những kinh nghiệm này để hái ra tiền.
Thách thức của thị trường kinh doanh homestay hiện nay
Thị trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt
Mô hình kinh doanh homestay đang là xu hướng trong các mô hình kinh doanh. Mô hình này chủ yếu được triển khai ở các địa điểm du lịch thu hút được nhiều du khách. Trước sức hút mãnh liệt của mô hình này, người người nhà nhà đều đổ xô đi kinh doanh homestay nên tính cạnh tranh ở mô hình này rất gay gắt. Để tồn tại, chủ homestay cần tìm hiểu thật kỹ những kinh nghiệm kinh doanh homestay. Cũng như bạn phải đầu tư vào chất lượng, tính độc đáo và mức giá cả hợp lý.
Khó giữ chân được khách hàng cũ
Phân khúc khách hàng của mô hình kinh doanh homestay chủ yếu là giới trẻ thuộc gen Z và cuối gen Y. Sở thích của họ là được khám phá và trải nghiệm những cái mới mẻ.
Vì thế, khi có cơ hội được trở lại địa điểm du lịch đó họ sẽ ưu tiên lựa chọn những homestay khác thay vì chọn lại cái cũ. Nhưng không nên vì thế mà bạn kinh doanh không có tâm. Điều này đồng nghĩa với việc, bạn phải liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo được sự độc đáo riêng của bạn. Việc này giúp bạn ghi dấu ấn riêng trong lòng khách hàng. Nếu họ không quay lại, họ rất sẵn lòng để giới thiệu homestay của bạn cho người thân và bạn bè,…
Đồng thời, bạn nên học hỏi kinh nghiệm kinh doanh homestay của những homestay thu hút được nhiều du khách. Nó cũng sẽ giúp bạn tích lũy được nhiều kinh nghiệm và tránh được những rủi ro kinh doanh homestay.
Quản lý từ xa có thể gây thất thoát doanh thu
Thông thường, người chủ sẽ ở xa so với địa điểm kinh doanh homestay của họ. Do đó, họ không thể xuất hiện trực tiếp để quản lý homestay. Mà họ phải thuê người để quản lý thay mình, thường là người địa phương. Việc này làm bạn phải đối mặt với những rủi ro kinh doanh homestay. Người quản lý đó có trung thực trong quá trình thu nhận tiền phòng hay không?
Tuy nhiên bạn đừng lo lắng vì mọi vấn đề luôn có cách giải quyết. Bạn hãy sử dụng hình thức quản lý thông minh. Ví dụ việc sử dụng khóa từ do phần mềm tạo ra và dùng nó để mở phòng; người quản lý homestay bắt buộc phải nhập thông tin lên phần mềm nên rất khó để gian lận. Đây là giải pháp tránh thất thoát cũng như mang lại sự chuyên nghiệp cho homestay.
Khách review homestay không chính xác
Sống trong thời đại 4.0 như hiện nay, mọi người thường xem review của du khách đã trải nghiệm homestay. Sau đó, họ dùng nó để đánh giá về homestay đó như thế nào; rồi mới quyết định đặt phòng ở homestay đó. Vì vậy, việc đánh giá của du khách rất quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh, uy tín của homestay.
Các chủ homestay rất đau đầu khi có review xấu, rate sao thấp. Vì nó sẽ làm cho hiệu quả kinh doanh homestay giảm đi rất nhiều. Đồng thời, nhiều chủ homestay xấu tính sẽ thuê người đánh giá hay để lại review xấu cho homestay của người khác; tự để lại những review tốt cho homestay của mình. Nên bạn hãy chuẩn bị cho mình những kinh nghiệm kinh doanh homestay để tránh bị khách review không chính xác.
Rủi ro từ những khách đến thuê
Homestay được xây dựng lên với mục đích là du lịch và trải nghiệm. Nhưng đôi khi, nó bị du khách sử dụng sai với mục đích ban đầu. Họ dùng với những mục đích trái pháp luật như bay lắc, sử dụng chất kích thích. Nếu bị phát hiện, chủ homestay sẽ phải gánh trách nhiệm không nhỏ; việc dọn dẹp “chiến trường” cũng không hề dễ chịu. Để tránh những rủi ro này từ khách thuê; bạn cần có những kinh nghiệm kinh doanh homestay như theo dõi booking blacklist, từ chối khách thuê nếu có điểm nghi ngờ,…
Ngoài ra, còn có một rủi ro kinh doanh homestay cũng rất hay gặp phải. Đó là những khách ảo, hủy phòng ngang và vô trách nhiệm. Ví như khách hủy phòng trước giờ check in, book rồi hủy liên tục. Điều này vừa mất thời gian, công sức, vừa gây tổn thất doanh thu.
Có thể bạn sẽ cần!
Kinh nghiệm kinh doanh homestay – những điều cần chuẩn bị trước
Lựa chọn địa điểm homestay để xây dựng
Khi kinh doanh bất cứ sản phẩm hay dịch vụ nào cũng cần một vị trí đắc địa. Kinh doanh homestay cũng ngoại lệ. Tâm lý khách hàng khi đi du lịch là họ muốn được khám phá và trải nghiệm nhiều địa điểm; nên việc di chuyển giữa địa điểm homestay và các địa điểm cần tốn ít thời gian. Bạn hãy lựa chọn những khu vực đông dân cư, gần những địa điểm du lịch nổi tiếng. Việc lựa chọn vị trí để xây dựng là một kinh nghiệm kinh doanh homestay rất đáng lưu ý. Nó sẽ là yếu tố mang lại nhiều khách hàng nhất cho bạn.
Cân nhắc lựa chọn thiết kế không gian homestay
Những năm gần đây, các homestay mọc lên ngày càng nhiều. Thế nhưng có nơi lại rất thu hút khách, nơi lại không? Bên cạnh yếu tố vị trí đắc địa thuận tiện cho việc đi lại giữa các khu du lịch; liệu khách du lịch có đồng ý đi nơi xa trung tâm của khu du lịch không? Việc này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giá cả, chất lượng dịch vụ nhưng yếu tố thiết kế không gian homestay cũng rất quan trọng. Theo kinh nghiệm kinh doanh homestay của các chủ homestay thành công, việc thu hút du khách cần lựa chọn một thiết kế homestay sao cho độc đáo, khác biệt. Thiết kế này gợi lên nhu cầu muốn khám phá và tìm hiểu những phong cách thiết kế ấn tượng này.
Thủ tục kinh doanh homestay
Xây dựng homestay chỉ là bước đầu. Bạn muốn homestay đi vào vận hành cần mất một khoảng thời gian nữa để hoàn thành các quy định của pháp luật về kinh doanh trong homestay. Loại giấy tờ bạn cần được cấp đầu tiên là giấy phép kinh doanh; để được cấp phép kinh doanh bạn cần đáp ứng các yêu cầu trong các văn bản như: Luật Du lịch 2005, Nghị định số 46/2012/NĐ-CP, Nghị định 79/2014/NĐ-CP. Bên cạnh đó, ban cần được cấp: Giấy chứng nhận an ninh trật tự; Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy; giấy công nhận xếp hạng,…Hãy hoàn thành các loại giấy tờ này để tránh được các hệ lụy về sau và mất đi uy tín của thương hiệu.
Một vài kinh nghiệm kinh doanh homestay giúp đạt hiệu quả cao nhất
Sử dụng hiệu quả, đúng cách nguồn vốn đang có
Trước khi bắt tay vào, bạn hãy chuẩn bị kinh nghiệm kinh doanh homestay về sử dụng nguồn vốn đang có một cách hiệu quả. Số vốn bỏ ra tùy thuộc vào mục đích kinh doanh mà sẽ dao động cao hay thấp. Con số thường dao động từ 300-500 triệu đồng. Trong quá trình hoạt động homestay, sẽ có những chi phí phát sinh nên nhà chủ homestay cần dự trù một khoản bù lỗ vào những tháng đầu.
Khi bắt đầu kinh doanh, nhà đầu tư phải lên kế hoạch cụ thể cho các khoản phí sau:
- Tiền nghiên cứu thị trường+ thực hiện khảo sát + lên phương án thiết kế.
- Tiền cọc nhà + Thanh toán trước tiền nhà 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm (tùy quy định của chủ nhà).
- Tiền sửa sang lại homestay + Mua các trang thiết bị.
- Tiền dự trù chi phí phát sinh (10%).
- Tiền chi phí quảng cáo.
Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư mua đất để xây mới homestay thì chi phí sẽ lớn hơn. Giá của bất động sản tùy thuộc vào khu vực, diện tích và tùy vào thời điểm mà giá sẽ khác nhau.
Kinh nghiệm kinh doanh homestay – Nghiên cứu kỹ thị trường
Khi bắt tay vào đầu tư bất kỳ một lĩnh vực nào, bạn cần nghiên cứu thị trường một cách cẩn thận và kỹ lưỡng. Đặc biệt, kinh doanh homestay ngày càng trở nên cạnh tranh gay gắt hơn bao giờ hết.
Việc nghiên cứu thị trường homestay bao gồm những dữ liệu: Thông tin về khách hàng mục tiêu; xu hướng chung của thị trường homestay đang diễn ra như thế nào; tại khu vực triển khai homestay đã có bao nhiêu homestay, chúng hoạt động ra sao; thực hiện khảo sát về mức giá mong muốn của khách hàng; các quy định, chính sách về homestay như thế nào; công cụ nào quản lý homestay hiệu quả,..Khi có đầy đủ thông tin, bạn sẽ hoạt động homestay trơn tru và tốt nhất.
Đọc thêm! Những điều cần biết để kinh doanh homestay Đà Lạt hiệu quả sau dịch
Tận dụng nhiều nguồn tệp khách hàng từ các kênh khác nhau
Một trong những kinh nghiệm kinh doanh homestay giúp bạn hiệu quả cao nữa là tận dụng nhiều nguồn tệp khách hàng từ các kênh khác nhau. Việc tận dụng này giúp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn; duy trì ổn định nguồn khách; tăng hiệu quả kinh doanh. Ví dụ: từ data khách hàng cũ; các công ty du lịch; cộng đồng sinh hoạt chung… Ngoài ra, bạn có thể liên kết với kênh OTA (các đại lý du lịch trực tuyến) để hợp tác. Một số kênh OTA phổ biến như: Booking.com, Traveloka.com, Agoda.com,…
Kinh nghiệm kinh doanh homestay – Đề cao yếu tố con người
Nếu cơ sở vật chất, không gian homestay của bạn có tốt đến đâu. Nhưng thái độ phục vụ của con người không tốt thì khách hàng cũng sẽ rời bỏ bạn mà tìm một homestay khác. Homestay ngoài là môi trường, nó còn là cầu nối giữa con người với con người.
Trong kinh nghiệm kinh doanh homestay, con người là yếu tố quan trọng hàng đầu. Nếu nhân sự có ngoại ngữ tốt là một lợi thế, dù mọi thứ có tự động hóa đến đâu thì cũng không thể nào thay thế được con người. Ngoài ra, người làm dịch vụ homestay cũng cần có những khả năng tạo sự thân thuộc, gần gũi như một gia đình. Đó là những yếu tố mà chủ homestay cần ở nhân sự của họ.
Liên tục cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ
Cuối cùng trong những kinh nghiệm kinh doanh homestay để đạt hiệu quả, bạn cần liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ. Bởi vì mật độ homestay ngày càng dày đặc; nên du khách khi lựa chọn homestay để lưu trú cũng khắt khe hơn rất nhiều. Nếu chất lượng dịch vụ bạn không cải tiến thì bạn sẽ bị tụt về sau so với những homestay khác. Đồng thời, bạn nên cung cấp cho du khách những dịch vụ trải nghiệm mới lạ như: tự tay nấu nướng với chính những nguyên liệu họ đã thu hoạch được; khám phá miệt vườn,…
LỜI KẾT
Trên đây là những kinh nghiệm kinh doanh homestay hiệu quả giúp bạn gấp đôi số tiền bạn có. Hi vọng bạn sẽ tìm được hướng kinh doanh phù hợp với bản thân. Chúc bạn thành công và thuận lợi trong công việc kinh doanh của mình!
Các bài viết hot khác! Đọc ngay