Môi trường hợp tác đầu tư tại Việt Nam đã và đang phát triển ở nhiều mặt. Trong đó phải kể đến tình hình chính trị ổn định, nguồn lao động trẻ dồi dào,… Đặc biệt đó là tình hình kiểm soát dịch bệnh Covid-19 đang được Việt Nam làm khá tốt và được cả thế giới ghi nhận. Điều này thể hiện khả năng ứng phó với khủng hoảng của Việt Nam tốt hơn so với nhiều nền kinh tế khác.
Nhiều “ông lớn” đang quan tâm “đổ vốn” vào Việt Nam
Từ khi Covid-19 bùng phát khắp thế giới. Hoạt động đầu tư và kinh doanh của nhiều tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam đã chuyển sang hình thức trực tuyến. Cuối tháng 8 vừa qua, Tổng giám đốc Intel Products Việt Nam Kim Huát Ooi đã đề xuất một số vấn đề liên quan đến việc triển khai hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Cùng với đó là việc đổi mới công nghệ, triển khai công nghệ lắp ráp hiện đại. Nâng cao năng lực của Intel tại Việt Nam. Nhằm mục đích trở thành nhà máy sản xuất có công nghệ hiện đại. Cũng như chế tạo những sản phẩm mới nhất. Bên cạnh đó, Intel cũng đưa ra các kiến nghị cũng như đề xuất liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp. Và hỗ trợ triển khai các hoạt động R&D.
Mặt khác, trong tháng 7 vừa qua, hơn 1000 nhà đầu tư Nhật Bản đã tham dự hội nghị xúc tiến đầu tư trực tuyến Việt Nam – Nhật Bản. Nhằm tìm cơ hội hợp tác đầu tư mới tại thị trường Việt Nam. Trong bối cảnh các doanh nghiệp hiện nay đang có xu hướng cơ cấu lại chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng. Nhằm đa phương hóa, đa dạng hóa đầu tư. Đặc biệt, tránh phụ thuộc vào một quốc gia, một đối tác. Trong danh sách các doanh nghiệp được Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ đầu tư tại ASEAN. Đã có 15 doanh nghiệp được hưởng hỗ trợ đầu tư vào Việt Nam.
>>> XEM THÊM: Sự mất giá là gì? Phải làm gì khi đồng tiền mất giá?
Những con số cho thấy sức hấp dẫn của môi trường hợp tác đầu tư Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam đạt 19,54%. Con số này bằng 86,3% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có dấu hiệu sụt giảm mạnh. Thế nhưng vốn đầu tư mới và vốn tăng thêm vẫn giữ được xu hướng tăng. Với mức tăng lần lượt là 6,6% và 22,2%. Nhờ vào việc thu hút các dự án lớn và tầm cỡ.
Cục Đầu tư nước ngoài có đánh giá. Kết quả thu hút đầu tư 8 tháng năm 2020 tuy có giảm so với cùng kỳ. Thế nhưng xét trong bối cảnh kinh tế thế giới đang suy giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Thì việc giảm sút của Việt Nam vẫn tốt hơn nhiều quốc gia khác. Hiện vẫn có nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và có nhu cầu hợp tác đầu tư với Việt Nam. Mặc dù dịch Covid-19 đã tác động nặng nề đến nền kinh tế, song Việt Nam vẫn tiếp tục xuất siêu. Chủ yếu là có đóng góp từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Chính phủ có nhiều chính sách thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài
Trong bối cảnh dịch bệnh, Việt Nam nổi lên là một trong ba điểm đến thu hút làn sóng dịch chuyển vốn đầu tư. Trước đây, Việt Nam sở hữu lợi thế ổn định về chính trị, kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp, nguồn nhân lực chất lượng. Thì nay, Việt Nam đã được bổ sung 2 lợi thế mới làm tăng tính hấp dẫn của mình. Đó là được các tổ chức quốc tế hàng đầu tư WB, IMF đánh giá là hình mẫu trong việc ứng phó với khủng hoảng của Covid-19. Cùng với đó là khả năng cầm cự của doanh nghiệp tại Việt Nam khá tốt.
Thế nhưng để đón được dòng vốn FDI là không hề dễ. Vì các nước đang cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam là Ấn Độ và Indonesia. Họ đã kịp thời đề ra các chiến lược và chính sách rất rõ ràng. Nhằm thu hút đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia bằng mọi giá. Trong khi đó, Việt Nam buộc phải đưa ra các giải pháp đồng bộ, hữu hiệu. Bên cạnh đó cũng không quên nguồn nhân lực chất lượng cao với chi phí phải chăng.
Chiến lược của Việt Nam về việc hợp tác đầu tư trong thời gian tới sẽ ưu tiên thu hút dòng vốn chất lượng, hiệu quả. Theo đó, Chính phủ sẽ chủ động tiếp cận và sẵn sàng hỗ trợ các tập đoàn lớn. Cùng các dự án đầu tư nước ngoài phù hợp với định hướng. Nhằm triển khai các hoạt động đầu tư kinh doanh thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Định giá cổ phiếu FPT và những điều mà nhà đầu tư cần biết
Mua cổ phiếu nước ngoài như thế nào để “không dính bẫy”
Đầu tư vào quỹ đầu tư như thế nào? Mách bạn cách chọn bến đỗ tốt