Kinh doanh nhượng quyền ít vốn là hình thức kinh doanh không còn xa lạ tại thị trường Việt Nam. Việc mở một thương hiệu riêng hiện nay vô cùng tốn kém và sẽ gặp nhiều rủi ro. Tốc độ phát triển về công nghệ thông tin kỹ thuật số cộng thêm sự đa dạng từ nhiều thương hiệu khiến cho mô hình kinh doanh nhượng quyền ngày càng được nhiều người quan tâm.
Tận dụng sức mạnh thương hiệu, các cá nhân khởi nghiệp cùng mô hình nhượng quyền sẽ giúp giảm thiểu tối đa những rủi ro, chi phí nhượng quyền cũng đỡ tốn kém hơn so với mở thương hiệu riêng, tận dụng việc đi trên vai những ông khổng lồ sẽ giúp đơn vị khởi nghiệp thu hồi vốn và tăng lợi nhuận nhanh chóng. Đọc hết bài viết để hiểu hơn về mô hình này nhé!
Kinh doanh nhượng quyền là gì?
Kinh doanh nhượng quyền là mô hình kinh doanh mà bên nhượng quyền cho phép bên nhận nhượng quyền được phép sử dụng các dịch vụ và mua hàng theo bên nhượng quyền quy định.
Có những quy định bên nhượng quyền có quyền đưa ra. Bắt buộc phải sử dụng thương hiệu, bộ CIP tiêu chuẩn trong các hoạt động quảng cáo, hàng hóa và biểu tượng kinh doanh của bên nhượng quyền.

Bên được nhượng quyền sẽ nhận được sự trợ giúp trong việc điều hành kinh doanh từ bên nhượng quyền, và có quyền kiểm soát vấn đề đó.
Bên được nhượng quyền ký hợp đồng theo đúng những thỏa thuận chung và có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ tiền bản quyền với bên nhượng quyền.
Ưu nhược điểm của kinh doanh nhượng quyền
Ưu điểm
Một trong những ưu điểm nổi bật khi kinh doanh mô hình nhượng quyền đó là việc thương hiệu đã khẳng định được vị trí trên thị trường. Hầu hết các thương hiệu nhượng quyền đã có thương hiệu, cửa hàng gốc, có tiếng trong giới kinh doanh, xác định được phân khúc khách hàng và xây dựng được tệp khách hàng trung thành.
Khi đó giá trị việc nhượng quyền mới trở nên có giá trị và các hộ kinh doanh/ cá thể nhận nhượng quyền thương hiệu sẽ giảm được tối đa rủi ro trong quá trình xây dựng thương hiệu mới. Tận dụng những ưu thế có sẵn khi xây dựng mô hình nhượng quyền thương hiệu, bạn không cần phải lo lắng việc làm sao để thu hút khách hàng mà chỉ cần tập trung làm sản phẩm/ dịch vụ thật tốt và quản lý hiệu quả.
Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm
Đơn vị nhận nhượng quyền sẽ được thương hiệu “mẹ” hỗ trợ đầy đủ về quy trình vận hành và giám sát chặt chẽ về mặt chất lượng. Từ việc tuyển chọn nguyên liệu đầu vào, công thức chế biến, pha chế và quy trình đào tạo nhân viên, thuê quản lý,…sẽ được thống nhất và động bộ giữa các chi nhánh được nhượng quyền. Đối với những người mới lần đầu kinh doanh thì có thể dễ dàng bắt đầu với hình thức này.
Bên nhượng quyền có nghĩa vụ hỗ trợ tối đa cho bên nhận nhượng quyền
Bên nhận quyền thương hiệu được bố trí và setup đồng bộ về cách trang trí, marketing, đưa ra ý tưởng quảng cáo và tiếp thị,… tất cả đều được bên nhượng quyền hỗ trợ, quá trình quản lý và vận hành sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Nhược điểm
Không có sự sáng tạo về thương hiệu cá nhân:
Chủ thương hiệu sẽ là người quyết định về việc sử dụng thương hiệu, phong cách trang trí thiết kế và các chiến dịch truyền thông quảng cáo. Do vậy bên được nhượng quyền thương hiệu sẽ không được thiết kế hay sáng tạo chương trình theo ý riêng.
Sẽ có sự cạnh tranh giữa các chi nhánh nhượng quyền:
Cùng lúc đó nếu thương hiệu nhượng quyền cho quá nhiều các đơn vị con thì sẽ có sự cạnh tranh trong quá trình kinh doanh. Trong quá trình kinh doanh, các đơn vị con sẽ bị ràng buộc doanh thu đối với từng cửa hàng, trong trường hợp không đạt thì sẽ bị cắt giảm chi phí hợp đồng.
Nếu doanh nghiệp thương hiệu bị những “Scandal” không hay như về chất lượng sản phẩm, nguyên liệu đầu vào không đảm bảo hay thái độ phục vụ không được tốt. thì cũng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi kinh doanh thương hiệu con, thậm chí nếu không xử lý khéo léo rất dễ dẫn đến thương hiệu bị tẩy chay.
Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu cần chuẩn bị những gì?
Chuẩn bị vốn
Kinh doanh bất cứ ngành nghề nào cũng cần vốn. Tùy theo từng lĩnh vực mà chi phí nhượng quyền cao hoặc thấp. Tuy nhiên số vốn tiền để bỏ ra tham gia vào mô hình nhượng quyền sẽ có thể ít hơn so với việc bạn mở ra kinh doanh một thương hiệu riêng.
Các loại chi phí cố định cần bỏ ra khi mở kinh doanh nhượng quyền thương hiệu:
Chi phí thuê mặt bằng, setup cửa hàng
Chi phí nhượng quyền thương hiệu
Chi phí chuẩn bị nguyên vật liệu và các thiết bị máy móc cho cửa hàng.
Chi phí quản lý và thuê nhân viên
Chi phí dự phòng và xoay vòng vốn
Các nhà đầu tư cần tính toán kỹ lưỡng và lên kế hoạch về các khoản chi phí cố định hàng tháng trong vòng 3-6 tháng để tránh những rủi ro không đáng có.
Nghiên cứu thị trường
Để thành công với mô hình nhượng quyền, cần tìm hiểu thị trường lĩnh vực kinh doanh mà tương lai mình muốn làm. Thương hiệu có đủ độ uy tín và và chi phí bỏ ra đầu tư có xứng đáng hay không?
Mua phần mềm hỗ trợ quản lý
Bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ và giới thiệu cho bạn phần mềm quản lý bán hàng hiệu quả. Các phần mềm này sẽ giúp doanh nghiệp quản lý tốt nguyên vật liệu và thu thập giúp làm dịch vụ chăm sóc khách hàng được tốt hơn.
Ngoài ra hỗ trợ rất tốt cho việc quản lý mọi hoạt động bán hàng diễn ra tại cửa hàng, giúp chủ cửa hàng có cái nhìn tổng quan điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho phù hợp để đáp ứng đủ mức doanh thu của đơn vị nhượng quyền.

Những mô hình nhượng quyền kinh doanh phổ biến năm 2022
Mô hình bán lẻ
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu bán lẻ đa dạng về thương hiệu và có sự phát triển mạnh mẽ từ các thương hiệu trong và ngoài nước. Một số thương hiệu bán lẻ quốc tế đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam phải kể đến như 7-Eleven, Circle K, Miniso, Family mart, … Việt Nam cũng có sự xuất hiện với chuỗi bán lẻ đến từ thương hiệu Vin (Vinsmart). Tại các thành phố lớn là cơ hội với các thương hiệu nổi tiếng với sức mua cao và sự phát triển mạnh hơn nữa.
Kinh doanh xăng dầu cũng là mô hình kinh doanh được khá nhiều các nhà đầu tư quan tâm. Đối với một nước có phương tiện lưu thông lên đến hơn một nửa là xe máy, lượng cung chưa đủ để đáp ứng nhu cầu. Vì vậy đây được đánh giá là mô hình thu hồi vốn nhanh và có lợi nhuận.
Để thành công với mô hình nhượng quyền bán lẻ, với các thương hiệu cần đảm bảo về chất lượng, mức giá phù hợp. Bên cạnh đó, thị trường thay đổi mỗi ngày, yếu tố công nghệ cũng góp phần để đáp ứng đối với nhà nhượng quyền và bên được nhượng quyền.

Lĩnh vực ăn uống F&B
Lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng với các thương hiệu lớn trong lĩnh vực F&B như KingBBQ, Dairy Queen, Baskin Robbin,…đến ngày nay đã có nhiều thương hiệu quốc tế gia nhập như Highlands Coffee, Starbuck hoặc mô hình bánh mì Việt bình dân Má Hải.
Nhưng sôi động nhất phải kể đến thị trường kinh doanh trà sữa. 5 năm trở lại đây thị trường này với sự góp mặt của các thương hiệu trà sữa nổi tiếng như Koi Thé, The Alley, Gongcha,…đã thu hút được một số lượng lớn khách hàng giới trẻ.
Có thể nói với mô hình nhượng quyền nào cũng sẽ gặp rất nhiều rủi ro, nhưng trà sữa vẫn là mô hình được đánh giá là thu hồi vốn nhanh và do nhu cầu ngày một tăng cao và rủi ro cũng sẽ ít hơn các ngành khác.
Ngoài ra, nhu cầu đến ăn tại các quán lẩu nướng theo phong cách Hàn Nhật cũng được nhiều người ưa chuộng. Xu hướng nhượng quyền trong ngành này cũng phát triển nhiều hơn và đã có không ít nhà đầu tư chọn kinh doanh nhượng quyền thương hiệu và mở ra chuỗi hệ thống nhà hàng có thể kể đến như Kichi Kichi, AKa, Gogi,…
Lĩnh vực làm đẹp
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe và làm đẹp ngày càng nhiều hơn với đủ các độ tuổi và giới tính. Ở Việt Nam hiện nay chưa có nhiều mô hình nhượng quyền trong lĩnh vực này cho nên thị trường này vẫn là miếng mồi béo bở cho các nhà đầu tư có cơ hội phát triển trong thời gian tới. Đây vẫn là loại hình kinh doanh tiềm năng trong mô hình kinh doanh nhượng quyền, trong khi các thị trường bán lẻ hoặc ăn uống có phần cạnh tranh gay gắt hơn.
Lĩnh vực thời trang
Thị trường Việt Nam với nhiều phong cách thời trang khác nhau đang dần được định hình, nhiều mẫu mã đa dạng phù hợp với mọi lứa tuổi, giới tính. Hòa chung với thị trường Đông Nam Á, cũng giống như trong lĩnh vực ăn uống hay bán lẻ thì mô hình nhượng quyền kinh doanh trong lĩnh vực thời trang cũng khá nhộn nhịp với các thương hiệu từ trong nước đến quốc tế. Nếu bạn đam mê kinh doanh nhưng vốn ít, hãy cân nhắc với mô hình nhượng quyền từ một vài thương hiệu uy tín trong nước đến từ Blue exchange, couple TX hoặc Gumac,…
Nhượng quyền chuỗi bánh mì
Bánh mì được thế giới là một trong những món ăn bình dân và được nhiều người lựa chọn. Hòa theo xu hướng mô hình kinh doanh nhượng quyền, nhiều thương hiệu bánh mì có tiếng cũng đang áp dụng. Đây gần như là hình thức nhượng quyền ít vốn nhất và được hỗ trợ tối đa trong việc quảng cáo.
Mô hình nhượng quyền thức ăn nhanh, gà rán
Thức ăn nhanh là sự lựa chọn yêu thích của nhiều bạn trẻ vì sự nhanh gọn và tiện lợi. Cơ hội để phát triển và thành công trong ngành này cũng khá cao. Kể đến thương hiệu thức ăn nhanh ở nước ngoài thực hiện nhượng quyền ở thị trường Việt Nam phải kể đến các thương hiệu như KFC, Lotteria, McDonald’s,…Thì ở Việt nam cũng xuất hiện các thương hiệu được nhiều người biết đến như 3 Râu cũng đang phát triển và mở rộng chuỗi nhượng quyền một cách mạnh mẽ.
Nhượng quyền hiệu thuốc
Hệ thống nhà thuốc tại Việt Nam có thể nói là chưa bao giờ nhiều như thời điểm hiện tại. Tuy nhiên để kinh doanh nhượng quyền thành công với mô hình này thì cần phải có lượng kiến thức khá nhiều với giấy tờ hành nghề và bằng cấp liên quan. Lợi nhuận trong ngành này cũng rất hấp dẫn neen đã thu hút không ít nhà đầu tư quan tâm. Một số thương hiệu cần kể đến như Minh Châu, Pharmacy, Medicare,…
6 thương hiệu kinh doanh nhượng quyền ít vốn mà bạn nên biết
Bánh mì Má Hải
Chi phí nhượng quyền: 20-25 triệu
Thời gian nhượng quyền thương hiệu trong 4 năm.
Bộ nhận diện thương hiệu.
Trang thiết bị: xe bán hàng, bếp gas và máy ép chả,…
Phí sử dụng tên thương hiệu 2,5%
Hamburger Ông Tây
Chuỗi thương hiệu này đã có mặt trên khắp 63 tỉnh thành với hơn 500 mô hình nhượng quyền. Đây là thương hiệu chuyên phục vụ ăn sáng với mức giá bình dân dao động từ 18.000đ. Chi phí đầu tư cho mô hình này vào khoảng 22-23 triệu.
Xôi cụ Nho
Đây là thương hiệu được thành lập từ năm 2016. Chuỗi nhượng quyền đã có 39 kiot xe trải khắp thành phố Hồ Chí Minh và được đánh giá là chuỗi nhượng giá rẻ, chi phí dao động chỉ từ 18-20 triệu, đây là lựa chọn phù hợp hoàn vốn nhanh trong khoảng từ 1-3 tháng.

Cửa hàng gà rán Five star
Five Star là thương hiệu không còn xa lạ với nhiều khách hàng. Đây là mô hình khá đơn giản với một chiếc xe tiện di chuyển, với mô hình này có thể linh động thay đổi điểm bán. Chi phí nhận nhượng quyền thương hiệu này tầm khoảng 25-70 triệu tùy theo loại mô hình. Với mức chi phí thấp, bạn có thể xem xét kinh doanh với thương hiệu này!
Bánh mì Kebab
Kebab là loại bánh mì tam giác đến từ Thổ Nhĩ Kỳ và xuất hiện tại thị trường Việt Nam từ năm 2014. Hiện nay bánh mì này khá phổ biến, với giá cho một cái khá rẻ cho nên nhanh chóng thu hút sự chú ý của người mua. Bạn có thể cân nhắc với 2 thương hiệu Kebab Sunrise Kebab và Kebab Torki với mức chi phí nhượng quyền từ 35- 70 triệu.
Trà sữa Te Amo
Thu hút đông đảo giới trẻ quan tâm, chỉ với 19k/1 ly trà sữa, menu đa dạng với các loại đồ uống thịnh hành. Te Amo hiện nay phát triển với chuỗi 100 cửa hàng tại nhiều thành phố lớn. Tuy nhiên mức giá nhượng quyền một cửa hàng sẽ lên đến vài trăm triệu bao gồm chi phí máy móc, thiết bị, đào tạo nhân viên, nguyên vật liệu, brand,… cho nên sẽ tương đối phù hợp với người có vốn dư dả.
Quy trình trọn vẹn khi mở một cửa hàng nhượng quyền
Sau đây Kinh tế đầu tư chia sẻ đến bạn quy trình trọn vẹn khi nhượng quyền thương hiệu:
Bước 1: Xem xét khả năng bản thân
Trước khi quyết định kinh doanh nhượng quyền thì hãy tự trả lời những câu hỏi để nhận định khả năng bản thân được đến đâu:
Lý do bạn không lập thương hiệu cho riêng mình?
Kinh doanh mô hình nhượng quyền thương hiệu có phải là lựa chọn tốt?
Bước 2: Lựa chọn thương hiệu
Bạn kinh doanh thành công hay thất bại đều phụ thuộc vào sự lựa chọn thương hiệu. Mỗi thương hiệu đều có những quy định riêng mà bạn nhận nhượng quyền bắt buộc phải đáp ứng đầy đủ.
Để chọn thương hiệu phù hợp nên có sự đánh giá tổng quan, tìm hiểu kỹ thông tin và so sánh, đưa ra 3 thương hiệu phù hợp với tiêu chí và nổi tiếng trên thị trường để liên hệ.

Bước 3: Tìm hiểu và thu thập thông tin từ bên nhượng quyền
- Kiến thức nền tảng trong ngành
- Môi trường và đối thủ cạnh tranh, vị trí thương hiệu bên nhượng quyền
- Quá trình huấn luyện đào tạo và hỗ trợ bên nhượng quyền
- Lợi điểm bán hàng độc nhất để cạnh tranh (USP) của đơn vị nhượng quyền
- Kiến thức tổng quan và định hướng ngành trong lĩnh vực kinh doanh
- Cần làm gì để thành công trong việc kinh doanh thương hiệu này!
Bước 4: Trải nghiệm mô hình
Bạn nên dành thời gian để đến trực tiếp tham quan mô hình kinh doanh sản xuất bên nhượng quyền và một mô hình nhượng quyền trong chuỗi thương hiệu mà bạn tham gia. Sử dụng thử sản phẩm, trải nghiệm dịch vụ, môi trường kinh doanh ở các sản phẩm dịch vụ của họ.
Với tư cách một khách hàng để có cái nhìn khách quan đưa ra đánh giá về những điều được yêu thích hoặc chưa hài lòng ở cửa hàng. Rút kinh nghiệm những điều chưa hoàn thiện ở cửa hàng mình và điều chỉnh cho phù hợp.
Bước 5: Chọn lựa địa điểm
Cần chọn những mặt bằng kinh doanh phù hợp với khả năng tài chính và có thể đáp ứng được mức lợi nhuận cam kết.
Học hỏi chiến lược chọn địa điểm kinh doanh từ bên nhượng quyền. Thảo luận với bên nhượng quyền để học hỏi chiến lược chọn địa điểm của họ. Như vậy có thể tránh được rủi ro khi cạnh tranh với những bên nhận nhượng quyền trong chuỗi thương hiệu.
Bước 6: Đồng ý thỏa thuận và ký kết hợp đồng
Sau khi đã xem xét kỹ các yếu tố, đạt được những thỏa thuận chung thì 2 bên đi đến việc ký hợp đồng. Hợp đồng sẽ có phần hướng lợi ích đến công ty nhượng quyền nhiều hơn, cho nên cần tham khảo kỹ các điều khoản từ chuyên gia trong ngành và tiến hành thương lượng lại nếu có những điều khoản chưa phù hợp. Trước khi ký hợp đồng nhượng quyền, cần chú ý những điều sau:
– Khu vực kinh doanh nhượng quyền
– Chi phí mô hình nhượng quyền – chi phí tháng
– Điều khoản khi chấm dứt hợp đồng chuyển nhượng
Bước 7: Tuyển dụng nhân sự
Sau khi hợp đồng được ký kết bạn cần tuyển dụng nhân sự và tiến hành đào tạo ngay từ ban đầu.
Tham gia các buổi đào tạo từ bên nhượng quyền hoặc có những thương hiệu nhượng quyền sẽ cung cấp nhân sự và đào tạo sẵn nhân sự cho bạn.
Bước 8: Tiến hành mở cửa hàng
Mô hình nhượng quyền là mô hình ít rủi ro, khả năng hoàn vốn nhanh nhưng phải cam kết ràng buộc một số điều kiện, tùy thuộc vào bên nhượng quyền. Với những thương hiệu càng lớn và nổi tiếng thì điều khoản có phần khắt khe hơn.
Qua bài viết này, Kinh tế đầu tư truyền tải đến bạn đọc về mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu. Với mô hình này, chỉ cần số vốn ít, rủi ro thấp nhưng vẫn mang về mức lợi nhuận cao. Tùy theo khả năng tài chính mà bạn chọn hình thức kinh doanh nhượng quyền nào phù hợp nhất. Hãy là người đầu tư thông minh,chúc bạn thành công!