Kinh doanh nhà hàng là một trong những mô hình kinh doanh được nhiều chủ đầu tư quan tâm đặc biệt là các bạn trẻ mới bắt đầu khởi nghiệp. Ngành F&B vô cùng phong phú và đa dạng nhưng sẽ có các quy tắc cơ bản chung bạn cần nắm được để bắt đầu kinh doanh nhà hàng.
Hiểu thế nào về kinh doanh nhà hàng?
Kinh doanh nhà hàng là một phương thức kinh doanh về ẩm thực cũng như chất lượng dịch vụ nhằm mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Hiện nay mọi người không chỉ đến nhà hàng để thưởng thức món ăn, họ đến trả tiền để được phục vụ đúng với những gì mà khách hàng đã chi trả bao gồm món ăn, cách phục vụ và những chương trình đặc biệt từ khách hàng.

5 cách phân loại mô hình kinh doanh nhà hàng phổ biến

Phân loại nhà hàng theo hình thức sở hữu
Đây là hình thức phân loại ít bắt gặp ở nước ta. Nó chủ yếu dành cho các nhà đầu tư, chuyên môn về kinh doanh nhà hàng sử dụng để phân loại thành nhà hàng tư nhân, nhà hàng nhà nước, nhà hàng liên doanh, nhà hàng cổ phần…
Theo kiểu ẩm thực
Dựa vào những đặc trưng món ăn khác nhau trên các nước cũng như vùng miền mà từ lâu các nhà hàng đã được phân loại theo đặc trưng của món ăn khi kinh doanh nhà hàng như nhà hàng món Việt, nhà hàng món Bắc, nhà hàng Âu, nhà hàng Ý. Đây là cách phân loại cao cấp và được nhiều người sử dụng nhất.
Theo quy mô
Cách phân loại nhà hàng theo quy mô mang tính đánh giá giá trị tài sản của nhà hàng. Ví dụ như kinh doanh theo mức quán ăn gia đình, quán ăn truyền thống, nhà hàng bình dân, nhà hàng trung cấp, nhà hàng cao cấp hay các chuỗi nhà hàng. Việc phân loại theo quy mô có lợi ích cho chủ đầu tư để có thể mang lại những cách kinh doanh nhà hàng hiệu quả so với số tiền đầu tư.
Theo loại hình phục vụ
Khi kinh doanh nhà hàng, chủ nhà hàng sẽ chọn một đến hai loại hình phục vụ chủ yếu để xác định đúng đối tượng khách hàng như phục vụ đồ ăn nhanh, nhà hàng buffet, phục vụ bữa Brunch hay nhà hàng tiệc…
Theo chủ đề món ăn
Nếu bạn kinh doanh nhà hàng và chuyên đầu tư vào chất lượng vào món ăn chủ lực trong thực đơn thì khi phân loại nhà hàng sẽ đc phân loại theo chủ đề món ăn chính của quán như nhà hàng lẩu, nhà hàng chay, nhà hàng thịt nướng hay nhà hàng hải sản…
Theo sự liên kết
Hiện nay các nhà hàng đặc biệt là nhà hàng thuộc phân khúc cao cấp sẽ có những sự liên kết với những doanh nghiệp khác. Những thương hiệu lớn có kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng lâu năm sẽ có thể hợp tác với các đối tác khác như khách sạn trung tâm mua sắm. Bạn có thể phân loại theo sự liên kết này để phân loại thành nhà hàng khách sạn,nhà hàng thuộc trung tâm thương mại hay nhà hàng thuộc công ty doanh nghiệp phục vụ cho nhân viên.
Theo hình thức sở hữu
Phân loại nhà hàng theo hình thức sở hữu dành cho các chủ đầu tư muốn kinh doanh nhà hàng trên mô hình có sẵn. Các nhà đầu tư sẽ xem xét qua giấy tờ cũng như tình hình hoạt động để phân loại nhà hàng theo những dạng sở hữu như nhà hàng tư nhân, nhà hàng nhà nước, nhà hàng liên doanh hay nhà hàng cổ phần.
4 Đặc điểm kinh doanh nhà hàng mà bạn cần nắm rõ
Các đặc điểm kinh doanh chủ yếu mà người mới bắt đầu kinh doanh nhà hàng cần nắm kĩ để có thể xác định nên mở nhà hàng gì? Cách kinh doanh nhà hàng hiệu quả để thực hiện chiến lược kinh doanh được đề ra.

Sản phẩm kinh doanh
Sản phẩm kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong kinh doanh nhà hàng. Quyết định sự thành công của nhà hàng dựa trên chất lượng nguyên vật liệu, hương vị đặc biệt của món, sự an toàn về chất lượng thực phẩm, quá trình sản xuất. Sản phẩm kinh doanh của nhà hàng phải đạt đến sự hoàn hảo nhất định để khách hàng có thể nhớ lâu hơn.
Nhân sự
Trong kinh doanh nhà hàng, việc tuyển chọn và quản lý nhân sự chặt chẽ ngay từ đầu sẽ giảm thiểu thời gian, các rủi ro khi kinh doanh cũng như giúp bạn một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Ngoài việc tuyển chọn đầu bếp chuyên nghiệp để đảm bảo hương vị món ăn đến khách hàng. Phần lớn khách hàng quyết định lựa chọn có quay lại nhà hàng đó hay không phụ thuộc vào thái độ và chất lượng phục vụ của nhân viên. Bạn hãy đảm bảo nhân viên có thể thực hiện các quy trình phục vụ được yêu cầu cũng như giới thiệu những chương trình mới đến với khách hàng nếu có.
Đối tượng phục vụ
Đối tượng phục vụ là một trong những điều bạn cần xác định rõ để lên chiến lược kinh doanh nhà hàng phù hợp.Song song đó việc nắm bắt tâm lý nhu cầu của khách hàng trong quá trình kinh doanh cũng sẽ giúp bạn có những ý tưởng mới cải thiện chất lượng dịch vụ của nhà hàng. Từ đó có thể đáp ứng được các yêu cầu của khách, tăng sự hài lòng và mang đến hiệu quả trong việc quảng bá thương hiệu.
Môi trường phục vụ
Môi trường phục vụ trong kinh doanh nhà hàng phụ thuộc vào mô hình và loại hình kinh doanh của nhà hàng. Đối với những quán ăn nhà hàng nhỏ môi trường phục vụ sẽ không cần bài bản, quá cầu kì. Ngược lại với các mô hình kinh doanh nhà hàng lớn, sang trọng thì môi trường phục vụ cần đề ra những nguyên tắc chuyên nghiệp từ việc đón chào khách, không gian nhà hàng, cách trình bày món ăn hay những yêu cầu khắt khe khác đều phải được tuân thủ nghiêm ngặt.
11 Bước kinh doanh nhà hàng mà bạn cần “nằm lòng” nếu muốn thành công
Những bước cơ bản đầu tiên cho người chưa có kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng.

Chọn mô hình kinh doanh
Lựa chọn mô hình kinh doanh nhà hàng phù hợp với khả năng tài chính cũng như cách phát triển sản phẩm kinh doanh là bước đầu tiên khi bắt đầu. Để bạn có thể dự liệu và chuẩn bị được nguồn vốn cũng như tạo tiền đề để phát triển các bước tiếp theo.
Xác định khách hàng mục tiêu
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu là một bước quan trọng trong kinh doanh nhà hàng. Dựa vào đối tượng khách hàng mục tiêu bạn có thể tạo ra nhiều hình thức quảng cáo nhà hàng khác nhau tạo sự thu hút đúng đối tượng , đồng thời dựa theo mong muốn phong cách của tệp khách hàng mục tiêu để phát triển món ăn, tạo điểm nhấn trong không gian nhà hàng hay mang đến những dịch vụ mới lạ phục vụ theo nhu cầu sở thích của tệp khách hàng đó để giữ chân khách hàng.
Xác định vốn đầu tư
Khi kinh doanh nhà hàng, hãy xác định nguồn vốn đầu tư để có thể dễ dàng kiểm soát các khoản chi bắt buộc phải chuẩn bị như phí mặt bằng, phí dụng cụ bếp, phí thiết kế trang trí và lương trả cho nhân viên.Khi xác định được nguồn vốn cần phải có bạn sẽ dễ dàng dựa vào đó để cân nhắc lựa chọn vị trí mặt bằng phù hợp hay số lượng nhân viên cần phải tuyển,…Bạn cũng nên chuẩn bị sẵn nguồn vốn dự phòng để tiếp ứng kịp thời khi cần thiết.
Chọn mặt bằng
Chọn mặt bằng khi kinh doanh nhà hàng đòi hỏi nhiều yếu tố hơn kinh doanh các loại hình khác. Vì ngoài chỗ ngồi cho khách hàng, vị trí nhà bếp cũng rất quan trọng cần lựa chọn mặt bằng có vị trí bếp phù hợp, nguồn thông thoát nước ổn định.. Ngoài ra bạn cũng nên cân nhắc đến dự tính chi cho việc thuê mặt bằng là bao nhiêu để lựa chọn mặt bằng phù hợp. Kinh doanh nhà hàng ở Việt Nam thì chỗ để xe cũng là một yếu tố nên cân nhắc khi tìm vị trí mặt bằng.
Chọn phong cách trang trí
Phong cách trang trí trong kinh doanh nhà hàng rất đa dạng và tuỳ theo mô hình kinh doanh của nhà hàng đó. Tuy nhiên dùng là phong cách nào cũng cần đạt được các yếu tố thẩm mỹ, có điểm nhấn riêng để tạo ấn tượng tốt. Ngoài ra nếu sử dụng theo hướng bếp mở thì việc trang trí khu bếp trở nên đặc sắc cũng là một trong những yếu tố cần lưu ý.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Cơ sở vật chất và trang thiết bị cần được đầu tư chỉnh chu khi bắt đầu kinh doanh nhà hàng.Bạn có thể sử dụng những loại máy móc tuy không quá cao cấp nhưng phải đảm bảo được chất lượng. Song song đó bàn ghế cũng cần được đầu tư phù hợp với không gian và phong cách trang trí của quán.
Xây dựng thực đơn mang dấu ấn riêng
Xây dựng thực đơn trong kinh doanh nhà hàng sẽ giúp thực khách dễ dàng nắm bắt được các sản phẩm của nhà hàng bạn. Sáng tạo hơn bằng những tên gọi món ăn thật độc đáo, cách thiết kế trang trí thực đơn cũng cần được trau chuốt hơn để đem dấu ấn riêng thể hiện những mong muốn ý tưởng bạn có để phục vụ cho khách hàng.

Đào tạo nhân sự
Đào tạo nhân sự trong kinh doanh nhà hàng cần tập trung hướng về cách phục vụ và cách xử lý tình huống, phong thái phục vụ phải chuyên nghiệp, thao tác nhanh, chú ý và quan tâm cũng như tạo được cảm giác gần gũi với khách hàng sẽ là một điểm cộng lớn.Nếu không may có một vài sai sót xảy ra trong quá trình khách trải nghiệm dịch vụ thì chắc chắn cũng sẽ được vui vẻ bỏ qua nếu phong thái của nhân viên chuyện nghiệp và tạo thiện cảm với khách.
Xin giấy phép kinh doanh nhà hàng
Xin giấy phép kinh doanh nhà hàng là một trong những vấn đề pháp lý bạn cần thực hiện để hoàn tất hồ sơ kinh doanh. Thủ tục mở nhà hàng dựa theo ngành nghề nhà hàng quán ăn cung cấp thức ăn đồ uống, dựa theo diện doanh nghiệp công ty hay hộ kinh doanh gia đình.Hiện nay có rất nhiều dịch vụ hỗ trợ giúp bạn đăng kí giấy phép kinh doanh nhà hàng dễ dàng nhưng bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp tới cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép trực tiếp để tiết kiệm thêm một khoản chi phí. Thời gian hoàn thành thủ tục dự kiến từ 15-20 ngày.
Nghiên cứu quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
Các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh nhà hàng sẽ có những nguyên tắc tiêu chuẩn.Kiểm định về vệ sinh an toàn thực phẩm chứng minh việc doanh nghiệp nhà hàng đáp ứng đủ các quy chuẩn, giúp bạn tự tin hơn khi đưa sản phẩm đến người tiêu dùng. Chuẩn bị kĩ các giấy tờ kiểm định cũng sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc phát triển kinh doanh cho các giai đoạn tiếp theo.
Chiến lược marketing
Cuối cùng khi nhà hàng bắt đầu hoạt động, hãy tạo ra các chiến dịch marketing theo từng tháng, tổ chức các sự kiện hoạt động dành cho khách hàng để quảng bá hình ảnh nhà hàng, thu hút khách ghé thăm. Tạo nội dung đặc sắc và tham gia các kênh mạng xã hội, chạy quảng cáo để tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn.Việc lên các kế hoạch marketing hiện nay là một trong những việc không thể bỏ qua khi bắt đầu kinh doanh nhà hàng.
Kinh doanh nhà hàng là một mô hình kinh doanh vô cùng tiềm năng không chỉ dành cho những người biết nấu ăn, nếu bạn không phải đầu bếp nhưng yêu thích ẩm thực và muốn thử sức trong ngành F&B thì bạn hoàn toàn vẫn có thể bắt đầu ngay từ bây giờ với những kinh nghiệm cơ bản mà Kinh tế đầu tư đã chia sẻ ở trên.