Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 mang một ý nghĩa quan trọng. Góp phần đưa đến việc ký Hiệp định Giơnevơ (20/7/1854) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Đông Dương. Kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chiến thắng vĩ đại này đã không chỉ giúp nhân dân Việt Nam viết vào lịch sử nhân loại lời tố cáo chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. Mà còn thức tỉnh các dân tộc bị đàn áp bức cùng đứng lên đấu tranh đòi quyền tự do.
Trận đánh Điện Biên Phủ 1954 diễn ra thế nào?
Tình hình bên phía địch lúc bấy giờ
Năm 1953, sau 8 năm xâm lược Đông Dương. Dù đã huy động đủ tiềm lực kinh tế, quân sự thế nhưng thực dân Pháp vẫn không đạt được mục đích cơ bản mình đề ra. Đó chính là tiêu diệt chính phủ cách mạng và lực lượng kháng chiến. Thiết lập lại nền cai trị trên toàn Đông Dương như trước năm 1945. Trái lại, chúng phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề. Như thiệt hại hơn 390.000 quân, vùng chiếm đóng thu hẹp lại, mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng ngày càng sâu sắc….
Mặt khác, những khó khăn về mặt kinh tế, tài chính và phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân trong nước ngày càng dâng cao. Tất cả đã đẩy Chính phủ Pháp rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị mới. Lợi dụng tình thế này, Đế quốc Mỹ đã tăng cường can thiệp vào Đông Dương. Điều này được thể hiện qua cách Mỹ tích cực viện trợ cho Pháp kéo dài và mở rộng cuộc chiến. Nahwfm phục vụ cho chiến lược toàn cầu phải cách mạng.
Về phía ta
Cuối tháng 9/1953, Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng họp bàn. Đề ra chủ trương chiến lược cho hoạt động quân sự Đông Xuân 1953-1954. Đó là sử dụng một bộ phận chủ lực mở các cuộc tiến công vào những hướng địch tương đối yếu, có nhiều sơ hở. Đồng thời tranh thủ cơ hội tiêu diệt địch ở những hướng địch có thể đánh sâu vào vùng tự do của ta.
Trong lúc đó đẩy mạnh chiến tranh du kích ở khắp các chiến trường sau lưng địch. Tích cực tiến hành mọi sự chuẩn bị cần thiết trong nhân dân và bộ đội địa phương. Để cho chủ lực rảnh tay làm nhiệm vụ. Phương châm và nguyên tắc chỉ đạo tác chiến là: tích cực, chủ động, cơ động và linh hoạt. Đánh ăn chắc, tiến ăn chắc, chắc thắng thì đánh cho kì thắng, không chắc thắng thì kiên quyết không đánh.
Chấp hành chủ trương chiến lược đã đề ra. Quân dân Việt Nam phối hợp chặt chẽ cùng quân dân 2 nước bạn là Lào và Campuchia mở rộng các cuộc tiến công trên khắp các chiến trường Đông Dương. Sự phối hợp nhịp nhàng, rộng khắp đã đẩy quân Pháp lún sâu vào thế bị động. Kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản.
>>> Kỷ niệm 67 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 1954
Quân và dân Việt Nam đồng lòng làm nên thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
Đầu tháng 3/1954, quân địch tập trung tại Điện Biên Phủ lên đến 16.200 tên được bố trí thành hệ thống phòng ngự mạnh. Về phía ta, sau khi phân tích kỹ tình hình mọi mặt. Nhất là so sánh tương quan lực lượng địch và ta. Trung ương Đảng và Bộ chỉ huy tối cao đã quyết tâm mở chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Đây là đòn quyết chiến chiến lược nhằm kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc bấy giờ được giao trọng trách Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch.
Với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng!”. Cả nước dồn sức cho chiến trường Điện Biên Phủ. Lực lượng tham gia chiến đấu lên đến 55.000 quân. Công tác chuẩn bị đã vượt ngoài dự đoán và tạo bất ngờ đối với cả Pháp và Mỹ.
Ngày 13/3/1954 quân ta nổ súng tiến công mở mà chiến dịch. Sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng mãnh, vượt qua muôn vàn gian khổ. Chiều ngày 7/5/1954 bộ đội ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Bắt sống tướng chỉ huy De Castries và kết thúc thắng lợi cho trận quyết chiến lịch sử năm 1954.
>>> Kỷ niệm 131 năm ngày sinh của Bác Hồ
Ý nghĩa lịch sử của “mốc son” chói lọi của quân dân Việt Nam
Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 của quân dân Việt Nam đã đập tan những cố gắng quân sự của thực dân Pháp và can thiệp của Mỹ. Buộc chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Geneva (7/1954) công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ba nước Đông Dương. Kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ kéo dài 9 năm (1945-1954). Đồng thời chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp và mở ra trang sử mới cho cách mạng Việt Nam, Lào, Campuchia.
Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 đã đập tan mắt xích quan trọng trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ. Mở đầu cho sự sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới. Giáng đòn nặng nề đầu tiên vào dã tâm xâm lược của chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Cũng từ đây, tiếng vang của chiến dịch Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh giành độc lập. Nhất là các nước Châu Phi, Mỹ La-tinh. Đồng thời góp phần làm sáng ngời chân lý của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 để lại cho cách mạng Việt Nam những bài học rất quý báu. Giữ vững và tăng cường phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng. Thực hiện tốt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, biết dựa vào dân. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Những bài học kinh nghiệm ấy vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Và tiếp tục được Đảng, Nhà nước ta chắt lọc, vận dụng một cách sáng tạo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.