Ngành du lịch Việt Nam đang và sẽ phát triển không ngừng trong tương lai, bao gồm sự tăng trưởng của cả khách nội địa và cả quốc tế. Điều này kéo theo những cơ hội lớn cho dịch vụ lưu trú khách du lịch. Ngoài khách sạn hay resort thì homestay là một hình thức được phần đông người lựa chọn bởi sự tiện lợi cùng không gian sống đặc trưng của mỗi nơi mang lại. Cơ hội lớn, việc của bạn là nghiên cứu thật kỹ mô hình kinh doanh homestay cần những gì, công việc ra sao,… và bắt tay vào “hốt bạc” thôi. Cùng Kinhtedautu.vn xem ngay nhé!
Hiểu homestay là gì?
Homestay là loại hình dịch vụ du lịch xanh hay dựa vào các yếu tố cộng đồng lưu trú tại nhà của những người dân địa phương khi khách du lịch đến để trải nghiệm, khám phá, họ muốn hòa mình với cuộc sống và tìm hiểm văn hóa của người dân bản địa thay vì lựa chọn các dịch vụ cao cấp như resort, hotel hay nhà nghỉ như hostel, Motel, Bungalow,…
Tại Việt Nam, homestay thực chất là các căn hộ nhỏ được trang bị đầy đủ tiện nghi; và xây dựng trong một không gian thoáng đãng, thiên nhiên. Kiến trúc ở homestay không cầu kỳ, sang trọng; nhưng lại rất tinh tế và gần gũi, phù hợp với mọi lứa tuổi. Một trong những lý do khiến homestay được yêu thích nhất đó là giá cả. Giá trung bình rơi vào khoảng 300k/phòng/ đêm, giúp du khách tiết kiệm được tối đa chi phí khi đi du lịch.
Nắm bắt được tâm lý đó, dịch vụ kinh doanh Homestay đang phát triển mạnh mẽ. Với đam mê cùng khả năng nắm bắt xu hướng nhạy bén; họ đã biến số vốn ít ỏi ban đầu trở thành một nơi thu về hàng chục triệu mỗi ngày.
Tại sao kinh doanh homestay hiện nay lại phổ biến?
Tiềm năng phát triển của ngành
Loại hình lưu trú Homestay tại Việt Nam dần trở nên phổ biến khi nhu cầu “xê dịch” của mọi người cả trong và ngoài nước ngày càng tăng. Với mong muốn vừa đi du lịch thư giãn, vừa được trải nghiệm văn hóa vùng miền riêng biệt của từng địa phương; du khách sẽ ưu tiên chọn lưu trú tại Homestay hơn cả; bởi những tiện ích mang lại là hoàn toàn riêng biệt; những điều mà bạn không thể tìm thấy nếu chọn nhà nghỉ hay khách sạn.
Hiện nay, mô hình kinh doanh homestay đã và đang nở rộ trên nhiều vùng miền; đặc biệt là những địa điểm du lịch nổi tiếng như: Đà Lạt, Hội An, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Mộc Châu,… Loại hình kinh doanh homestay được đánh giá là không thu hút các đơn vị phát triển chuyên nghiệp; bởi thị trường tuy tiềm năng nhưng nhỏ lẻ, phải mất thời gian quản lý và lợi nhuận không cao như mô hình khách sạn, resort… Vì vậy, homestay đang trở thành lĩnh vực tiềm năng cho nhiều nhà kinh doanh nhỏ lẻ, ít vốn, dân địa phương,… kiếm thêm nguồn thu nhập.
Nguồn lợi nhuận hấp dẫn
Lợi nhuận luôn là yếu tố hàng đầu đầy sức hấp dẫn khi quyết định một lĩnh vực kinh doanh. Với kinh doanh homestay, trừ đi mọi cho phí vận hành, tu sửa thì việc kiếm được mức thu nhập từ vài chục đến vài trăm triệu một tháng là điều có thể xảy ra. Vào những tháng du lịch cao điểm, lợi nhuận có thể còn gấp nhiều lần nữa. Bạn càng bỏ nhiều công sức và tâm huyết vào homestay; mô hình homestay của bạn càng đặt biệt thì hiệu quả lợi nhuận kinh doanh thu về ngày càng lớn.
Nhanh chóng thu hồi vốn
Thông thường bạn sẽ mất trung bình tầm 2-3 tháng cho khâu cải tạo homestay; sau đó mới có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh. Giá thuê homestay dao động trung bình từ 200.000 đến 1 triệu VND/đêm/căn. Giả sử tỷ lệ đặt phòng khoảng 60%/tháng thì bạn có thể kiếm được 5,4 – 54 triệu VND. Trừ đi các khoản chi phí để vận hành và trả lương nhân viên thì đây vẫn là mức doanh thu ấn tượng để bạn có động lực mở rộng mô hình kinh doanh. Với mức doanh thu này, việc nhanh chóng thu hồi vốn chỉ trong 1 năm đầu vận hành là điều dễ dàng.
Có thể tự chủ về tài chính
Khi homestay của bạn đi vào hoạt động và dần được biết đến nhiều hơn qua các phương tiện truyền thông; dần dần sẽ mang về nhiều khách hàng tiềm năng hơn với số lượng ổn định. Công việc kinh doanh này sẽ mang lại cho bạn nguồn thu nhập thụ động bền vững, hấp dẫn, tự chủ tài chính. Trên thực tế, nhiều người đã làm giàu thành công từ việc kinh doanh này và mô hình kinh doanh ngày càng mở rộng phát triển.
Kinh doanh homestay cần những gì để đạt hiệu quả cao?
Chuẩn bị vốn trước khi kinh doanh
Kinh doanh homestay cần bao nhiêu tiền là băn khoăn của những ai muốn bắt tay vào dự án này. Vốn đầu tư ít hay nhiều còn tùy thuộc vào mô hình và mục đích kinh doanh homestay của từng người; có thể dao động từ chỉ vài chục triệu cho tới vài trăm triệu đồng. Tuy nhiên, vốn an toàn nhất nên rơi vào khoảng từ 300 – 500 triệu VND; bởi trong quá trình vận hành sẽ có nhiều chi phí phát sinh và bạn có thể phải bỏ tiền để bù lỗ thêm trong thời gian đầu khi cơ sở homestay chưa có nhiều khách.
Lựa chọn mô hình kinh doanh homestay
Đối tượng khách hàng của homestay đa phần là giới trẻ, họ thích khám phá và dễ cập nhật, bị thu hút bởi những thứ mới mẻ, độc đáo. Do đó, bạn cần lên thiết kế và trang trí homestay thật độc đáo, riêng biệt để tăng sự thu hút; khuyến khích được nhiều khách hàng chụp ảnh “check-in” và chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Đây cũng là cách hiệu quả để được quảng cáo miễn phí cho dịch vụ của bạn trên nhiều phương tiện truyền thông.
Nghiên cứu thị trường homestay
Đây là bước không thể bỏ qua khi muốn bước chân vào kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào. Với homestay, nghiên cứu thị trường giúp bạn “khoanh vùng” được tệp khách hàng mục tiêu bạn muốn nhắm đến. Họ là ai? Ở độ tuổi nào? Sở thích của họ là gì? Thu nhập bao nhiêu?… Tất cả những đặc điểm này sẽ quyết định vị trí và cách bạn thiết kế homestay để nhắm đúng thị hiếu khách hàng.
Lựa chọn địa điểm kinh doanh tiềm năng và thích hợp
Vị trí đắc địa là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của du khách trong vô số những địa điểm khác. Do khách hàng của homestay chủ yếu muốn đi thăm thú và trải nghiệm nhiều; nhưng lại đảm bảo vị trí thuận tiện nhất để tiết kiệm tối đa chi phí, thời gian di chuyển nhất có thể. Do vậy, địa điểm của homestay cũng cần phải thuận tiện cho du khách.
Đối với các địa phương có lợi thế, truyền thống về du lịch; bạn nên lựa chọn địa điểm homestay gần các điểm du lịch nổi tiếng, thuận tiện di chuyển. Đối với mô hình homestay ở những thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh hay Hà Nội; hãy ưu tiên chọn địa điểm ở gần trung tâm để tiện đi lại và có những trải nghiệm trọn vẹn nhất cho du khách tiện.
Một số mô hình homestay phổ biến hiện nay mà bạn cần biết
Trong bối cảnh nhà nhà người người kinh doanh homestay như hiện nay; nếu bạn muốn thu hút khách hàng và đạt doanh thu cao, dĩ nhiên cơ sở của bạn phải thật độc đáo, có tính riêng biệt. Vậy bạn đã lên được ý tưởng nào cho hometay của mình chưa?
Mô hình homestay nhà sàn
Nhà sàn là một trong những công trình kiến trúc đặc trưng, tạo ấn tượng mạnh mẽ; đặc biệt đối với du khách nước ngoài khi đến du lịch Việt Nam. Đây cũng là lý do các kiến trúc này được áp dụng cho mô hình homestay được nhiều người lựa chọn.
Nếu để ý, bạn có thể thấy mô hình homestay nhà sàn thường được xây dựng trên những vùng núi ở Việt Nam như khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc. Khuôn viên bên ngoài gần gũi với thiên nhiên, xanh mát. Bên trong nhà sàn trang bị đầy đủ tiện ích phục vụ du khách. Cả đoàn du khách sẽ ăn ngủ cùng nhau; nếu muốn có thể nấu nướng, ăn uống và tìm hiểu thêm địa phương nếu muốn. Các trải nghiệm lưu trú tại mô hình homestay này sẽ giúp du khách hiểu và thích thú hơn về cuộc sống sinh hoạt của người dân vùng miền.
Ngoài ra, với mô hình này, bạn có thể dễ dàng mở rộng kinh doanh bằng cách xây dựng thêm các khu nhà sàn ở liền kề trong khuôn viên nếu còn dư không gian.
Mô hình homestay trên cây
Mô hình này có thể còn khá lạ lẫm ở Việt Nam nhưng nó lại rất phổ biến trên các nước phương Tây; được nhiều du khách nước ngoài đặc biệt yêu thích. Lý do vì nó mang lại các trải nghiệm hoang sơ và chinh phục thiên nhiên cho du khách.
Mặc dù rất tiềm năng, nhưng không dễ để xây dựng homestay kiểu này bởi nó được đặt ở trên cây nên đòi hỏi từ vị trí, cây cối đến thiết kế phải đảm bảo chắc chắn, an toàn.
Tại Việt Nam hiện nay, không dễ tìm được một đơn vị có thể thi công được công trình này. Ngoài ra, chi phí thi công, thiết kế cũng tốn kém hơn so với các loại hình khác.
Đọc thêm!
Loại hình homestay container
Mô hình homestay này hiện nay đặc biệt thu hút giới trẻ bởi kiểu dáng độc đáo; khi nhìn từ bên ngoài vào nhỏ gọn nhưng vẫn mang cảm giác rộng rãi, thoải mái khi vào trong.
Các căn nhỏ có diện tích khoảng 13 – 15m2, chứa được 1 giường, 1 phòng tắm cho 1-2 người ở. Căn trung bình có diện tích khoảng 18 – 20m2; chứa tối đa được 2 giường và 1 phòng tắm cho 4 người. Căn lớn hơn có diện tích từ 25m2 trở lên; chứa tối đa từ 3 – 4 giường, 1 phòng tắm cho tập thể từ 6 – 8 người.
Trên đây là những thông tin tổng quan về mô hình kinh doanh Homestay. Đây đang được xem là hình thức kinh doanh hiệu quả, vốn ít lời nhiều, lâu dài; phù hợp với sự thay đổi và tâm lý chung của đại đa số du khách. Hy vọng bạn sẽ tìm được con đường kinh doanh thích hợp và tránh tối đa rủi ro; để việc kinh doanh Homestay luôn thuận lợi và vững chắc.
Bài viết hot khác, xem ngay nhé!