Kế hoạch kinh doanh là điều quan trọng cần thiết trước khi bắt tay vào thực hiện công việc kinh doanh. Vậy lập kế hoạch kinh doanh như thế nào để kinh doanh hiệu quả và lập nó có khó không? Hãy cùng tìm hiểu kế hoạch kinh doanh qua bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh (Business Plan) bao gồm những nội dung tổng quát đến chi tiết một quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Trong bản kế hoạch này bao gồm những mục tiêu, kế hoạch tài chính, kế hoạch nhân sự, kế hoạch kinh doanh bán hàng và marketing,…
Tất cả đều được chủ doanh nghiệp hoặc ban lãnh đạo công ty, giám đốc các bộ phận thiết lập. Nội dung từ những mục tiêu cần đạt, triển khai đến chi tiết thì khả năng thực hiện càng cao hơn. Lưu ý bản kế hoạch càng chi tiết thì sẽ càng dễ triển khai thực hiện và cơ hội thành công sẽ cao hơn.

Kế hoạch kinh doanh được tổng hợp như một bộ tài liệu chi tiết về sản phẩm, dịch vụ của Công ty. Cách doanh nghiệp tạo ra doanh thu, quá trình xây dựng và vận hành của đội ngũ ban lãnh đạo và nhân sự, mô hình hoạt động, luồng tài chính và những yếu tố chi tiết khác cấu thành nên sự thành công của doanh nghiệp.
Kế hoạch kinh doanh bao gồm nhiều loại khác nhau, tuy nhiên với bất cứ kế hoạch nào điều kiện kiên quyết là bám sát mục tiêu, tập trung hầu hết các bước trong quá trình hoạt động vận hành của doanh nghiệp trong tương lai
Ngoài ra, trong bản kế hoạch còn đề cập đến các loại rủi ro về tài chính, nhân sự, chiến lược và chiến thuật bán hàng, chiến lược marketing khi doanh nghiệp gặp phải.
Cho nên, mục tiêu và kế hoạch hành động sẽ gắn liền và giúp cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt nhất.
Vai trò và nguyên tắc trong việc lập kế hoạch kinh doanh
Lên kế hoạch kinh doanh là bước đầu tiên quan trọng giúp doanh nghiệp hiện thực hóa mục tiêu đề ra cho doanh nghiệp.

Để một doanh nghiệp có thể duy trì và phát triển, chủ doanh nghiệp phải là người định hướng cho doanh nghiệp và lên kế hoạch kinh doanh chi tiết cụ thể nhất, giúp doanh nghiệp ổn định tình hình hiện tại và định hướng tương lai.
Doanh nghiệp có thể dễ dàng hoạch định chiến lược, mục tiêu, thị trường và khách hàng, phân tích đối thủ và giúp doanh nghiệp không trở nên bị quá tải khi thực hiện phương thức theo phương hướng phù hợp.
Nếu không có kế hoạch thì sẽ gặp khó trong việc điều chỉnh công việc sao cho phù hợp, nếu gặp khó khăn trong việc khắc phục, trong tương lai việc lập kế hoạch giúp ích rất nhiều trong việc kinh doanh. Vậy nên, kế hoạch là đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hoạch định kinh doanh.
Vì sao cần phải lập kế hoạch kinh doanh?
- Xét yếu tố khả thi của ý tưởng kinh doanh trước khi hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh.
- Thiết lập các mục tiêu kinh doanh. Lên kế hoạch chi tiết, xác định và điều chỉnh mục tiêu kinh doanh sao cho phù hợp với 2 tiêu chí là năng lực và thị trường. Để đạt được mục tiêu này một cách nhanh chóng và đơn giản thì phải xác định rõ ràng theo từng tiêu chí.
- Dựa theo bảng phân tích SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu và đánh giá cơ hội phát triển. Dự đoán được những rủi ro trong tương lai và cải thiện tình trạng vận hành chiến lược để doanh nghiệp phát triển ngày một tốt hơn trên thị trường.
- Khảo sát và tìm hiểu nhu cầu tâm lý nhu cầu khách hàng. Điều cần và không thể thay thế đó là hiểu được khách hàng cũng là chìa khóa giúp kế hoạch kinh doanh thành công.
- Phân chia luồng tài chính để tránh trường hợp phát sinh chi phí bất ngờ ngoài dự đoán.
- Khai thác rộng mối quan hệ với các đối tác và nhà đầu tư. Thông thường với các nhà đầu tư họ sẽ thường bị thu hút bởi các kế hoạch kinh doanh rõ ràng. Những kế hoạch chi tiết sẽ giúp họ cảm thấy an toàn khi bỏ tiền ra đầu tư, nhất là đối với như kế hoạch dự án đang thực hiện. Chắc chắn rồi với những dự án chưa rõ kế hoạch thực hiện thì sẽ không hấp dẫn bằng.
- Quá trình vận hành hiệu quả. Mọi hoạt động sẽ hiệu quả hơn nếu chủ doanh nghiệp biết cách quản lý và điều hành. Bản kế hoạch cần có sự kết hợp ăn ý giữa cá nhân và các bộ phận quản lý cũng như ban lãnh đạo công ty.
- Biện pháp phòng ngừa rủi ro: Giúp doanh nghiệp xác định và khắc phục những điểm chưa đạt hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động. Từ đó giải quyết vấn đề hiệu quả một cách kịp thời, không gây ra những vấn đề quá nghiêm trọng ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

3 nguyên tắc cơ bản để lập kế hoạch kinh doanh
- Kế hoạch kinh doanh không cần quá dài dòng, chỉ cần ngắn gọn nhưng đầy đủ các ý triển khai
Một kế hoạch kinh doanh quá dài và truyền tải không đầy đủ nội dung chỉ khiến cho người đọc, quý đối tác hoặc nhà đầu tư không thể khoanh vùng được các ý kiến chọn lọc, thậm chí có khi đọc không hết.
Cần hiểu mục đích khi bạn làm kế hoạch kinh doanh là gì? Bạn xem nó như một công cụ để quản lý dự án hiệu quả hơn, sát với mục tiêu thực tế hơn và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Hãy thống nhất ý kiến trên kế hoạch kinh doanh trước khi bắt tay vào thực hiện, tránh trường hợp sửa đổi quá nhiều sẽ khiến bản kế hoạch trở nên rắc rối và không khả thi.

- Thông tin truyền tải cần phù hợp với người đọc
Hãy xác định khi bạn lập mô hình kinh doanh gửi đến đối tượng là ai, đối tác, nhà đầu tư, khách hàng hay ban lãnh đạo công ty,…để sử dụng ngôn từ một cách phù hợp, dễ hiểu, có ghi chú lại những thuật ngữ chuyên ngành hoặc từ viết tắt.
Với những người không có chuyên môn, việc giải thích các từ chuyên ngành là điều hoàn toàn cần thiết.
- Mạnh dạn lên kế hoạch kinh doanh
Đại đa số chủ doanh nghiệp hầu như không phải là những chuyên gia kinh doanh trong ngành, tuy nhiên họ có một nền tảng kiến thức vững chắc, kinh nghiệm có được trong quá trình làm kinh doanh. Vậy nên không có gì phải lo lắng nếu bản thân bạn chưa thế đưa ra được một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh.
Chỉ cần bạn đam mê và có sự hiểu biết nhất định về lĩnh vực bạn định kinh doanh thì việc viết ra một kế hoạch cơ bản là không khó. Sau đó việc triển khai chi tiết từ bản kế hoạch cơ bản cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Để xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả cần những yếu tố nào?
Kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh có hiệu quả thì cần bắt buộc phải có bước tổng hợp và thu thập dữ liệu, gồm có những thông tin sau:
- Thông tin liên quan đến doanh nghiệp: lịch sử hình thành và quy mô doanh nghiệp, hồ sơ năng lực công ty, tầm nhìn sứ mệnh, hệ thống tài chính nhân sự và quản trị mô hình rủi ro, thành tựu và cơ sở vật chất,…
- Chuẩn bị tài liệu bao gồm bộ CIP tiêu chuẩn (logo và bộ nhận diện thương hiệu), báo cáo tài chính, SWOT phân tích điểm mạnh điểm yếu và đối thủ cạnh tranh,…
- Phân tích thị trường: chỉ số về đối thủ cạnh tranh, khách hàng mục tiêu, đối tác và nhà cung cấp,…
- Xác định người thực hiện: sẽ do bộ phận hành chính đưa ra sơ đồ tổ chức, kế hoạch phân bổ nguồn nhân lực hoặc quản lý giám sát các bộ phận có chuyên môn thực hiện.
- Một bản kế hoạch kinh doanh triển khai từ cơ bản đến chi tiết sẽ bao gồm rất nhiều nội dung, tuy nhiên cần tóm tắt lại những ý chính để người đọc dễ nắm bắt hết nội dung.

Khi viết kế hoạch kinh doanh cần lưu ý điều gì?
- Uy tín: Tất cả các nhà đầu tư hoặc đối tác rất quan tâm đến uy tín doanh nghiệp mà mình chuẩn bị đầu tư. Vì vậy đối với doanh nghiệp cần trau chuốt từ sản phẩm dịch vụ để thể hiện sự uy tín và có đầu tư trước khi đưa bất cứ sản phẩm nào ra thị trường.
- Tiềm năng: Muốn các nhà đầu tư chú ý đến thương hiệu thì cần dành thời gian xây dựng hoàn thiện cho kế hoạch kinh doanh. Bên cạnh việc xây dựng uy tín thì tiềm năng phát triển doanh nghiệp trong tương lai cũng là điều các nhà đầu tư quan tâm.

- Cạnh tranh: Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào cũng không tránh khỏi việc có đối thủ cạnh tranh. Để đối phó với nhiều đối thủ thì cần phải đưa ra những điểm USP nổi bật về sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp mình trên thị trường
Trên đây là bản kế hoạch kinh doanh mà Kinh tế đầu tư gợi ý đến bạn. Hy vọng bạn sẽ tổng hợp được kiến thức và chọn cho mình một kế hoạch đầu tư phù hợp nhất với dự án bản thân mình.