Dự án cao tốc Bắc Nam phía đông từ Hà Nội đến Cần Thơ dài 1.799 km; trong đó 654 km đi qua 13 tỉnh thành, thuộc 11 dự án đang được xúc tiến xây dựng.
Dự án cao tốc Bắc Nam: nối dài một dải đường cao tốc
Theo quy hoạch, tuyến cao tốc Bắc – Nam phía đông có điểm đầu tại Hà Nội; điểm cuối tại Cần Thơ. Đến nay, đoạn cao tốc dài 80km có 4 đến 6 làn xe từ Hà Nội đến Ninh Bình đã đưa vào khai thác.
Đoạn tiếp theo là Cao Bồ – Mai Sơn dài 15km đi qua địa phận Nam Định và Ninh Bình; đoạn này đang được thi công và dự kiến hoàn thành cuối năm 2023. Các đoạn cao tốc Mai Sơn – QL45 dài 63,4km từ Ninh Bình đến Thanh Hóa tiếp tục được khởi công; dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2023.
Ở chiều ngược lại, đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang – Lạng Sơn đã hoàn thành và đưa vào khai thác 167km từ Hà Nội đến Chi Lăng (Lạng Sơn). Phần còn lại 43km từ Chi Lăng đến cửa khẩu Hữu Nghị chưa đầu tư.
Ngoài ra, hai dự án thành phần đường cao tốc Bắc – Nam phía đông cũng được khởi công xây dựng là đoạn Vĩnh Hảo (Bình Thuận) – Phan Thiết (Bình Thuận) dài 100,8km; đoạn Phan Thiết (Bình Thuận) – Dầu Giây (Đồng Nai) dài 99km.
Theo kế hoạch, đến cuối năm 2023 hai dự án này hoàn thành sẽ có 200km nối thông tuyến từ Bình Thuận đến đường cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây hiện nay nhằm kết nối TP. HCM với các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Ngoài các dự án trên, hiện còn 5 dự án thành phần đường cao tốc Bắc – Nam phía đông đang đấu thầu nhà đầu tư thực hiện theo hình thức đối tác công – tư (PPP).
>>> Xem thêm: Inforgraphic – Đón đầu xu hướng sống tại trung tâm mới của thành phố Hạ Long
Dự án cao tốc Bắc Nam sẽ nâng vận tốc lưu thông
Tuyến đường cao tốc Bắc – Nam sẽ giải quyết được toàn bộ những hạn chế của QL1 hiện nay. Bởi vì đường cao tốc song hành với quốc lộ 1 từ Bắc vào Nam có tốc độ thiết kế từ 80km/h đến 120km/h; không có giao cắt cùng mức; không có dòng xe máy, xe thô sơ đi trộn lẫn ôtô nên năng lực lưu thông sẽ tăng lên.
Với sự khác biệt như vậy, đường cao tốc sẽ phát huy hiệu quả đầu tư; điều này mang lại lợi ích rút ngắn thời gian đi lại, tăng năng lực lưu thông hàng hóa” – ông Thành phân tích.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cũng chỉ rõ sự thuận tiện của đường cao tốc khi so sánh. Nếu ôtô đi theo đường cao tốc tuyến Hà Nội – Quảng Ninh thì chỉ mất từ 1 giờ 45 phút đến 2 giờ sẽ tới được Hạ Long. Trong khi đó nếu đi theo quốc lộ 5 thì phải mất từ 4 giờ 30 phút đến 5 giờ.
“Việc ôtô chạy thông suốt; không có giao cắt cùng mức với đường khác; không có xe máy đi chung sẽ tăng tốc độ lưu thông. Đó là ưu thế của đường cao tốc nên được người dân chấp thuận trả phí để đi. Dù là trong tương lai quốc lộ 1 sẽ miễn phí khi các dự án BOT đã hết thời gian thu phí”.
XEM THÊM: Điểm sáng của đầu tư bất động sản thông minh
Sẽ có thu phí trên cao tốc Bắc Nam
Theo nghị quyết 52 của Quốc hội, các đường cao tốc đầu tư theo hình thức PPP sẽ thu phí; nhằm hoàn vốn cho nhà đầu tư theo mức phí và lộ trình đã được xác định trong nghị quyết.
Còn các dự án đường cao tốc đầu tư bằng 100% vốn ngân sách; Quốc hội và Chính phủ đang chỉ đạo Bộ GTVT, Bộ Tài chính xây dựng đề án thu phí hoàn vốn cho Nhà nước.
Trong Luật giao thông đường bộ sửa đổi, Bộ GTVT cũng đề xuất đường cao tốc đầu tư công vẫn thu phí; nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc thu phí đường cao tốc đầu tư công.
Theo dõi Kinhtedautu.vn để cập nhật tin tức thị trường mới mỗi ngày.