Chứng Khoán
Đầu Tư
Sự kiện
Tài Chính Cá Nhân
Tiết Kiệm & Chi Tiêu
Gói Đầu Tư
Liên Hệ
Home Tài Chính Cá Nhân

Kinh doanh nhượng quyền là gì? 10+ Lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền phổ biến tại Việt Nam

Nguyễn Cẩm Tú by Nguyễn Cẩm Tú
30 Tháng Tám, 2022
in Tài Chính Cá Nhân
0
0
SHARES
126
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Hình thức kinh doanh nhượng quyền là một trong những hình thức kinh doanh khá đơn giản, và dễ dàng hơn các loại hình kinh doanh khác vì bạn có thể dễ dàng lựa chọn các thương hiệu uy tín khác nhau và nhiều ngành nghề khác nhau. 

Mục Lục

  1. Kinh doanh nhượng quyền là gì?
  2. Ưu điểm và nhược điểm của kinh doanh nhượng quyền mà bạn nên biết
    1. Ưu điểm
    2. Nhược điểm
  3. 4 Hình thức kinh doanh nhượng quyền phổ biến nhất hiện nay
    1. Nhượng quyền thương hiệu theo mô hình kinh doanh toàn diện
    2. Chuyển nhượng thương hiệu theo mô hình kinh doanh không toàn diện
    3. Nhượng quyền có tham gia quản lý
    4. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn
  4. 8+ Lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền thường thấy ở Việt Nam
    1. Lĩnh vực bán lẻ
    2. Lĩnh vực ăn uống
    3. Lĩnh vực làm chăm sóc sắc đẹp
    4. Lĩnh vực thời trang
    5. Nhượng quyền chuỗi bánh mì
    6. Nhượng quyền chuỗi gà rán, thức ăn nhanh
    7. Nhượng quyền quán lẩu nướng
    8. Nhượng quyền hiệu thuốc
  5. 2 Điều kiện cần chuẩn bị khi kinh doanh nhượng quyền
    1. Chuẩn bị nguồn vốn
    2. Nghiên cứu thị trường kinh doanh
  6. [Hướng dẫn] 8 Bước mở cửa hàng kinh doanh nhượng quyền chi tiết nhất
    1. Đánh giá năng lực bản thân
    2. Chọn thương hiệu
    3. Tìm hiểu về bên nhượng quyền
    4. Trải nghiệm
    5. Lựa chọn địa điểm
    6. Ký hợp đồng
    7. Tuyển dụng
    8. Mở cửa hàng nhượng quyền
  7. [Q&A] Những câu hỏi thường gặp khi kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam
    1. Nên bắt đầu kinh doanh nhượng quyền của thương hiệu Việt Nam hay các thương hiệu nước ngoài?
    2. Hình thức kinh doanh nhượng quyền có nguy cơ gặp rủi ro cao không?
    3. Tại sao các công ty lại chọn hình thức nhượng quyền kinh doanh?

Kinh doanh nhượng quyền là gì?

Kinh doanh nhượng quyền được hiểu đơn giản là việc mua lại một thương hiệu và kinh doanh sản phẩm của thương hiệu đó hoặc tiếp quản hay hợp tác đầu tư dựa trên một mô hình kinh doanh có sẵn. Để hiểu chính xác hơn, kinh doanh nhượng quyền thương hiệu là hình thức kinh doanh dựa theo hệ thống đã được xây dựng sẵn của thương hiệu đó từ việc bán sản phẩm của thương hiệu đến các quy trình cũng như dịch vụ, việc của nhà đầu tư là triển khai cũng như quản lý mô hình kinh doanh của mình.

Ưu điểm và nhược điểm của kinh doanh nhượng quyền mà bạn nên biết

Mọi hình thức kinh doanh đều có những tiềm năng hoặc những rủi ro. Vậy việc kinh doanh nhượng quyền sẽ có ưu nhược điểm gì?

Ưu điểm

Ưu điểm lớn nhất của việc kinh doanh nhượng quyền đó chính là bạn có thể giảm thiểu chi phí marketing tối đa nhờ việc thương hiệu đó đã có chỗ đứng trong thị trường, có lượng khách hàng nhất định. Đó là điểm tạo ra giá trị của thương hiệu để bạn có quyết định đầu tư hay không. 
Ngoài ra ngay từ khi bắt đầu và trong suốt quá trình kinh doanh, người được nhượng quyền sẽ được bên phía nhượng quyền hỗ trợ tối đa về mọi mặt như việc sắp xếp trang trí cửa hàng, xây dựng chiến lượng quảng cáo và nguồn nguyên liệu cũng sẽ do nhà nhượng quyền cung cấp sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và số tiền đầu tư.
Thứ ba là việc đầu tư sẽ giảm thiểu rủi ro hơn so với việc xây dựng thương hiệu mới, bạn sẽ được một team từ thương hiệu ‘’mẹ’’ giám sát chặt chẽ về quy trình, công thức sản phẩm và xử lý các vấn đề truyền thông.

Nhược điểm

Tuy nhiên sẽ có những hạn chế trong việc kinh doanh nhượng quyền mà bạn nên cân nhắc. Đầu tiên nếu bạn có một hướng đi riêng, muốn phát triển và xây dựng dấu ấn của riêng mình thì việc kinh doanh nhượng quyền sẽ hạn chế điều đó do các thương hiệu có sẵn đã có một bộ máy đi đầu và bạn không thể tự do sáng tạo hay thay đổi các công thức hay quy trình của thương hiệu đó.
Đối thủ cạnh tranh của bạn chính là những hệ thống con nhỏ lẻ được nhượng quyền và hầu như chúng ta không thể tạo nên ưu thế cạnh tranh nào với các nhà bán cùng thương hiệu ngoài việc có một mặt bằng tốt. Việc tạo nên sự khác biệt riêng biệt so với chuỗi hệ thống cùng thương hiệu khác rất khó vì chúng ta sẽ bị hạn chế việc cải tiến sản phẩm cũng như dịch vụ.

4 Hình thức kinh doanh nhượng quyền phổ biến nhất hiện nay

Kinh doanh nhượng quyền sẽ có nhiều hình thức khác nhau. Được chia thành 4 dạng cơ bản và phổ biến trên thị trường hiện nay.

Nhượng quyền thương hiệu theo mô hình kinh doanh toàn diện

Kinh doanh nhượng quyền toàn diện là mô hình nhượng quyền mà chủ đầu tư sẽ được công ty mẹ giám sát chặt chẽ nhất. Sẽ có hai loại phí cơ bản đầu tiên mà người được nhượng quyền phải thanh toán cho bên thương hiệu là phí nhượng quyền ban đầu và phí hoạt động. Song song đó cả hai bên sẽ có hợp đồng dài hạn tối thiểu 5 năm có thể lâu hơn đến 30 năm.
Nhà đầu tư sẽ được chuyển nhượng toàn diện từ công ty mẹ những việc sau:
  • Tên thương hiệu, sản phẩm của thương hiệu. 
  • Hệ thống kinh doanh, hệ thống quản lý, quy trình vận hành và mặt hình ảnh quảng cáo.
  • Bí quyết sản phẩm, bí mật kinh doanh hay công nghệ sản xuất độc quyền.

Chuyển nhượng thương hiệu theo mô hình kinh doanh không toàn diện

Tương tự quy cách mô hình kinh doanh toàn diện. Việc kinh doanh nhượng quyền không toàn diện cũng sẽ thực hiện các quy trình chuyển giao như như trên nhưng sẽ hạn chế một số yếu tố theo quy định của công ty ‘’mẹ’.
Đây là mô hình kinh doanh đẩy mạnh việc bán sản phẩm của bên nhượng quyền, chủ đầu tư sẽ phải trả các chi phí như chi phí sử dụng thương hiệu, chi phí sản phẩm. Bạn sẽ tự do hơn trong việc điều hành kinh doanh hệ thống của mình mà ít bị kiểm soát chặt chẽ hơn so với mô hình kinh doanh không toàn diện.

Nhượng quyền có tham gia quản lý

Nhượng quyền có tham gia quản lý là hình thức kinh doanh nhượng quyền thường gặp trong các tập đoàn lớn, chuỗi nhà hàng hay khách sạn.Bên nhượng quyền không chỉ chuyển nhượng thương hiệu và mô hình kinh doanh, họ sẽ trực tiếp cung cấp một quản lý điều hành doanh nghiệp cho chủ đầu tư. 

Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn

Mô hình kinh doanh nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn thích hợp cho những nhà đầu tư nhỏ mới bắt đầu. Đây là dạng kinh doanh liên doanh giúp bạn có thể tham gia trực tiếp và kiểm soát hệ thống khi bạn đã đầu tư vào công ty đó một số vốn nhất định, Sau đó tùy theo năng lực và từng đặc trưng của ngành hàng kinh doanh mà bên nhượng quyền sẽ điều chỉnh cũng như trao đổi rõ ràng hơn về mức lợi nhuận với chủ đầu tư.

8+ Lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền thường thấy ở Việt Nam

Ở Việt Nam kinh doanh nhượng quyền không còn quá xa lạ hay quá mới mẻ vì đã xuất hiện rất nhiều chuỗi thương hiệu lớn trong và ngoài nước. Một số lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền phổ biến nhất hiện nay

Lĩnh vực bán lẻ

Khi bắt đầu kinh doanh nhượng quyền trong lĩnh vực bán lẻ nhà đầu tư sẽ thấy mình là một chú cá nhỏ bé giữa đại dương bao la vì có vô số mặt hàng mà bạn có thể lựa chọn. Ngoài ra việc cạnh tranh cũng vô cùng khốc liệt nhưng lại mang đến lợi nhuận cao cũng như có nhiều sự lựa chọn về hàng hóa tùy theo sở thích sở trường của nhà đầu tư.
Cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ cũng rất lớn khi các tập đoàn và công ty ở nước ngoài như các cửa hàng tiện lợi, các thương hiệu mỹ phẩm, hay công ty xăng dầu đã lựa chọn Việt Nam là thị trường để phát triển, nên lựa chọn của nhà đầu tư cũng sẽ phong phú và đa dạng hơn dễ dàng tiếp cận với khách hàng do nhu cầu của người tiêu dùng cao.

Lĩnh vực ăn uống

Kinh doanh nhượng quyền trong lĩnh vực ăn uống cũng rất đa dạng, bạn có thể dễ dàng bắt gặp cửa hàng thức ăn nhanh từ các đơn vị như Pizza Hut, King BBQ hay các hệ thống nhà hàng nổi tiếng. Không nên bỏ qua các thương hiệu cà phê lớn là Highland Coffee, Starbuck hay Phúc Long. Đến các món ăn truyền thống thuần Việt như bánh mì, bánh cuốn cũng đang có bước chuyển mình để thích hợp với mô hình kinh doanh thời đại mới để thu hút nhà đầu tư xây dựng chuỗi thương hiệu trên khắp cả nước.Vì vậy FnB là lĩnh vực vô cùng tiềm năng để nhượng quyền kinh doanh, có lợi cho cả bên nhượng quyền và cả bên được nhượng quyền để phát triển thương hiệu tốt nhất.

Lĩnh vực làm chăm sóc sắc đẹp

Chăm sóc sắc đẹp trong thời đại mới là một nhu cầu thiết yếu của mỗi người, vì vậy đây là một lĩnh vực nhiều tiềm năng khi bắt đầu mô hình kinh doanh nhượng quyền trong những năm gần đây và những năm tới.
Lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp không chỉ gói gọn ở các spa hay salon tóc mà còn có các thương hiệu mỹ phẩm trong và ngoài nước đã có mặt trên thị trường Việt Nam và có mức độ uy tín cực kì cao thu hút người tiêu dùng.

Lĩnh vực thời trang

Kinh doanh nhượng quyền trong lĩnh vực thời trang được chia thành nhiều cấp độ khác nhau từ thương hiệu cao cấp thương hiệu trung cấp hay là thương hiệu bình dân.Mỗi phân khúc sẽ có những quy trình nhượng quyền khác nhau. Tuy nhiên dù ở phân khúc nào chủ đầu tư cũng dễ dàng tiếp cận được thị trường vì nhu cầu khách hàng khá cao. Tuy nhiên nếu bạn có đủ số vốn và tự tin về năng lực hãy lựa chọn phân khúc cao cấp, bán những dòng sản phẩm thời trang bền vững sẽ thu về lợi nhuận cao và xây dựng được nền tảng kinh doanh vững chắc và lâu dài.

Nhượng quyền chuỗi bánh mì

Bánh mì là món ăn vô cùng đặc sắc và nổi tiếng của Việt Nam trên khắp thế giới, vì vậy dù bạn là nhà sáng lập thương hiệu hay là một chủ đầu tư thì việc xây dựng chuỗi thương hiệu sẽ không quá khó khăn như các ngành hàng khác.

Mô hình kinh doanh bánh mì cũng không tốn quá nhiều chi phí, số vốn đầu tư ít, dễ dàng vận hành nhanh chóng. Điểm quan trọng nhất là thương hiệu bánh mì đang nhượng quyền kinh doanh phải có một công thức độc quyền thơm ngon đậm đà để khách hàng có thể nhớ lâu hơn.

Nhượng quyền chuỗi gà rán, thức ăn nhanh

Nhượng quyền kinh doanh chuỗi gà rán hay thức ăn nhanh là cách kinh doanh phổ biến và lâu đời từ các nước đã phát triển, dù mới du nhập tại Việt Nam trong 10 năm đổ lại đây nhưng các thương hiệu nhà hàng thức ăn nhanh là một trong những yếu tố quan trọng và mang đến nguồn lợi nhuận lớn cho các chủ đầu tư muốn thử sức trong ngành này.
Các chuỗi thương hiệu như KFC, Pizza Hut,…đều có một lượng khách hàng trung thành khổng lồ và màu mỡ để các nhà đầu tư có thể bắt đầu. Tuy nhiên nên lựa chọn kĩ lưỡng cũng như cân nhắc và các thương hiệu mới xuất hiện tại Việt Nam nhưng lại có cơ hội thành công lớn như vậy sẽ giảm thiểu sự cạnh tranh thay vì chọn những thương hiệu lớn.

Nhượng quyền quán lẩu nướng

Nhà hàng lẩu nướng mang lại nguồn doanh số khổng lồ nếu bạn biết cách vận hành và kiểm soát số lượng nguyên liệu cũng như quản dịch vụ khách hàng tốt. Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều tên tuổi có độ nổi tiếng phủ sóng trên toàn thế giới như Haidilao, Kichi Kichi hay Gogi đều là những tên nhà hàng quen thuộc và hầu như ai cũng phải trải nghiệm một lần. Vì vậy kinh doanh nhượng quyền các quán lẩu nướng sẽ có thể thu hồi vốn và tạo lợi nhuận nhanh chóng.

Nhượng quyền hiệu thuốc

Kinh doanh nhượng quyền trong lĩnh vực y tế hay nói cách khác là hiệu thuốc sẽ có nhiều yêu cầu pháp lý phức tạp hơn. Ngoài số vốn đầu tư, ngành này yêu cầu chủ đầu tư phải có nhiều kiến thức chuyên môn, giấy tờ và bằng cấp phù hợp để đăng ký kinh doanh nhượng quyền.
Pharmacy, Medicare là các thương hiệu đang phát triển mạnh mẽ trên thị trường Việt Nam.

2 Điều kiện cần chuẩn bị khi kinh doanh nhượng quyền

 

Chuẩn bị nguồn vốn

Tiền vốn chắc chắn là yếu tố quan trọng nhất khi bạn bắt đầu kinh doanh nhượng quyền. Nguồn tiền vốn sẽ được chia ra cho nhiều chi phí khác nhau đầu tiên là chi phí nhượng quyền thương hiệu, chi phí mặt bằng, chi phí nhân viên, chi phí quảng cáo và các khoản chi dự phòng khác. 

Hãy thử lên một bản kế hoạch chi tiết các khoản chi phí để có thể chuẩn bị sẵn nguồn vốn cần có và đừng quên thêm một khoản dự trù. 

Nghiên cứu thị trường kinh doanh

Nghiên cứu thị trường quyết định phần lớn trong sự thành công của kinh doanh nhượng quyền. Bạn phải nghiên cứu từ lịch sử phát triển thương hiệu, mô hình và loại hình kinh doanh của thương hiệu đó cũng như sự phổ biến và nổi tiếng của thương hiệu trên thị trường để cân nhắc và quyết định có nên đầu tư hay không.

[Hướng dẫn] 8 Bước mở cửa hàng kinh doanh nhượng quyền chi tiết nhất

Đánh giá năng lực bản thân

Bước đầu tiên trong việc kinh doanh nhượng quyền chính là đánh giá năng lực bản thân của mình để bạn có thể tự tin để bắt đầu kế hoạch của mình.Hãy tự đặt cho mình những vấn đề như tại sao phải chọn hình thức kinh doanh nhượng quyền? Thế mạnh của bản thân là gì? Cách để thu hút khách hàng và cách giải quyết các rủi ro để có một kế hoạch B dự trù.

Chọn thương hiệu

‘’Chọn mặt gửi vàng” là bước tiếp theo để bạn bắt đầu mô hình kinh doanh nhượng quyền. Thương hiệu nào là thương hiệu phát triển nhất, quy mô thương hiệu và sản phẩm kinh doanh là những vấn đề cần chú ý để lựa chọn một thương hiệu uy tín, có khả năng thu về lợi nhuận cao.

Tìm hiểu về bên nhượng quyền

Khi đã lựa chọn được 1-2 thương hiệu phù hợp, hãy tìm hiểu kĩ hơn về các chính sách kinh doanh nhượng quyền của thương hiệu đó. Các thương hiệu lớn sẽ có hình thức nhượng quyền kinh doanh phức tạp, đòi hỏi nhiều giấy tờ pháp lý hay quy trình nhượng quyền sẽ có nhiều nguyên tắc.Các thương hiệu nhỏ hơn thì sẽ có quy cách đơn giản và dễ dàng hơn.

Ngoài ra bạn cũng nên đánh giá năng lực của công ty nhượng quyền để xác định rằng họ có năng lực trong việc kinh doanh và phát triển thương hiệu.

Trải nghiệm

Trải nghiệm của bạn chính là trải nghiệm của khách hàng, vì vậy hãy thử trải nghiệm dịch vụ của các thương hiệu mà bạn quan tâm để đánh giá chi tiết về chất lượng dịch vụ hay sản phẩm của thương hiệu mà bạn đang cân nhắc đầu tư. Như vậy bạn sẽ đưa ra được quyết định khách quan và chính xác nhất cũng như đề xuất điều chỉnh các vấn đề bất cập nếu bạn quyết định chọn thương hiệu đó để kinh doanh nhượng quyền. 

Lựa chọn địa điểm

Một trong những bước quan trọng nữa để bắt đầu kinh doanh nhượng quyền là việc lựa chọn mặt bằng, địa điểm kinh doanh.Không chỉ mặt bằng phải có vị trí địa lý tốt đẹp, chi phí phải hợp lý để đảm bảo được việc thu lại được lợi nhuận.Hãy hỏi bên phía đối tác về chiến lược tìm vị trí để có thể dựa vào đó tìm được địa điểm kinh doanh phù hợp.

Ký hợp đồng

Bước quan trọng nhất khi kinh doanh nhượng quyền là ký hợp đồng. Sau khi đã thương thảo và cân nhắc kĩ lưỡng, tìm được địa điểm phù hợp, đừng xem nhẹ việc ký kết hợp đồng vì đó là một trong những giấy tờ quan trọng nhất để hỗ trợ bạn cho những vấn đề phát sinh sau này. Hãy xem xét những điều khoản gây bất lợi cho bạn và ưu tiên những quyền lợi của bạn và chắc chắn rằng phải được in rõ ràng trong bản hợp đồng. Ngoài ra bạn cũng nên quan tâm thêm đến các khoản chi trả để bảo đảm tính chính xác nội dung sau khi bạn đã thảo luận với phía đối tác để mang tính minh bạch và công bằng cho cả hai bên.

Tuyển dụng

Cuối cùng là việc đăng tuyển và tìm cho mình những nhân sự nhiệt huyết và tích cực. Nhân viên sẽ phải tham gia các khóa đào tạo từ phía đối tác nhượng quyền kinh doanh để phổ biến kĩ hơn các quy trình cũng như những quy tắc kinh doanh của thương hiệu đó để đảm bảo chất lượng dịch vụ không bị chênh lệch với các cửa hàng tham gia hình thức kinh doanh nhượng quyền như bạn. 

Mở cửa hàng nhượng quyền

Mô hình cửa hàng nhượng quyền sẽ nhanh chóng giúp bạn thu hồi được lượng vốn và phát sinh lợi nhuận trong việc kinh doanh nhượng quyền và giúp hạn chế các rủi ro. Nhưng bạn phải đảm bảo được các điều kiện của chủ thương hiệu vì các điều kiện nhượng quyền hầu như đều cực kì khắt khe và có thể khiến bạn gặp rắc rối cho việc làm ăn lâu dài.

[Q&A] Những câu hỏi thường gặp khi kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam

Nên bắt đầu kinh doanh nhượng quyền của thương hiệu Việt Nam hay các thương hiệu nước ngoài?

Việt Nam là một thị trường lớn mà các công ty nhượng quyền ở nước ngoài đang muốn tham gia song song đó đã có nhiều thương hiệu mang hình thức nhượng quyền kinh doanh từ nước ngoài và thành công rực rỡ tại Việt Nam. Tuy nhiên các thương hiệu Việt trong những năm gần đây có bước chuyển lớn, mô hình kinh doanh quy mô hơn. Nên bạn có thể tùy ý lựa chọn mô hình kinh doanh hay thương hiệu mà bạn yêu thích và đã tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng dù là thương hiệu Việt hay thương hiệu nước ngoài.

Hình thức kinh doanh nhượng quyền có nguy cơ gặp rủi ro cao không?

Chắc chắn việc kinh doanh nào cũng sẽ có những rủi ro nhất định, kinh doanh nhượng quyền cũng không ngoại lệ. Việc quan trọng là bạn có thể tự tin để giải quyết các vấn đề cũng như đủ kiến thức để duy trì và vận hành việc kinh doanh của mình một cách trơn tru nhất. Đặc biệt là không nên quá tiêu cực trong mọi tình huống vì nó có thể gây cản trở việc kinh doanh của bạn rất nhiều.

Tại sao các công ty lại chọn hình thức nhượng quyền kinh doanh?

Nhượng quyền kinh doanh là hình thức cho phép doanh nghiệp mở rộng thị trường của mình hơn trên khắp thế giới. Không chỉ có kinh doanh một điểm nhất định như việc kinh doanh truyền thống. Điều này sẽ giúp nhân rộng quy mô doanh nghiệp và tạo cơ hội để những chủ đầu tư có thể tham gia đồng hành và quản lý. 

Kinh doanh nhượng quyền là hình thức kinh doanh phổ biến hiện nay mà nhiều nhà đầu tư có thể tham gia. Tuy nhiên Kinh tế đầu tư nhận thấy rằng bạn nên nắm được các quy tắc cơ bản khi lựa chọn loại hình kinh doanh này để có những hạng mục yêu cầu phù hợp khi bắt đầu hợp đồng với đối tác. Cũng như lựa chọn ngành kinh doanh phù hợp với bản thân để có thể trực tiếp tham gia quản lý cũng như phát triển.

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm Kiếm

No Result
View All Result

Tin Mới

thuong-hieu-vsj

VSJ tưng bừng khai trương showroom đầu tiên mở đầu chuỗi kinh doanh “Tiệm vàng 4.0”

27 Tháng Mười Hai, 2022
Huong-dan-cach-kiem-tra-ho-so-vay-doctordong-chi-tiet!

Bạn muốn kiểm tra hồ sơ vay doctordong? Đọc ngay để rõ!

30 Tháng Mười Hai, 2022
Bi-kip-kinh-doanh-thoi-trang-khong-phai-ai-cung-biet

Đọc ngay! Bí quyết kinh doanh thời trang cho người mới bắt đầu

28 Tháng Mười Hai, 2022
Đoc-ngay-kinh-doanh-theo-mang- va-nhung-đieu-can- biet

Kinh doanh theo mạng là gì? Tất tần tật những điều cần biết về kinh doanh theo mạng

28 Tháng Mười Hai, 2022

KINH TẾ ĐẦU TƯ
Chuyên trang cung cấp tin tức đầu tư hàng đầu

  • Hotline: 028 9999 6789
  • Email: kinhtedautu245@gmail.com
  • Địa chỉ: 107 Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

VỀ CHÚNG TÔI

  • Gói Đầu Tư
  • Hoạt Động Đầu Tư
  • Quỹ Bất Động Sản
  • Báo Chí
  • Tư Vấn

CHÍNH SÁCH

  • Điều Khoản Và Điều Kiện
  • Chính Sách Bảo Mật Thông Tin

CHỨNG NHẬN