Đất BHK là đất gì? Quy định và trình tự gia hạn thời gian sử dụng đất mới nhất có những thay đổi gì? Mời bạn đọc cùng Tin tức bất động sản Việt tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Khái niệm về đất BHK là đất gì?
Ký hiệu BHK là loại đất gì? Tại thông tư 27/2018/TT được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành đã có những quy định cụ thể về loại đất BHK như sau:
– Ký hiệu BHK là đất thuộc nhóm đất nông nghiệp.
– Bao gồm: đất bằng phẳng ở đồng bằng, thung lũng, cao nguyên,.. dùng để trồng cây hàng năm.
– Các loại đất thuộc nhóm BHK chỉ được trồng cây thu hoạch ngắn ngày dưới 1 năm. Ví dụ: cây lúa, cây hoa màu, cây dược liệu,… Hoặc có thể trồng cỏ để chăn nuôi gia súc. Còn đối với cây thu hoạch lưu gốc thì không quá 5 năm.
Mục đích sử dụng đất BHK là gì?
Sau khi hiểu được đất BHK là đất gì. Chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp đến mục đích sử dụng đất BHK.
Đất BHK được dùng để trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn. Tức là từ thời điểm gieo trồng. sinh trưởng đến lúc thu hoạch không quá 1 năm. Ví dụ, đất này được trồng cây lúa, cây hoa màu, cây dược liệu,…
Hoặc cây trồng ngắn ngày như đu đủ, sả, dâu tằm, cây mía,… Còn những loại cây giữ gốc thu hoặc theo mùa vụ thì không quá 5 năm.
Quy định về sử dụng đất BHK là gì?
Theo điều 129 – Luật đất đai 2013 quy định về đất BHK như sau:
Thứ nhất, về diện tích canh tác sử dụng đất BHK
– Đối với tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long và khu vực miền Đông Nam Bộ. Đất trồng cây hằng năm BHK không quá 3ha đối với hộ gia đình hoặc cá nhân.
– Đối với các tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương ở các khu vực khác. Thì diện tích đất BHK không quá 2ha cho mỗi cá nhân hoặc hộ gia đình.
– Trong trường hợp cá nhân hoặc hộ gia đình trực tiếp sản xuất như: nông nghiệp, lâm nghiệm, nuôi trồng thủy sản, hoặc làm muối,… Thì nhà nước sẽ không thu tiền sử dụng đất.
Thứ hai, về thời hạn sử dụng đất BHK
– Đối với các loại đất có nguồn gốc từ quỹ công ích xã hội cho thuê lại thì thời hạn sử dụng tối đa 5 năm.
– Đối với cá nhân hoặc hộ gia đình, thời hạn sử dụng đất BHK để trực tiếp sản xuất là 50 năm. Khi hết thời hạn, cá nhân hoặc hộ gia đình có nhu cầu sẽ làm đơn xin tiếp tục sử dụng với mục đích trên.
– Tương tự, thời hạn cho thuê đất đối với cá nhân và hộ gia đình cũng kéo dài không quá 50 năm. Khi hết thời hạn, nếu muốn được thuê tiếp cần phải nộp đơn xin cấp phép mới.
– Đối với các dự án có vốn đầu tư lớn và thu hồi vốn chậm. Thời hạn sử dụng có thể kéo dài lên đến 70 năm. Khi hết thời hạn, chủ đầu tư dự án có quyền nộp đơn để được nhà nước xem xét và cấp phép gia hạn quyền sử dụng đất.
Đọc thêm tin tức mới! Đất ONT là gì? Những thông tin về đất ONT mới nhất bạn cần biết
Hồ sơ gia hạn đất BHK bao gồm những gì?
Khi nào bạn cần phải thực hiện gia hạn quyền sử dụng đất BHK?
Theo điều 74 Nghị định 43/2014/NĐ-CP có đề cập đến thời gian gia hạn quyền sử dụng đất.
Cụ thể, khi có nhu cầu gia hạn thì cần phải làm thủ tục hồ sơ trước khi hết hạn quyền sử dụng đất ít nhất 6 tháng.
Dành cho các đối tượng:
– Cá nhân hoặc hộ gia đình trực tiếp sử dụng đất nông nghiệp do nhà nước giao cho có nhu cầu xác nhận lại thời hạn trên giấy chứng nhận.
– Tổ chức hoặc cá nhân người Việt định cư ở nước ngoài. Hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Hồ sơ gia hạn quyền sử dụng đất BHK
Theo điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, bộ hồ sơ bao gồm:
– Đơn đăng ký gia hạn theo mẫu.
– Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đã cấp).
– Bản sao các quyết định bổ sung như: giấy phép đầu tư dự án,…
– Các loại chứng từ đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính.
Thủ tục và trình tự gia hạn quyền sử dụng đất
Đất BHK là đất gì? Những thủ tục gia hạn quyền sử dụng đất có phức tạp không?
– Bước 1: Người yêu cầu đến nộp hồ sơ.
– Bước 2: Cơ quan thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết.
Cụ thể,
– Hồ sơ sẽ được cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm định. Nếu đủ điều kiện được gia hạn, thì văn phòng đăng ký đất đai sẽ gửi thông tin đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính. Sau đó, hồ sơ sẽ được Ủy ban nhân dân cấp quyết định gia hạn.
– Trong trường hợp, hồ sơ không đủ điều kiện gia hạn quyền sử dụng đất. Cơ quan tài nguyên và môi trường sẽ thông báo và làm thủ tục thu hồi đất đai theo quy định.
Đọc thêm!
Đất BHK có thể đổi thành đất thổ cư được không?
Theo điều 57- Luật đất đai 2013 đã quy định, đất BHK có thể được chuyển đổi thành đất thổ cư nếu đáp ứng các điều kiện.
– Cá nhân hoặc hộ gia đình được cấp phép chuyển đổi mục đích sử dụng từ Ủy ban nhân dân cấp huyện.
– Tổ chức được cấp phép chuyển đổi của ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất của huyện tỉnh hàng năm để để xét duyệt hồ sơ.
Đất BHK là đất gì? Có thể thế chấp đất BHK được không?
Theo điều 188 – Luật Đất đai 2013 đã quy định, người sử dụng đất có quyền chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế hoặc thế chấp,… khi đáp ứng có điều kiện.
– Người thế chấp phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu chưa có giấy thì phải đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận nhưng chưa làm.
– Đất đai không đang có vấn đề tranh chấp.
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên thi hành án.
– Đất phải còn trong thời hạn sử dụng.
Tóm lại, nếu bạn có chứng nhận quyền sử dụng đất BHK thì bạn hoàn toàn có thể thế chấp vay ngân hàng. Tuy nhiên, giá trị đất BHK không cao nên khoản tiền vay thế chấp sẽ khá thấp so với các loại đất khác.
Điểm giống và khác nhau giữa đất trồng cây lâu năm và đất BHK là gì?
Đất BHK là đất gì? Đất BHK giống và khác so với đất trồng cây lâu năm những điểm như sau:
Những điểm tương đồng
Cả 2 loại đất này đều thuộc nhóm đất nông nghiệp. Chúng đều có mục đích sử dụng cơ bản để trồng cây cối phục vụ sản xuất và đời sống con người. Thời hạn sử dụng của 2 loại đất này cũng gần tương đương nhau. Chính vì thế, có thể dễ dàng chuyển đổi mục đích sử dụng của 2 loại này với nhau.
Một số điểm khác nhau cần lưu ý
– Đất BHK là đất gì? Đây là loại đất bằng trồng cây hàng năm khác, ký hiệu BHK. Đối với đất này, người sử dụng chỉ được cạnh tác các loại cây có thời gian sinh trưởng và thu hoạch dưới 1 năm. Ví dụ: cây mía, cây lúa, cây hoa màu,…
– Đất trồng cây lâu năm có ký hiệu CLN. Loại đất này được trồng những loại cây có thời gian sinh trưởng và thu hoạch dài. Ví dụ: các loại cây công nghiệp (cà phê, ca cao, hồ tiêu, cao su,..). Các loại cây ăn quả (cam, mận, xoài, sầu riêng,..). Các loại cây lâu năm lấy gỗ (cây bạch đàn, keo, xoan, tràm,…)
Lời kết
Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu hơn về đất BHK là đất gì? Những quy định mới nhất về đất BHK. Đừng quên theo dõi https://Kinhtedautu.vn/ để hiểu rõ hơn về các loại đất khác cũng như cập nhật kịp thời những tin tức mới nhất về thị trường nhé. Hãy để lại bình luận bên dưới về chủ đề bạn đang thắc mắc nhé. Xin chào hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.
Đọc thêm bài viết liên quan!