Trong những tháng cuối năm 2020, thị trường tại “cửa ngõ” Đông Sài Gòn sẽ đón hàng loạt dự án về hạ tầng, an sinh xã hội. Khiến giới đầu tư đua nhau đổ về khu vực này mua bất động sản.
“Cửa ngõ” Đông Sài Gòn đón hàng loạt tin vui về hạ tầng
Cụ thể mới đây, có khoảng 82-97% cử tri ở Quận 2, Thủ Đức, Quận 9 đã cùng bỏ phiếu đồng ý việc thành lập TP. Thủ Đức. Theo đó, TP.HCM sẽ tổ chức họp và lấy ý kiến Hội đồng nhân dân các cấp. Chính thức trình đề án thành lập TP. Thủ Đức lên Bộ Nội vụ trước ngày 25/10.
Ngày 10/10, đoàn tàu Metro số 1 đã được đưa về khu vực depot Long Bình. Chuẩn bị chạy thử kỹ thuật và chạy chính tuyến vào năm 2023. Trong ngày này, Bến xe Miền Đông Mới đã được khai trương và bắt đầu đi vào hoạt động. Đáp ứng nhu cầu mỗi ngày khoảng 21.000 hành khách với 1.200 lượt xe xuất bến. Ngày cao điểm lễ, Tết lên đến 52.000 hành khách với hơn 1.800 lượt xe xuất bến.
Ngày 12/10, bệnh viện Ung Bướu TP.HCM cơ sở 2 cũng đã được khánh thành. Với mức đầu tư khoảng hơn 5.500 tỷ đồng. Cùng quy mô 1.000 giường theo tiêu chuẩn quốc tế cùng nhiều máy móc thiết bị hiện đại.
Theo các chuyên gia thì những cú “hích” về hạ tầng thế này chính là đòn bẩy thu hút nguồn lực đầu tư mua bất động sản. Đồng thời dòng dịch chuyển an cư đã tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho bất động sản “cửa ngõ” Đông Sài Gòn trong thời gian tới. Theo đó, các dự án được quy hoạch bài bản, thiết kế cao cấp, hợp túi tiền. Đáp ứng chất lượng sống của người dân sẽ có lợi thế rất lớn trên thị trường.
Giới đầu tư đua nhau mua bất động sản phía Đông như “nước chảy về chỗ trũng”
Khi nói về khu Đông, không chỉ bó hẹp tại các quận phía Đông mà còn mở rộng về các khu vực lân cận. Cụ thể như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu…
Khi được hỏi nếu chọn mua bất động sản khu vực giáp ranh Thủ Đức, quận 9 như Dĩ An, Nhơn Trạch. Thì lý do nào để nhà đầu tư “xuống tiền”. Trong khi xét về mặt tâm lý, dù giáp ranh nhưng người mua không được sở hữu hộ khẩu TP.HCM như mua bất động sản tại Sài Gòn. Một chuyên gia cho rằng, bản chất nằm ở câu chuyện phù hợp với nhu cầu ở thực của người dân. Không thể phủ nhận việc vẫn còn tâm lý “nặng” về hộ khẩu Sài Gòn. Nhưng nếu bỏ quy định này thì sự phát triển là như nhau. Cuối cùng nói đúng ra, hiện nay người mua nhà cũng không quá “nề hà” và quan trọng đến các yếu tố hộ khẩu.
Thực tế chứng minh thay vì mua căn nhà ở TP.HCM có giá 2-3 tỷ nhưng lụp xụp, diện tích nhỏ, chật chội. Thì cũng với số tiền đó người mua có thể tiến về khu vực vùng ven để sở hữu căn hộ mới. Trong khi việc đi lại đã khá dễ dàng vì kết nối giao thông thuận lợi.
Thị trường hiện nay đang thể hiện rõ xu hướng “nước chảy về chỗ trũng”. Khu vực nào có tiềm năng và giá tốt thì ắt sẽ có người mua. Và dĩ nhiên việc mua bất động sản cần đi song hành với câu chuyện hạ tầng. Đồng thời giao thông kết nối dễ dàng.
XEM THÊM: 5 lưu ý cơ bản trong đầu tư Bất Động Sản
Cẩn trọng với lời mật ngọt của “cò đất”
Đặc điểm chung của đất nền các khu vực giáp ranh TP.HCM vẫn còn hoang sơ. Cơ sở hạ tầng vẫn còn chưa hoàn thiện. Nên so với bình quân giá đất trong trung tâm thành phố vẫn còn thấp. Cơ hội tăng giá vẫn còn nhiều.
Tuy nhiên, một trong các yếu tố giúp giá đất tăng chính là nền tảng hạ tầng giao thông, an sinh xã hội. Nếu một dự án không có các tiêu chí này, giá đất sẽ bất động trong thời gian dài và không ai muốn mua bất động sản ở khu vực như vậy. Bên cạnh đó, trước khi thực hiện giao dịch. Quan trọng nhất là người mua cần phải kiểm tra uy tín của chủ đầu tư. Dựa vào các dự án trước đó đã thực hiện.
Hiện nay trong bối cảnh ảnh hưởng từ dịch bệnh. Nhiều chủ đầu tư đã đưa ra nhiều lời “mật ngọt” thông qua các chương trình ưu đãi, khuyến mãi. Nhằm kích cầu thị trường, đồng thời cũng tạo điểm nhấn thu hút khách hàng. Sẽ có một vài trường hợp các chương trình khuyến mãi là gài bẫy khách hàng. Ví dụ như mua đất nền tặng ô tô, hoặc miễn một số chi phí phát sinh trong quá trình giao dịch. Trong khi đó vẫn thu phí đều. Nếu khách hàng phản ứng lại, chủ đầu tư sẽ đổ lỗi cho nhân việc tư vấn tư vấn chưa chính xác.