8 Bước để bắt đầu kinh doanh nội thất mà bạn nên biết
Kinh doanh nội thất thông minh đang cho thấy được tiềm năng làm giàu ngày càng phát triển hơn trong tương lai. Nhưng bạn đừng lầm tưởng rằng, Kinh doanh thành công chỉ cần bắt tay vào làm là mọi chuyện sẽ suôn sẻ và trơn tru. Hãy vạch rõ cho bản thân một kế hoạch kinh doanh nội thất thật rõ ràng, cụ thể từng bước cần làm. Muốn thành công thì phải có một chiến lược cụ thể trước khi bắt đầu khởi nghiệp.

Lên ý tưởng kinh doanh
Đây có thể coi là bước đầu tiên và cũng là bước cực kỳ quan trọng. Trong phần lên ý tưởng này, bạn có thể nêu rõ về thông tin cơ bản của cửa hàng mình.
– Đặt tên cho cửa hàng của bạn: Không chỉ riêng kinh doanh nội thất mà bất cứ một ngành nghề kinh doanh nào cũng phải có một cái tên, một thương hiệu cho cửa hàng mình. Hãy đặt tên theo cách ngắn gọn và dễ hiểu và tránh trùng lặp với những chủ cửa hàng khác. Bạn có thể đặt theo tên chủ công ty, đặt tên có kèm tiếng anh, đặt tên theo địa danh, …
-
Đặt theo tên chủ công ty: Phát(Phát Đạt,Đại phát, Hùng phát, …), Đạt(Minh Đạt,Quốc Đạt, Mạnh Đạt, Tuấn Đạt, Hoàng Đạt…),…
-
Đặt tên có kèm tiếng anh: Công ty TNHH về nội thất thông minh Minh Decor, Công ty CPĐT và thiết kế nội thất Hoàng Design,…
-
Đặt tên theo địa danh: Công ty CP thiết kế về nội thất tại Hà Nội, công ty thiết kế nội thất nhà đẹp Hạ Long, công ty thiết kế nội thất nhà đẹp Sài Gòn, công ty thiết kế nội thất Sapa…
– Xác định cho cửa hàng phân khúc thị trường: Lựa chọn cho mình một phân khúc thị trường hợp lý, có thể là chung cư, văn phòng, khách sạn, nhà nghỉ,… Từ đó vạch ra nhóm khách hàng mà bạn muốn cung cấp là nhóm khách hàng nào: Và để lựa chọn ra mô hình kinh doanh nội thất phù hợp nhất như: Kinh doanh nội thất cho gia đình, Kinh doanh nội thất thông minh, nội thất cho văn phòng công ty, kinh doanh nội thất cũ thanh lý hay thiết kế và thi công nội thất,…
– Lựa chọn sản phẩm để kinh doanh:
-
Nội thất sản xuất trong nước và ngoại nhập: Thường sẽ có giá cả rất cao, mẫu mã đẹp và không mất chi phí về thiết kế. Ngược lại, nội thất nội giá thành sẽ rẻ hơn, phần lớn phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam. Nên nếu bạn tự tin về khâu chất lượng, mẫu mã, thì không lo là không bán ra được.
-
Nội thất kiểu truyền thống và hiện đại: Nội thất truyền thống thường là những vật dụng được làm từ chất lượng gỗ và hướng về chi tiết trang trí. Nội thất hiện đại thường thiên hướng về sự đơn giản hơn, tiện dụng và màu sắc hơn.Về giá cả thì thường nội thất truyền thống sẽ cao hơn do thời gian chế tạo ra tốn công và mất nhiều thời gian hơn.
- Nội thất thiết kế sẵn/thiết kế theo không gian: Với những mẫu này bạn có thể dễ dàng mua được vì đều là vật dụng đã có sẵn, và thiết kế mẫu tại showroom.

– Lựa chọn dịch vụ bạn sẽ cung cấp cho thị trường: Nếu bạn tự tin với tiềm lực của mình vừa kinh doanh, vừa thi công nội thất vừa thiết kế nội thất thì bạn đỡ tốn một đống chi phí. Còn không bạn hãy chỉ nên tập trung vào một mảng cố định như kinh doanh. Còn hai hạng mục kia bạn có thể cộng tác với bên thứ ba và có trình độ chuyên môn cáo sẽ giúp cho khách hàng cảm thấy hài lòng về dịch vụ của bạn.
Nghiên cứu thị trường
Bạn có thể tham khảo xung quanh khu vực gần bạn đã có đối thủ nào cũng kinh doanh lĩnh vực nội thất giống bạn chưa? Sản phẩm mà họ bán ra thuộc kiểu nội thất nào?…Hãy liệt kê ra nhiều câu hỏi càng tốt và trả lời chúng. Khi trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ biết được thị trường nào sẽ phù hợp nhất với cửa hàng của mình.
Hãy xác định và chọn một phân khúc thị trường phù hợp nhất: Nội thất cho gia đình, nội thất cho văn phòng trên công ty, nội thất thông minh,…
Xác định chiến lược kinh doanh
– Số vốn mà bạn sẽ chi cho lần đầu tư này sẽ là bao nhiêu. Số tiền đầu tư sẽ phụ thuộc vào số lượng, chất lượng hay mặt hàng đa dạng mà bạn muốn kinh doanh. thường vốn để mở một cửa hàng nội thất thấp nhất là từ 100 triệu, có thể lên đến mấy tỷ đồng.
– Dựa vào mặt hàng mà bạn cung cấp, để xác định ra nhóm khách hàng mục tiêu của mình. Những yếu tố như giới tính, độ tuổi, mức thu nhập như thế nào?…Hãy nghiên cứu tất cả và trả lời chúng.
– Phân tích đối thủ cạnh tranh với bạn: Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của bạn đối thủ. Bạn có thể truy cập vào website của đối thủ hay bất kỳ kênh marketing nào để tham khảo xem những thứ mà họ giữ chân khách hàng là gì? Khâu cskh của họ có ổn không? Lấy điểm Mạnh của họ để phát huy cho mình và điểm yếu của họ để mình khắc phục và phát triển nó hơn.
Tìm địa điểm kinh doanh và thiết kế cửa hàng
Nên lựa chọn địa điểm có mức sống của dân cư cao. Mặt bằng của bạn nên nằm ở các mặt đường lớn, đông dân cư. Hoặc ở đó sắp có các dự án lớn thi công phát triển,…Đây là những địa điểm khá thích hợp để bạn mở kinh doanh. Hãy đầu tư trong bước trang trí nội thất để tạo sự bắt mắt với khách hàng và mang đậm phong cách riêng của cửa hàng bạn.

Tìm nguồn hàng
Sau khi xác định được những thứ trên, bước tiếp theo bạn cần làm là nên xem thử nơi mà mình sẽ nhập hàng về bán. Dưới đây là 4 cách gợi ý cho bạn tham khảo về cách để có sản phẩm để bán:
– Lấy hàng tại các xưởng sản xuất: Tại đây sẽ có những mẫu sản phẩm của xưởng đó, và bạn chỉ cần đặt theo mẫu mà bạn muốn.
– Tự thiết kế và tự mở xưởng: Nghĩa là bạn phải có máy móc, nhân lực có tay nghề kỹ năng và gu thẩm mỹ cao. Việc tự mở xưởng sẽ tốn nhiều chi phí nhưng đổi lại nếu biết vận hành và phát triển sẽ đem đến những lợi ích vô cùng lớn.
– Nhập hàng từ Trung Quốc: Hàng Quảng Châu với đa dạng mẫu mã, nhiều hàng độc lạ. Bạn sẽ mất chi phí cho việc di chuyển. Tuy nhiên, hiện nay bạn vẫn có thể đặt hàng qua sàn TMĐT của Trung Quốc như: Tao bao, 1688, …nhưng nhược điểm của việc đặt hàng trên mạng là bạn không thể thấy và sờ nắm được vật dụng của mình có như trên mạng hay không.
– Trở thành đại lý phân phối cho các hãng nổi tiếng: Ưu điểm với hình thức này là bạn sẽ có những mẫu mã đẹp, chất lượng và không mất chi phí thiết kế. Tuy nhiên, bạn sẽ phải cạnh tranh mạnh với các đại lý đã có tên tuổi trên thị trường.
Chuẩn bị các bước liên quan đến thủ tục pháp lý
Muốn mở cửa hàng nội thất, bạn nên đăng ký giấy phép kinh doanh ngày từ bước đầu. Lựa chọn đăng ký kinh doanh hộ gia đình nếu cửa hàng của bạn nhỏ. Và đăng ký doanh nghiệp kinh doanh nếu bạn xác định mở cửa hàng với quy mô lớn.
Chuẩn bị trang thiết bị và nhân sự
Bạn nên thuê những nhân viên có gu thẩm mỹ cao, có kinh nghiệm bán hàng và có kiến thức về nội thất. Nhân viên bao gồm nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý kho, nhân viên vận chuyển,…
Về trang thiết bị bao gồm: Đèn điện, máy lạnh, mua phần mềm quản lý cửa hàng, máy in, máy check mã, camera giám sát để đảm bảo an ninh trật tự tại cửa hàng của bạn,..
Chiến lược Marketing
Để lôi kéo và tìm kiếm khách hàng tiềm năng thì tạo ra Marketing cho cửa hàng là một bước bạn không nên bỏ qua. Bạn có thể lựa chọn hình thức quảng cáo như phát tờ rơi, băng rôn quảng cáo, quảng cáo qua báo chí, truyền hình, banner đặt website,…Bạn cũng có thể kinh doanh thông qua sàn TMĐT như Tiki, Shopee, Lazada,…để thúc đẩy hiệu quả kinh doanh cao hơn. Bạn nên có một website, điều này là hết sức cần thiết. Bạn có thể chạy SEO, SEM, hay PR trên các mạng social: Facebook, youtube, tiktok, Zalo,…
3+ Kinh nghiệm kinh doanh nội thất cho người mới bắt đầu
Cùng kinhtedautu tìm hiểu về những kinh nghiệm kinh doanh nội thất cho người mới cần phải nắm khi bắt đầu chuẩn bị kinh doanh trong mặt hàng này.
Nên lựa kinh doanh nội thất loại nào?
Tùy vào đối tượng mục tiêu mà bạn hướng đến, cộng với địa điểm kinh doanh của bạn sẽ phù hợp cho dòng mặt hàng nội thất nào. Bạn có thể lựa chọn những dòng mặt hàng nội thất có đề cập ở phía trên:
- Mặt hàng ngoại thất/Nội thất
- Mặt hàng truyền thống hay hiện đại
- Mặt hàng nội thất có sẵn/thiết kế theo không gian
Sự khác biệt là mấu chốt giúp bạn thành công
Bắt kịp xu hướng mới của thời đại, luôn cập nhật những mẫu mã mới, độc đáo hơn, đẹp mắt hơn,… nhằm đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của khách hàng và thu hút khách hàng đến với sản phẩm của bạn.
Dưới đây là một số cách dành cho bạn nào muốn tạo nên sự khác biệt cho việc kinh doanh nội thất:
1. Khác biệt trong dịch vụ:
Để sáng tạo ra những sản phẩm với những kiểu dáng đặc biệt, mẫu mã đẹp, concept mới sẽ rất khó. Nhưng nếu bạn muốn có một dịch vụ thật sự khác biệt với nhà kinh doanh nội thất khác thì hãy chú tâm tạo sự khác biệt trong quy trình CSKH, quá trình cung cấp kiến thức cho khách hàng. Hay dịch vụ lắp đặt, quá trình mà cửa hàng của bạn giải quyết 1 đơn hàng cho khách,…Mỗi một điểm chạm của bạn đều sẽ để lại ấn tượng của thương hiệu cửa hàng bạn trong lòng khách hàng đó.
2. Khác biệt ở thương hiệu, hình ảnh cá nhân
Hãy nghiên cứu thật kỹ về đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn cũng như đối thủ cạnh tranh của bạn ở hiện tại và cả những đối thủ tiềm năng. Từ đó kết hợp với những ý tưởng mà bạn đã có sẵn để tạo ra những đặc trưng riêng cho thương hiệu cả về màu sắc và hình ảnh.

Hãy để hình ảnh cửa hàng, logo thương hiệu của bạn ở những nơi khách hàng dễ nhìn và dễ liên tưởng nhất. Bên cạnh đó, Kinh doanh nội thất đòi hỏi về phần thiết kế không gian cho căn phòng phải độc đáo, bắt mắt người xem. Vậy thì bạn hãy thể hiện và phô ra cho khách hàng thấy được sự độc đáo ngay trên showroom của bạn bởi phần bố trí thể hiện tính thẩm mỹ của mình.
Bắt kịp xu hướng để tư vấn cho khách hàng những sản phẩm phù hợp với không gian nội thất của họ nhất.
Hãy đầu tư mẫu mã đẹp, bắt mắt cho sản phẩm của mình. Đây sẽ là điểm cộng cho việc tăng khả năng cạnh tranh cao so với những cửa hàng khác.
Trang bị thật nhiều kiến thức để kinh doanh nội thất dễ dàng hơn
Mỗi bước đi trong kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh nội thất với vốn đầu tư càng cao thì bạn càng phải cẩn trọng, tính toán chính xác từng bước 1. Luôn trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm để tránh gặp những rủi ro cao nhất.
Trường hợp bạn không có sự am hiểu về nội thất, có thể bạn sẽ nhập phải những mặt hàng kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả, …Dẫn đến trường hợp chưa kịp bán sản phẩm của bạn đã bị hư hỏng và lỗi mốt. Không bắt kịp xu hướng của thời đại, chẳng những mất khách hàng mà bạn còn đối mặt với rủi ro như:bị tồn kho,lỗ vốn, bị phá sản.
Ứng dụng công nghệ bán hàng vào kinh doanh nội thất
Những nhà kinh doanh vẫn ôm ý định kinh doanh theo kiểu bán hàng thủ công giờ không còn là ý định hay ho và nó đã trở nên lỗi thời. Người ta nói nếu bạn muốn kinh doanh mà vẫn theo kiểu thủ công, không bán theo kiểu online thì thà khỏi kinh doanh làm gì.

Bởi nhu cầu mua sắm online và trọn gói ngày một tăng nhiều.Nghĩa là khách hàng sẽ mua món hàng và không cần quan tâm tới việc lắp đặt và bảo hành phía sau đó. Và bạn nếu muốn kinh doanh nội thất thì hãy tận dụng tới hình thức như này.Có thể thấy kinh doanh nội thất online là hay nhất hiện nay là nên sử dụng và bán hàng qua các nền tảng thông minh. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm nhân lực và thời gian, tiền bạc rất nhiều.
[Q&A] Những câu hỏi thường gặp khi kinh doanh nội thất
Kinh doanh nội thất nên chọn hàng nội hàng hàng nhập khẩu?
Nếu kinh doanh hàng nhập khẩu thường mẫu mã sẽ đẹp hơn, nhưng chi phí đầu tư sẽ cao hơn. Thường những showroom đầu tư nội thất ở Việt Nam mình thường sẽ làm đại lý phân phối cho các hãng sản xuất ở nước ngoài có tiếng như: Ikea( Và hiện có Uma, Ikshop…đang làm đại lý phân phối cho hãng này).
Ngược lại kinh doanh hàng nội hàng tự đóng bạn sẽ mất chi phí sản xuất thay vì chi phí nhập hàng về như hàng nhập ngoại. Và không cần phải lo về việc không bán được nếu bạn tự tin hàng của mình có mẫu mã đẹp, chất lượng, phù hợp với người dùng.
Có nên chọn tích hợp cả thiết kế và thi công?
Bạn là một người mới mở showroom kinh doanh hàng nội thất và bạn chưa có kinh nghiệm trong việc thiết kế nội thất thì lời khuyên là không nên tích hợp cả thiết kế và thi công nội thất.
Mỗi công trình đòi hỏi phải có trình độ kiến trúc, kinh nghiệm, và cả về quản lý thu công,…song song đó là những hạng mục như kính, gỗ, thảm, vách,…mỗi hạng mục đều có những đặc điểm riêng.
Vì vậy, nếu tiềm lực của bạn bị giới hạn, thì bạn hãy chỉ tập trung vào một mảng kinh doanh.Giỏi mảng nào thì hãy chuyên tâm, tập trung vào mỗi mảng đó, đừng lang mang, ôm đồm cả đống. Tiềm lực chưa có nhiều mà gánh một lúc nhiều tích hợp nhiều khi là lý do khiến cho dịch vụ của bạn không đạt kết quả cao.
Còn về thi công hay thiết kế thì bạn cũng chỉ nên ôm một hoặc hai hạng mục chính.Hoặc bạn có thể hợp tác với bên thứ ba có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao để nhận được lời đánh giá tích cực và sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của bạn.
Trên đây là những chia sẻ của kinhtedautu về kinh nghiệm cũng như các bước bạn cần chuẩn bị khi muốn bắt tay vào kinh doanh nội thất. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn nhiều. kinhtedautu chúc bạn sớm thành công với quyết định lựa chọn kinh doanh của mình.