Phân khúc đất nền chịu ảnh hưởng rất lớn từ tác động của Covid-19. Trong đó, thị trường đất nền giảm giá rõ rệt ở TP. HCM và Hà Nội; ghi nhận mức sụt giảm kỷ lục cả nguồn cung mới và sức cầu so với năm trước.
Đất nền giảm giá để cắt lỗ
Những ngày cuối năm, tình trạng bán tháo, bán lỗ đất nền càng phổ biến hơn; đặc biệt là tại các thị trường vùng ven trung tâm TP. HCM. Không ít nhà đầu tư nhỏ lẻ, chạy theo cơn sốt đất nền cục bộ tại thị trường tỉnh giờ đối mặt với thua lỗ, mất vốn, nợ nần…
Theo nhìn nhận của một số sàn giao dịch nhà đất tại thành phố, hiện thị trường đất nền đang chững lại rất rõ. Theo đó, giá đất ở những nơi này đã giảm thấp nhất từ 1-3 triệu đồng/m2 so với hai tháng trước; có trường hợp nhiều khách hàng bán lại chấp nhận lỗ cả trăm triệu đồng/lô tùy vị trí. Nhiều người cho biết, từ đầu tháng 5 đến nay giao dịch gần như rất ít. Sản phẩm mới không có, đa số chỉ là bán lại các lô nền khách hàng đầu tư ký gửi.
Tại huyện Cần Giờ, nơi giá đất cũng tăng nóng thời gian qua; thì khoảng 1 tháng nay giao dịch và giá đất cũng giảm mạnh. Các sàn giao dịch ở đây cho rằng thị trường đang có hiện tượng bán tháo khi có thông tin cầu Bình Khánh không làm nữa; mà chỉ làm đường nhánh từ đường cao tốc Bến Lức – Long Thành xuống Cần Giờ. Được biết, hiện giao dịch tại Cần Giờ đã chững lại trong khi giá đất đã giảm khoảng 20% so với thời điểm sốt đất. Điển hình như tại dự án Khu dân cư ven biển Cần Giờ, đến nay đã bắt đầu quay đầu giảm khoảng 3-7 triệu đồng/m2 tùy vị trí.
XEM THÊM: Điểm sáng của đầu tư bất động sản thông minh
Giá bán phải chăng sẽ lao dốc?
Theo lãnh đạo Hội môi giới Bất động sản, giá đất nền phụ thuộc vào chất lượng; tiến độ phát triển đô thị cũng như số lượng nguồn cung tại từng địa phương.
Khu vực nào có sự đầu tư phát triển đô thị; kinh tế tốt; nguồn dự án chưa nhiều; giá đất trước đó được kiểm soát tốt sẽ tiếp tục giữ giá; có thể tăng chút ít vì những vùng như vậy vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư. Ngược lại, khu vực nào tốc độ phát triển kinh tế, đô thị không tương xứng thì giá bán có thể giảm.
Theo nhìn nhận từ giới chuyên gia, giá nhà đất trên thị trường sơ cấp gần như không có biến động do không xuất hiện nguồn cung mới. Tuy nhiên ở thị trường thứ cấp, giá nhà đất được điều chỉnh dựa trên nhu cầu mua bán thực tế.
Vì vậy khi sức mua giảm nhiệt, giá bán sẽ hiệu chỉnh sụt giảm theo. Tuy quy mô và mức độ giảm chưa lớn nhưng nếu tình hình dịch bệnh kéo dài, nền kinh tế tiếp tục chịu ảnh hưởng sẽ gây tác động trực tiếp lên tài chính của người mua.
Nhiều nơi vẫn cố neo giá
Trong quý 1-2020 đất nền vùng ven TP. HCM chỉ có 1 – 2 dự án nhỏ lẻ mở bán trước và sau Tết ÂL với số lượng trên dưới 150 nền. Dù lượng cung rất ít nhưng sức mua đã giảm nhiều; tỉ lệ tiêu thụ chỉ 60 – 70%. Trong khi so với các quý trước hoặc cùng kỳ năm ngoái tỉ lệ thường lên đến 70 – 90%.
Giao dịch đất nền tại Hà Nội cũng đang có xu hướng chững lại. Tại khu vực các xã Vĩnh Ngọc và Hải Bối, huyện Đông Anh, TP Hà Nội, giá đất nền gần như không giảm so với thời điểm sốt đất vào cuối năm 2019. Khi Tập đoàn BRG và đối tác động thổ siêu dự án đô thị TP thông minh dọc trục đường Nhật Tân – Nội Bài. Hầu hết các lô đất có sổ đỏ tại đây vẫn được rao bán với mức giá 40-65 triệu đồng/m2.
Đất nền giảm giá khiến áp lực ngày càng tăng?
Giá bất động sản giảm chủ yếu do những người mua đi bán lại; còn thị trường sơ cấp chưa thấy có nhiều dấu hiệu giảm giá trực tiếp từ chủ đầu tư.
Với những dự án đã/ đang rao bán, mức giá chủ yếu giữ ở mức tương đương quý 4 – 2019. Trong khi đó, những dự án sẽ mở bán thì đa số đang dừng hoặc hoãn kế hoạch. Với TTTC, một số nhà đầu tư cá nhân tại một vài dự án do áp lực tiền vay ngân hàng, vốn ngắn… có dấu hiệu bán ngang giá hoặc chấp nhận giảm.