Đầu tư đất rừng sản xuất và đất trồng cây lâu năm là một trong những loại hình đầu tư bất động sản điển hình. Đây được xem là một trong những loại đất còn nhiều diện tích sử dụng nhất. Vì vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu đầu tư đất rừng sản xuất là đất gì và đầu tư như thế nào nhé!
Đất rừng sản xuất là gì?
Đất rừng sản xuất là gì và đầu tư đất rừng sản xuất có hiệu quả hay không? Dưới đây là khái niệm của đất rừng sản xuất.
Đất rừng sản xuất được hiểu là mảnh đất, khu đất được người dân sở hữu và sử dụng để chủ yếu vào mục đích sản xuất các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc nuôi trồng thủy hải sản trên đất đó. Theo quy định của Pháp Luật hiện hành về luật đất đai; thì đất rừng sản xuất được xếp vào loại đất thuộc loại đất nông nghiệp; được quy định theo Luật đất đai 2013. Đất rừng sản xuất là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp nên việc sử dụng hay mua bán thì cần phải tuân thủ theo đúng các quy định và trình tự sử dụng của loại đất này.
Đất rừng sản xuất được rao bán rầm rộ ở nhiều nơi
Hiện nay các loại đất rừng sản xuất được rao bán rầm rộ khắp nơi trên cộng đồng bất động sản.
Nhất là những mảnh đất ở khu vực Hà Nội và lân cận; trong năm vừa qua tuy xã hội thực hiện giãn cách xã hội kéo dài ảnh hưởng bởi đại dịch. Tuy nhiên, ở đây vẫn có một số nhà đầu tư đua nhau đi tìm đất làm trang trại, nhà vườn tại Bà Vì; Chương Mỹ; Sóc Sơn để đầu tư kinh doanh đầu tư đất rừng sản xuất. Giá đất tại các khu trên được môi giới dẫn đoàn giới thiệu đến các khu vực Đồng Đò; Sóc Sơn cũng tương đối cao so với mặt bằng chung.
Bởi đất ở các khu vực này có vị trí đẹp; phù hợp làm dự án nhà nghỉ homestay hoặc khu sinh thái hay nghỉ dưỡng cho khách du lịch. Giá cả cơ bản của các loại đất này đắt nhất; từ 7 – 8 triệu đồng/m2 trong thời điểm hiện nay. Do đó việc trào lưu mua bán đất tại các khu đất nông nghiệp cũng đang là thị trường thu hút các nhà đầu tư một cách mạnh mẽ.
Thị trường đầu tư đất rừng sản xuất màu mỡ tiềm năng hay rủi ro tiềm ẩn?
Thị trường mua bán đất rừng sản xuất hiện nay được đánh giá là rủi ro không bền vững hay có tiềm năng phát triển trong giai đoạn hiện nay.
Không phải đất rừng nào cũng rao bán được; cho nên đã xảy ra việc rao bán đất rừng trái phép tại nhiều nơi khắp các địa phương mà không chỉ riêng các vùng ven Hà Nội. Ví dụ như trường hợp đầu năm 2023; ở UBND xã Triệu Ái tỉnh Quảng Trị đã tự ý tách thửa; phân lô đất rừng thành 123 lô đất có diện tích tương đối 300m2 để bán cho người dân.
Điều đáng nói ở đây là sự việc nhanh chóng bị thất bại bởi trong quá trình làm thủ tục giấy tờ để người dân nhận đất thì không thành công. Việc đăng ký nhận đất và thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đã chưa được thông qua. Vì tổng diện tích đất này là đất rừng sản xuất nông nghiệp; hiện tại chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng; và bởi chưa có phương án trồng rừng thay thế thì rất khó để tách thửa mua bán.
Điều kiện chuyển nhượng đầu tư đất rừng sản xuất hiện nay?
Như vậy nếu muốn chuyển nhượng hay mua bán đầu tư đất rừng sản xuất thì phải tuân theo đúng quy định pháp luật đất đai. Các hộ gia đình, cá nhân khi muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất thì tối thiểu phải đáp ứng các điều kiện sau: đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đất hiện tại không nên có tranh chấp với bất kỳ ai. Và quyền sử dụng đất được phép chuyển nhượng không nằm trong tình trạng kê biên thi hành án và đất vẫn còn trong thời hạn sử dụng …
Hồ sơ chuyển nhượng đầu tư đất rừng sản xuất bao gồm những gì?
Hồ sơ và thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Phải lập hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ rõ ràng
Theo Khoản 3 Điều 167 của bộ Luật Đất đai 2013, những hợp đồng tặng cho; mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất bất kỳ điều phải phải được công chứng hoặc chứng thực bởi bên thứ ba.
Dựa theo bộ luật đất đai về mua bán chuyển nhượng thì bộ hồ sơ dùng để công chứng sẽ gồm các giấy tờ sau:
- Phiếu yêu cầu công chứng đất đai.
- Bản dự thảo về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; hai bên có thể tự chuẩn bị hay có thể nhờ tổ chức công chứng soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng (khi đó bạn cần phải trả thêm tiền công soạn thảo văn bản và đây là phí riêng biệt không tính chung vào vào phí công chứng).
- Giấy tờ tùy thân của 2 bên mua bán gồm: chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân; hoặc hộ chiếu của các bên giao dịch quyền sở hữu và có sổ hộ khẩu.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy tờ quan trọng không thể thiếu.
- Tùy tình trạng hôn nhân gia đình của 2 bên người yêu cầu công chứng. Bạn cần cung cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hay giấy xác nhận tình trạng hôn nhân và gia đình có xác nhận của cơ quan nhà nước.
Bước 2: Nộp hồ sơ sang tên Giấy CNQSDĐ tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện nơi có đăng ký đất
Hồ sơ chuyển nhượng đầu tư đất rừng sản xuất sẽ bao gồm đầy đủ những giấy tờ sau:
- Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ đã công chứng
- Giấy chứng nhận QSDĐ( sổ đỏ hay sổ hồng) bản chính
- Giấy tờ tùy thân còn hiệu lực của các bên
- Đầy đủ các tờ khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (nếu có) trong trường hợp đó
- Và cuối cùng là đơn đăng ký biến động đất đai (theo mẫu).
Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận kết quả khi đầu tư đất rừng sản xuất
Bạn hoàn tất thủ tục chuyển nhượng và nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước. Sau đó có thể an tâm đợi kết quả tại nhà.
Một số câu hỏi thường gặp khi mua bán đất rừng sản xuất
Để không phát sinh những rắc rối về vấn đề pháp lý cũng như tranh chấp nội bộ thì khi mua bán đầu tư đất rừng sản xuất tốt nhất bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
- Mua bán đất rừng sản xuất phải có sổ đỏ hoặc sổ xanh theo quy định nhà nước.
- Kiểm tra đảm bảo đất rừng sản xuất mua bán đang trong tình trạng không bị tranh chấp giữa nhiều bên; hay cầm cố giấy tờ đất ở ngân hàng và không vướng vào các vấn đề pháp lý hiện thời.
- Cần kiểm tra là xem thông tin đất rừng sản xuất bạn mua bán có nằm trong diện quy hoạch nhà nước hay không.
- Nên khảo sát và so sánh giá giữa các khu đất rừng lân cận gần đó với nhau; tránh bị mua hớ với giá cao sẽ thu hồi vốn lâu.
- Không nên mua đất rừng sản xuất qua nhiều cò mồi hoặc trung gian giới thiệu kê thêm giá cao; sẽ đảm bảo hơn về giá cả.
- Kiểm tra và đo đạc kỹ lưỡng diện tích đất đai trước khi đặc bút ký.
- Xem kỹ địa hình cũng như vị trí của khu đất có tốt không; dựa vào các kế hoạch mở đường quy hoạch đường xá của nhà nước trong thời gian tới; sẽ quyết định sự tăng giá của mảnh đất.
Có nên đầu tư đất rừng sản xuất? Việc mua bán đất rừng sản xuất sẽ trở nên dễ dàng nếu bạn chuẩn bị hết những loại giấy tờ và đánh giá kỹ khu đất cần mua. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng đầu tư và sinh lời theo thời gian nhé!
>>> Có thể bạn quan tâm:
Tất tần tật những điều cần biết khi xây nhà nghỉ dưỡng ở quê
Series BĐS tăng nhiệt: Kỳ 3 – Mua đất nông nghiệp
Comments 1