Có phải bạn đang băn khoăn, thắc mắc trước những khái niệm như “đáo hạn sổ tiết kiệm”, “ngày đáo hạn”, “tất toán sổ tiết kiệm”, “phương thức đáo hạn tiết kiệm” sau khi gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng? Nhận thấy được tín hiệu “cầu cứu” đó, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cũng như là tất tần tật những điều cần lưu ý về đáo hạn sổ tiết kiệm.
Khái niệm đáo hạn sổ tiết kiệm

Trước khi đến với các thuật ngữ gắn liền với việc gửi tiết kiệm tại ngân hàng như đáo hạn sổ tiết kiệm, ngày đáo hạn,…khách hàng nên có cái nhìn khái quát về sổ tiết kiệm và các hình thức đặc trưng của việc gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng.
Khái quát về sổ tiết kiệm
Sổ tiết kiệm là một cuốn sổ dùng để ghi nhận minh bạch, cụ thể tổng số tiền mà khách hàng đã gửi tiết kiệm vào ngân hàng. Gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng là một hình thức đầu tư khoảng tiền nhàn rỗi để sinh thêm lợi nhuận và còn được xem là kênh đầu tư an toàn, uy tín vì có sự đảm bảo của Ngân hàng, của Nhà nước. Mức lãi suất của ngân hàng sẽ được áp dụng lên số tiền vốn và sau đó quy đổi thành số tiền lời mà khách hàng sẽ được hưởng sau khi gửi tiết kiệm.
Khách hàng có thể lựa chọn một trong hai hình thức để gửi tiết kiệm như sau:
Tiết kiệm có kỳ hạn | Tiết kiệm không có kỳ hạn |
Thời hạn, kỳ hạn sẽ được xác định chi tiết và cụ thể, người gửi sẽ cam kết với ngân hàng | Thời hạn, kỳ hạn là không cố định, người gửi không có bất kỳ cam kết ràng buộc nào về thời hạn rút tiền |
Khách hàng có quyền chọn kỳ hạn cho khoản tiền gửi của mình như là 01 tháng, 06 tháng, 12 tháng và thậm chí là đến 24 tháng theo nhu cầu của mình.
Trường hợp khách hàng vẫn còn nhu cầu gửi tiền tiếp khi đã đến ngày đáo hạn thì số tiền lãi sẽ được nhập vốn và áp dụng tính lãi cho kỳ hạn sau |
Khách hàng có thể tùy ý rút tiền theo nhu cầu cá nhân của mình bất cứ lúc nào |
Mức lãi suất gửi tiết kiệm tương đối cao hơn so với gửi tiết kiệm không kỳ hạn và sẽ được cố định trong suốt thời gian hợp đồng gửi tiết kiệm còn có hiệu lực.
Đối với trường hợp khách hàng muốn rút tiền trước kỳ hạn thì khách hàng phải chịu việc lãi suất của mình sẽ được tính theo phương thức gửi tiền không kỳ hạn |
Mức lãi suất sẽ được tính dựa theo ngày mà khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng. Khách hàng sẽ được tính hết lãi suất trọn một ngày mà khách hàng rút tiền gửi.
Lãi suất cho hình thức gửi tiết kiệm không có kỳ hạn này thường là không cao, dao động từ 0,1 – 0,2%/năm |
Hình thức tiết kiệm có kỳ hạn phù hợp với khách hàng có thu nhập ổn định và kế hoạch tiết kiệm cụ thể, rõ ràng. | Hình thức tiết kiệm không có kỳ hạn sẽ thích hợp với khách hàng có thu nhập hạn chế hoặc thường xuyên có nhu cầu về tài chính |
Về thủ tục làm sổ tiết kiệm, để cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất, thủ tục làm sổ tiết kiệm đã được phát triển với hình thức online rất thuận tiện, đơn giản và nhanh chóng.
Khách hàng có thể mang theo hồ sơ và đến trực tiếp quầy giao dịch để đăng ký theo truyền thống, hoặc sử dụng dịch vụ Internet Banking/Mobile banking của ngân hàng để đăng ký và chọn kỳ hạn, số tiền gửi tiết kiệm theo nhu cầu cá nhân. Ngân hàng vẫn đảm bảo tính an toàn cho khách hàng thông qua các tính năng bảo mật như mã OTP, vân tay, FaceID. Hơn thế nữa, bạn sẽ không ngờ tới rằng lãi suất gửi tiết kiệm online sẽ có phần cao hơn so với cách truyền thống.
Xem thêm
Làm thế nào để tăng tài sản với một khoản tiết kiệm “eo hẹp” – tích lũy hay lấy lãi, nên mua vàng hay gửi tiết kiệm?
Đáo hạn sổ tiết kiệm
Đáo hạn là một từ chuyên môn thuộc lĩnh vực ngân hàng, được sử dụng phổ biến khi khách hàng đến ngân hàng thực hiện hoạt động vay vốn hoặc gửi tiền tiết kiệm, mà đến kỳ hạn khách hàng cần phải thanh toán cho ngân hàng.
Đáo hạn sổ tiết kiệm là một hình thức mà ngân hàng sẽ hoàn trả cả tiền vốn lẫn tiền lời cho người gửi tiết kiệm khi thời gian gửi tiền theo nhu cầu của khách hàng đã hết nhưng khách hàng chưa hoặc không có nhu cầu đến ngân hàng rút lại tiền. Hình thức này được thực hiện hợp pháp dựa trên hợp đồng đã có sự thoả thuận và đồng ý giữa người gửi và ngân hàng.
Ví dụ: Khách hàng gửi tiết kiệm vào ngân hàng với số tiền là 300 triệu VNĐ và chọn kỳ hạn gửi là 1 năm với lãi suất là 6% một năm. Khi kết thúc kỳ hạn, số tiền lãi mà khách hàng sẽ nhận được là 18 triệu đồng.
Khi kết thúc kỳ hạn mà khách hàng đã chọn, nếu khách hàng không thực hiện tất toán sổ tiết kiệm lại thì ngân hàng sẽ mặc định số tiền lời và vốn là 318 triệu. Sau đó, ngân hàng sẽ hiện thủ tục tái tục, tức là ngân hàng sẽ gia hạn thêm hiệu lực của hợp đồng gửi tiết kiệm và gửi quay vòng 318 triệu đồng tiếp tục cho khách hàng.
Ngày đáo hạn sổ tiết kiệm

Ngày đáo hạn sổ tiết kiệm là ngày cuối cùng của kỳ hạn mà khách hàng đã chọn để gửi tiền tiết kiệm. Ngày đáo hạn sổ tiết kiệm sẽ được tính kể từ ngày khách hàng làm thủ tục đăng ký làm sổ tiết kiệm tại ngân hàng hoặc đăng ký online.
Như thường lệ, nếu khách hàng gửi tiền tiết kiệm vào một ngày cụ thể trong tháng, có thể là ngày đầu tiên của tháng hoặc ngày cuối cùng của tháng đi chăng nữa thì ngày đáo hạn sổ tiết kiệm của khách hàng là thời gian tương ứng với ngày mà khách hàng bắt đầu gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng.
Tại thời điểm đáo hạn, nếu khách hàng vẫn chưa có nhu cầu dùng tiền và mong muốn tiếp tục gửi tiết kiệm tại ngân hàng thì số tiền gửi tiết kiệm của khách hàng sẽ được ngân hàng tự động đáo hạn quay vòng số trong thời gian kế tiếp.
Ví dụ: Khách hàng đến ngân hàng và mở một tài khoản tiết kiệm 100 triệu vào ngày 17/4/2020, lãi suất 8% với kỳ hạn là 1 năm. Vậy vào đúng ngày 17/4/2021 sẽ là ngày đáo hạn sổ tiết kiệm của khách hàng. Lúc này ngân hàng sẽ hoàn trả lại cho khách hàng số tiền vốn 100 triệu đồng và tiền lời (tiền lãi suất) trong 1 năm là 8% x 100.000.000 = 8.000.000 VND.
Phương thức đáo hạn tiết kiệm

Hiện tại, phương thức đáo hạn tiết kiệm được sử dụng nhiều nhất là phương thức đáo hạn quay vòng gốc. Đây là phương thức mà cứ đến kỳ hạn trả số tiền gốc, ngân hàng tự động tái tục cho khách hàng, nói cách khác, ngân hàng sẽ tự động gia hạn hiệu lực pháp lý của hợp đồng gửi tiền tiết kiệm cho khách hàng.
Có nhiều khách hàng không rút số tiền gửi của mình vào ngày đáo hạn, hoặc nói cách khác, khách hàng không thực hiện tất toán sổ tiết kiệm vào ngày tất toán cụ thể được ghi trên hợp đồng. Thì khi đó ngân hàng sẽ tự động giúp khách hàng tái tục, kéo dài thêm kỳ hạn gửi tiền mới. Số tiền bắt đầu gửi tiết kiệm ở kỳ hạn mới sẽ là số tiền bao gồm cả tiền gốc và lãi của kỳ hạn trước. Phương thức này chính là đáo hạn quay vòng gốc sổ tiết kiệm.
Lãi suất đáo hạn gửi tiết kiệm

Lãi suất đáo hạn gửi tiết kiệm sẽ không cố định và nó sẽ được thay đổi để ứng với từng trường hợp như sau:
- Hình thức gửi tiền tiết kiệm mà khách hàng đăng ký.
- Thực hiện tất toán tiết kiệm vào ngày đáo hạn hoặc sớm hơn.
- Không thực hiện tất toán khi đến ngày đáo hạn.
Xem thêm
Tiết kiệm tích luỹ là gì? Nên gửi tiết kiệm thông thường hay tiết kiệm tích luỹ?
Khi quá thời gian đáo hạn
Phần tiền lãi lúc này sẽ được mặc định tự động nhập chung vào với số tiền vốn ban đầu, sau đó được chuyển sang kỳ hạn tiếp theo, tính theo công thức:
Tiền lời = Tiền vốn x lãi suất (%/năm) x số ngày thực tế đã gửi/365 (1 năm) |
Khi khách hàng muốn thực hiện tất toán sổ tiết kiệm sớm hơn so với ngày đáo hạn
Số tiền lời lúc này sẽ được tính theo lãi suất của hình thức gửi không kỳ hạn và số ngày hưởng lãi suất được tính từ ngày bắt đầu của kỳ hạn đến ngày mà khách hàng quyết định tất toán sổ tiết kiệm của mình. Mức lãi suất cao nhất sẽ chỉ vào khoảng 1% một năm.
Ví dụ: Một khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng 700 triệu với kỳ hạn 1 năm, và hưởng mức lãi suất một năm là 10%. Vậy sau 1 năm, số tiền lãi của khách hàng là 70 triệu. Nhưng chỉ mới gửi được 06 tháng và khách hàng muốn tất toán sổ tiết kiệm thì mức lãi suất sẽ được tính là mức lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn (dưới mức 1% một năm) và được tính như sau:
Giả sử lãi suất cho tiền gửi không kỳ hạn vào thời điểm tất toán chỉ có 0,5%
Tiền lãi cho nửa năm: 700.000.000 x 0,5%/365 x 180 = 4.602.000 VNĐ.
Với số tiền vốn lúc bắt đầu gửi tiết kiệm là 700 triệu đồng thì sau nửa năm tích lũy, khách hàng sẽ nhận được tổng cả tiền lời và tiền vốn là 704.602.000 VNĐ.
Vì thế, hãy nhận tiền lãi vào cuối kỳ nếu khách hàng không có nhu cần cấp thiết về tài chính vì có thể thấy rõ ràng rằng nếu khách hàng rút tiền không đúng kỳ hạn, khách hàng sẽ phải chịu mức lãi suất rất thấp.
Khách hàng có thể tham khảo thống kê lãi suất tiết kiệm của một số ngân hàng sau đây để có sự lựa chọn phù hợp cho mình.

Trường hợp khách hàng không thực hiện tất toán sổ tiết kiệm
Khi đó ngân hàng sẽ tái tục, số tiền bắt đầu gửi tiết kiệm ở kỳ hạn mới sẽ là số tiền bao gồm cả tiền gốc và lãi của kỳ hạn trước mà khách hàng đã không thực hiện tất toán.
4 lưu ý cần thiết khi đến kỳ đáo hạn tiết kiệm

Sau đây liệt kê một số điều mà khách hàng cần quan tâm và cân nhắc khi đến kỳ đáo hạn tiết kiệm:
Lưu ý thời gian đáo hạn
Nếu khách hàng vẫn mong muốn tiếp tục gửi tiết kiệm tại ngân hàng khi ngày đáo hạn đã đến, khách hàng nên đến ngân hàng và tiến hành làm mới thủ tục gửi tiết kiệm. Một cuốn sổ tiết kiệm mới chắc chắn sẽ mang lại thuận tiện cho khách hàng khi thực hiện tất toán sổ tiết kiệm về sau.
Chọn hình thức gửi tiền tiết kiệm phù hợp với tình hình tài chính cá nhân
- Đối với khách hàng có tình hình tài chính dư dả và nhàn rỗi thì khách hàng nên gửi tiết kiệm với kỳ hạn khoảng 12 tháng hoặc dài hơn để mức lãi suất được hưởng cao hơn.
- Hoặc, khách hàng có thể gửi với thời gian từ 3 đến 6 tháng, với thời gian ngắn như này thì khách hàng phải chịu mức lãi suất sẽ thấp hơn việc gửi tiết kiệm với kỳ hạn dài. Tuy nhiên, khách hàng có thể chủ động trong việc tất toán sổ tiết kiệm của mình.
Lựa chọn tổ chức tín dụng, ngân hàng uy tín
Khách hàng nên có sự chọn lựa tổ chức tín dụng, ngân hàng uy tín để đảm bảo an toàn cho việc đầu tư tài chính này của mình. Hơn nữa, những tổ chức tín dụng, ngân hàng được nhiều người tin dùng sẽ luôn hỗ trợ khách hàng xử lý những vấn đề không may phát sinh với thủ tục nhanh gọn nhất để tiện lợi cho những kỳ đáo hạn về sau.
Tránh làm mất sổ tiết kiệm
Để tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra với số tiền gửi trong sổ tiết kiệm của khách hàng, khách hàng cần có sự bảo quản tốt sổ tiết kiệm của mình. Trường hợp khách hàng bị mất sổ, hãy thông báo kịp thời và liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại cho nhân viên ngân hàng trong vòng 24h và sau đó trực tiếp đến ngân hàng vào ngày tiếp theo để được hỗ trợ giải quyết kịp thời.
Tất toán sổ tiết kiệm và thời gian tất toán sổ tiết kiệm

Khi gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng, bạn không thể không biết thuật ngữ tất toán sổ tiết kiệm là gì và thời gian tất toán sổ tiết kiệm là gì, để từ đó thực hiện những giao dịch theo đúng yêu cầu của ngân hàng, đảm bảo quyền lợi cá nhân.
Tất toán sổ tiết kiệm là gì?
Tất toán sổ tiết kiệm là hoạt động mà người gửi tiến hành rút số tiền gửi của mình vào ngày đáo hạn sổ tiết kiệm. Thời gian tất toán sổ tiết kiệm là thời điểm khách hàng có quyền rút số tiền đã gửi của mình vào ngân hàng mà không ảnh hưởng đến lãi suất được hưởng. Tuy nhiên, thời gian tất toán sổ tiết kiệm còn phải phụ thuộc vào hình thức mà khách hàng chọn để gửi tiết kiệm (kỳ hạn hoặc không kỳ hạn).
Thời gian tất toán sổ tiết kiệm
Thời gian tất toán sổ tiết kiệm là thời điểm mà khách hàng có thể rút số tiền mà mình đã gửi tại ngân hàng mà lãi suất không bị tác động. Tuy nhiên, thời gian tất toán sẽ còn phụ thuộc vào hình thức gửi tiết kiệm mà khách hàng đã đăng ký. Thông thường là thời gian tất toán sẽ khác biệt trong hai hình thức sau đây:
- Gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Hình thức này cho phép khách hàng có thể thực hiện tất toán sổ tiết kiệm của mình và rút tiền đã gửi bất cứ lúc nào mà mình cần.
- Gửi tiết kiệm có kỳ hạn cụ thể: Hình thức này ràng buộc khách hàng phải thực hiện tất toán sổ tiết kiệm và rút tiền vào đúng ngày đáo hạn, nếu không sẽ ảnh hưởng đến lãi suất mà đáng lẽ mình được hưởng.
Tóm lại, khách hàng vẫn có thể yêu cầu ngân hàng thực hiện tất toán sổ tiết kiệm cho mình trước thời gian đáo hạn vì những lý do tài chính cá nhân nhưng khách hàng sẽ không được hưởng mức lãi suất đúng như mong muốn của mình, thậm chí là lãi suất sẽ tương đối thấp.
Kinh tế đầu tư hy vọng bài viết về đáo hạn sổ tiết kiệm trên sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết và hữu ích, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hình thức gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng nhé.
Xem thêm
Áp dụng ngay cách tính lãi suất ngân hàng ACB chi tiết và đơn giản nhất