• Chứng Khoán
  • Đầu Tư
  • Tài Chính Cá Nhân
  • Tiết Kiệm & Chi Tiêu
  • Liên Hệ
Menu
  • Chứng Khoán
  • Đầu Tư
  • Tài Chính Cá Nhân
  • Tiết Kiệm & Chi Tiêu
  • Liên Hệ
Home Bất Động Sản

Gửi tiết kiệm – con dao hai lưỡi với nhà đầu tư

Kinh Tế Đầu Tư by Kinh Tế Đầu Tư
Tháng Sáu 13, 2023
in Bất Động Sản, Chứng Khoán, Tài Chính Cá Nhân, Tiết Kiệm & Chi Tiêu, Vàng, Đầu Tư
0
Gửi tiết kiệm – con dao hai lưỡi với nhà đầu tư
0
SHARES
1
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Lãi suất huy động giảm đều mỗi tháng. Nhưng tiết kiệm vẫn là kênh thu hút người tiêu dùng Việt Nam. Tuy nhiên, nếu xu hướng này tiếp diễn thì cơ chế lãi thực dương có thể bị phá vỡ. Vai trò đầu tư của tiền gửi tiết kiệm sẽ không còn.

Mục Lục

  1. Lãi suất tiền gửi tiếp tục hạ?
    1. Do thói quen, dù lãi suất hạ nhưng người tiêu dùng vẫn để tiền trong ngân hàng
    2. Đà giảm lãi suất huy động có nên tiếp tục? Sẽ hạ đến mức nào?
  2. Câu chuyện 12 sổ tiết kiệm trị giá căn nhà: Sau 20 năm còn 3 bát phở
  3. Tiền tiết kiệm do đâu mà bốc hơi?
  4. Nên đầu tư hay gửi tiết kiệm?
    1. Bạn muốn gửi tiết kiệm ngân hàng?
    2. Hay bạn muốn đầu tư sinh lời?

Lãi suất tiền gửi tiếp tục hạ?

Do thói quen, dù lãi suất hạ nhưng người tiêu dùng vẫn để tiền trong ngân hàng

Thông tin đáng chú ý được một chuyên gia ngân hàng chia sẻ là tín dụng của hệ thống tính đến hiện nay là 8,5 triệu tỷ đồng; và huy động vốn là 9,5 triệu tỷ đồng.

Một điểm rất đáng chú ý đó là dù lãi suất hạ, nhưng người tiêu dùng thậm chí còn tiết kiệm hơn. Báo cáo mới đây của Nielsen Việt Nam, cập nhật tình hình về chỉ số Niềm tin người tiêu dùng Việt Nam quý II/2020 cho biết, Việt Nam là quốc gia vượt lên vị trí đứng đầu với việc có nhiều người tiêu dùng tiết kiệm nhất thế giới. Với mức độ tăng nhẹ (69%-72%); theo sau là Hồng Kông (68%) và Singapore (65%).

>>> Xem thêm: 3 Bí mật đầu tư tài chính khôn ngoan của người giàu

Gửi tiết kiệm

Theo bà Louise Hawley, Tổng giám đốc Nielsen Việt Nam, việc giãn cách xã hội để phòng chống đại dịch Covid-19 đã tạo nên hiệu ứng domino. Với những doanh nghiệp như khách sạn, bar và nhà hàng phải đóng cửa tạm thời hoặc vĩnh viễn. Và đồng thời, sức chi tiêu của người tiêu dùng cũng suy giảm vì có ít cơ hội chi tiêu hơn trước đây. Bên cạnh đó, hậu quả của việc cắt giảm nhân sự; sự bất ổn định trong công việc đã làm gia tăng sự lo lắng về thu nhập cũng như tài chính của các hộ gia đình.

Đà giảm lãi suất huy động có nên tiếp tục? Sẽ hạ đến mức nào?

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, mặt bằng lãi suất cho vay bình quân của Việt Nam đang ở mức 7,7%/năm ở cả kỳ hạn ngắn, trung và dài. Đây là mức lãi suất cho vay thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực châu Á như Mông Cổ 16,81%/năm; Myanmar 16%/năm; Indonesia 10,01%/năm; Bangladesh 9,62%/năm; Ấn Độ 9,4%/năm… Để có được mức lãi suất cho vay thấp như vậy là nhờ lãi suất huy động đang ở vùng thấp nhất trong vòng 10 năm; và ở mức “hiếm gặp” trong một chu kỳ dài hơn là 20 năm qua.

Thực tế, tại Việt Nam chưa bao giờ lãi suất về gần 0%/năm. Dù vẫn có sự đầu tư vào vàng và các lĩnh vực khác như chứng khoán, bất động sản… Tuy nhiên, bất động sản đang có những rủi ro vì chịu tác động của dịch bệnh; vàng vẫn có rủi ro về giá tuy có sự hấp dẫn so với những kênh khác. Nên tiền vẫn đổ vào ngân hàng là lẽ thường… Nhưng liệu đây có phải là con đường khôn ngoan cho các nhà đầu tư nhỏ?

Câu chuyện 12 sổ tiết kiệm trị giá căn nhà: Sau 20 năm còn 3 bát phở

Nhiều người tích cóp một số tiền khá lớn đem gửi tiền tiết kiệm. Tuy nhiên, mấy chục năm sau, họ ngã ngửa khi tiền gửi “bốc hơi” còn bằng cân thịt, mớ rau, thậm chí 0 đồng.

Báo Kiến thức thông tin, từ năm 1982-1985, vợ chồng ông Lê Minh Toán (phường Hàng Bài, Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) dành dụm tiền để gửi 12 cuốn sổ tiết kiệm. Tổng giá trị là 4.100 đồng, vào các quỹ tiết kiệm thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương. Ở thời điểm ấy, số tiền ông gửi đủ mua thêm một căn hộ nhỏ ở trung tâm Hà Nội.

gửi tiết kiệm

Đến khi về hưu, năm 2002, ông Toán cầm sổ tiết kiệm ra ngân hàng rút tiền. Sau bao lần truy tìm các ngân hàng đã gửi tiền; sau rất nhiều đơn thư và sau bao thủ tục xác minh từ phía ngân hàng, ông Toán được rút tiền.

Ông Toán áng chừng số tiền cả gốc lẫn lãi mà cả đời ông gửi tiết kiệm sẽ vào khoảng 50-70 triệu đồng. Nhưng ông đau xót khi biết số tiền, sau 20 năm, cả gốc lẫn lãi số tiền mà ông gửi chỉ được 109.778 đồng, đủ trả ba tô phở.

Tiền tiết kiệm do đâu mà bốc hơi?

Trước đây phần lớn người dân đi gửi tiền tiết kiệm hay mua các dạng công trái… trong tinh thần đóng góp xây dựng đất nước nên ít ai để ý đến lãi thế nào.

Về nguyên tắc, những sổ tiết kiệm này dù bao năm đi nữa trách nhiệm của ngân hàng là phải lưu trữ, xác minh hồ sơ, chứng từ để luôn bảo đảm chi trả cho người dân. Dù người dân quên 20-30 năm thì vẫn phải cộng dồn lãi suất và tính toán đúng.

Thực tế, do đồng tiền mất giá, người gửi tiết kiệm lại không đến điều chỉnh. Sau một thời gian dài dẫn đến giá trị cuốn sổ tiết kiệm giảm dần theo thời gian.

>>> Xem thêm: [Infographic] Cẩm nang mua chung cư trả góp bạn bắt buộc phải biết

Nên đầu tư hay gửi tiết kiệm?

Bạn muốn gửi tiết kiệm ngân hàng?

Câu trả lời tùy thuộc vào nhu cầu về độ sinh lời số tiền nhàn rỗi của mỗi người. Tiền gửi đến hiện tại vẫn được xem là kênh đầu tư an toàn. Nhưng sinh lời kém và chịu nhiều ảnh hưởng của biến động thị trường. 

Cùng một số tiền, bạn đem chúng đi đầu tư thì hiệu quả sinh lời sẽ lớn hơn rất nhiều so với gửi ngân hàng. Cũng dễ thấy, ít ai giàu mà lại để tiền nằm im trong ngân hàng. Họ sẽ tìm cách tối đa hóa mức sinh lời của đồng tiền họ có.

Hay bạn muốn đầu tư sinh lời?

Tín dụng ngân hàng trung và dài hạn khó có dư địa tăng trưởng mạnh. Để đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn nên doanh nghiệp sẽ vẫn tìm đến kênh trái phiếu doanh nghiệp. Được các nhà quản lý quan tâm đưa vào khuôn khổ. Kênh trái phiếu đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc khai thông nguồn vốn cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn còn gây ra nhiều tác động khó lường.

đầu tư

Trái phiếu doanh nghiệp ngày nay hạn chế được rủi ro và đã cải thiện tính thanh khoản. Ngoài ra, nhu cầu vốn về trung và dài hạn cũng rất lớn. Chính vì vậy mà mức lãi suất của kênh này luôn hấp dẫn hơn nhiều so với loại hình gửi tiền tiết kiệm.

Dễ thấy, hoạt động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2023 vẫn sẽ sôi động và thu hút được nhiều nhà đầu tư thông minh.

Tìm đọc nhiều bài viết bổ ích hơn nữa về đầu tư tài chính tại chuyên mục Tin tức của Kinhtedautu.vn bạn nhé!

Previous Post

Gợi ý quà giáng sinh cho nam ý nghĩa nhất –

Next Post

Tòa cao ốc Hà Nội Landmark 51, từ kỳ vọng đến thất vọng! 

Kinh Tế Đầu Tư

Kinh Tế Đầu Tư

Next Post
Tòa cao ốc Hà Nội Landmark 51, từ kỳ vọng đến thất vọng! 

Tòa cao ốc Hà Nội Landmark 51, từ kỳ vọng đến thất vọng! 

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Recent Posts

  • Ý tưởng quà tặng cho Ngày của Cha thật độc đáo và ấn tượng
  • Ý tưởng kinh doanh vốn nhỏ dành cho người mới bắt đầu –
  • Ý nghĩa của Tết Nguyên đán
  • Ý nghĩa của ngày lễ Thất tịch trong văn hóa phương Đông
  • Ý nghĩa của Halloween phía sau câu chuyện về anh chàng Jack!

Recent Comments

  1. Bật mí kinh nghiệm đầu tư đất nền dự án hiệu quả năm 2023 - Kinh Tế Đầu Tư trong 5 bí quyết đầu tư đất nền hiệu quả dành cho nhà đầu tư F0
  2. Bất động sản và các biến động lớn 2020 - Kinh Tế Đầu Tư trong Có nên mua đất thời điểm này không và những điều cần lưu ý 
  3. 7 cách đầu tư đất nền hiệu quả, an toàn và sinh lời cao - Kinh Tế Đầu Tư trong Đầu tư đất nền tuyệt đối không thể bỏ qua những lưu ý này
  4. Ý tưởng quà tặng cho ngày của cha bạn có thể “bỏ túi” - Kinh Tế Đầu Tư trong Ý nghĩa chiến dịch Điện Biên Phủ và những giá trị thời đại
  5. Ý nghĩa Tết Nguyên Đán đối với người con Việt   - Kinh Tế Đầu Tư trong Mâm ngũ quả ngày tết gồm những gì?

KINH TẾ ĐẦU TƯ
Chuyên trang cung cấp tin tức đầu tư hàng đầu

  • Địa chỉ: 44 Đặng Văn Ngữ, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TPHCM

VỀ CHÚNG TÔI

  • Hoạt Động Đầu Tư
  • Quỹ Bất Động Sản
  • Báo Chí
  • Tư Vấn

CHÍNH SÁCH

  • Điều Khoản Và Điều Kiện
  • Chính Sách Bảo Mật Thông Tin

CHỨNG NHẬN