Nhiều nhà đầu tư nhắc đến khá nhiều về Cổ phiếu ACB nói riêng hay cổ phiếu ngân hàng nói chung. Trong bối cảnh nền kinh tế chưa ổn định và đang dần hồi phục sau dịch, thị trường chứng khoán vẫn có dấu hiệu tăng trưởng. Đọc bài viết này để hiểu hơn và có cái nhìn tổng thể về cổ phiếu ACB
Khái quát về Ngân hàng ACB và cổ phiếu ngân hàng ACB
Trong số rất nhiều ngân hàng có mặt trên thị trường Việt Nam thì ngân hàng ACB là có kết quả hoạt động ấn tượng nhất trong những năm vừa qua và đó cũng là lý do khiến cổ phiếu ACB được nhiều nhà đầu tư tin tưởng lựa chọn cho các chiến lược dài hạn. ACB là tên viết tắt của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. Ngân hàng được chính thức thành lập năm 1993 và hoạt động vào ngày 4/6/1993. Trong suốt quá trình hoạt động, Ngân hàng gặt hái được nhiều thành công qua đó nâng tầm giá trị cổ phiếu ACB và thể hiện cho nhà đầu tư thấy được nhiều tiềm năng.

Nhờ vào khả năng sinh lời tốt và chất lượng nguồn tín dụng mạnh nên ACB luôn lọt tóp đầu những ngân hàng đứng đầu về hiệu quả kinh doanh. Nhờ sự kết giữa 3 yếu tố chiến lược bán lẻ – công nghệ hiện đại – đội ngũ quản lý tài năng đã tạo nên sự thành công của ACB ngày nay.
Những lĩnh vực hoạt động chủ yếu của ngân hàng ACB cụ thể là:
– Huy động vốn cho các dự án ngắn trung và dài hạn. Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư từ các tổ chức trong nước hoặc đi vay vốn của các tổ chức tín dụng khác.
– Cho vay (ngắn, trung, dài hạn) kết hợp cùng với vài hoạt động chiết khấu, cổ phiếu, trái phiếu hoặc một số loại giấy tờ có giá. Có thể góp vốn và liên doanh với những tổ chức khác theo pháp luật hiện hành.
– Dịch vụ thanh toán giữa khách hàng.
– Là tổ chức có uy tín và linh hoạt trong việc huy động nguồn vốn từ nước ngoài, thực hiện các giao dịch về dịch vụ ngân hàng. Thực hiện kinh doanh vàng ngoại tệ hoặc thanh toán quốc tế.
Hết Quý 2/ 2022, ACB đã công bố mức lợi nhuận trước thuế là 18.272 tỷ đồng, tăng khoảng 52% so với cùng kỳ năm trước. Mức lợi nhuận này là khả quan với bối cảnh kinh tế đang dần phục hồi sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch Covid tại Việt Nam.
Phân tích lịch sử cổ phiếu ACB
Cổ phiếu ngân hàng ACB được niêm yết chính thức ở thị trường chứng khoán Hà Nội (HNX) vào tháng 10/2016, sau hơn 13 năm thành lập. Sau một thời gian hoạt động, ngân hàng ACB đã tiến hành hủy niêm yết ở sàn HNX và niêm yết tại tại sàn Hose với mã ACB.

Trong thời điểm chuyển từ sàn HNX sang sàn Hose thì ngân hàng ACB phải thực hiện lộ trình 2 bước: thứ nhất phải chia cổ tức và thứ 2 mới thực hiện chuyển sàn vào cuối năm 2020.
Một vài thông tin cơ bản về cổ phiếu ACB:
– Mã cổ phiếu được niêm yết: VCB
– Nơi niêm yết: Sàn Hose
– Tên ngành: Nhóm ngân hàng
– Năm thành lập: 1993
– Giá chào sàn: 26.400đ
– Số cổ phiếu đang lưu hành: 3.377.435.094
– Vốn hóa thị trường: 83.253,78 ( tỷ )
– Giá trung bình 10 ngày: 24,70
Báo cáo kết quả kinh doanh hết quý 4/2021 của ngân hàng ACB cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế sau dịch. Ghi nhận tăng trưởng tín dụng là 7,6% và phí phục hồi 17,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Mục tiêu ngắn hạn trong năm 2022, đẩy mạnh mức doanh thu lên 14,8 tỷ đồng và lợi nhuận tăng trên 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Về dài hạn, ngân hàng ACB kỳ vọng đẩy mạnh công nghệ số hóa và tích cực mở rộng thị trường miền Bắc để thu hút lượng khách hàng tiềm năng mới.
Hoạt động chia cổ tức ở ngân hàng ACB
Một trong những điều nhà đầu tư quan tâm khi đầu tư cổ phiếu ở ngân hàng ACB là mức chia cổ tức năm 2021. Giữa tháng 6/2021 ngân hàng ACB đã ra thông báo và công bố kế hoạch về việc chia cổ tức của năm 2020 với hình thức chi trả bằng cổ phiếu tỷ lệ 25%. Điều này đồng nghĩa với việc khi cổ đông nắm giữ 100 cổ phiếu thì sẽ có thêm 25 cổ phiếu mới. Thời hạn đăng ký nhận cổ tức đến hết ngày 11/6.
Sau khi hoàn tất việc chia cổ tức, ngân hàng ACB cũng đã tăng vốn điều lệ lên thêm hơn 5.400 tỷ giúp nâng tổng số vốn điều lệ lên hơn 27.000 tỷ đồng. Trước đó, được sự chấp thuận từ Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng ACB được phép tăng vốn điều lệ bằng hình thức phát hành thêm 540 triệu cổ phiếu (tương đương 25%) để chi trả cổ tức.
Vốn điều lệ sau khi được nâng lên hơn 27.000 tỷ đồng, ngân hàng ACB đã đưa ra những định hướng phát triển mở rộng nguồn vốn các hoạt động cấp tín dụng, đầu tư trái phiếu và rót thêm vốn để cải tạo và đầu tư các dự án chiến lược trung & dài hạn..
Định giá cổ phiếu ngân hàng ACB
Đến thời điểm hiện tại, ngân hàng ACB đang được đánh giá là một trong những ngân hàng quản trị rủi ro khá tốt, ngân hàng vẫn duy trì được khả năng sinh lời tốt khi chưa có được lợi thế cạnh tranh và vẫn duy trì được khối lượng tài sản. Để đánh giá và định giá được cổ phiếu ACB cần nhìn và phân tích được kết quả kinh doanh năm 2021.
Đánh giá tổng quan về tình hình kinh doanh trong năm 2021, chúng ta đưa ra những giả định như sau:
– Tăng trưởng tín dụng ngân hàng: 16%
– Nợ xấu hết năm 2021: 0,6% tăng lên 0,92% nhưng vẫn ở mức thấp nhất trong ngành
– Phần trăm dự phòng rủi ro gồm các khoản nợ xấu: 150%
– CIR (chi phí trên thu nhập) giảm: 41%
Nếu đạt được những giả định trên thì mức lợi nhuận trước thuế ngân hàng ACB có thể đạt năm 2021 sẽ lên đến 12.000 tỷ, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm ngoái Với mức lợi nhuận này thì EPS (lợi nhuận sau thuế của 1 cổ phiếu) sẽ tăng thêm 4.353đ/ 1 cổ phiếu. BVSP (Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu) đạt 20.665đ/ 1 cổ phiếu.
Với ngành ngân hàng, chỉ số P/B (tỷ lệ giá 1 cổ phiếu với giá trị sổ sách) là 1,63x. Giả sử mức định giá cổ phiếu ACB đang là 36.377đ/ 1 cổ phiếu, chiết khấu thặng dư với lợi suất yêu cầu vốn chủ sở hữu 13,4%, P/B 1,5 lần => định giá cổ phiếu ACB: 37.105đ/ 1 cổ phiếu.
Kết hợp cả 2 phương pháp thì sẽ ra được mức giá hợp lý cho cổ phiếu ACB là 36.741đ/ 1 cổ phiếu.
Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển cổ phiếu ACB trong tương lai
Cùng như nhiều mã cổ phiếu khác, đầu tư cổ phiếu ACB thời điểm này có nên không? Hãy xem những thông tin dưới đây để có được nhiều góc nhìn tiềm năng của cổ phiếu ACB.

Tín dụng ACB đang trong quá trình phục hồi sau một thời gian dài xuống dốc từ cuối quý 3 năm 2021
Mức tăng trưởng tín dụng giảm 331.000 tỷ giảm 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái, mức này đang cao hơn mức trung bình toàn ngành ngân hàng (7,2%). Năm 2021, ban lãnh đạo ngân hàng có nhận định khoản cho vay khách hàng dần có dấu hiệu khởi sắc tăng trở lại sau một thời gian lao dốc liên tục trong 3 tháng.
Ngân hàng ACB thường xuyên đưa ra những chương trình thu hút khách hàng với mức lãi suất hấp dẫn, dự kiến ngân hàng đưa ra gói 500 tỷ thu từ lãi để hỗ trợ khách hàng, phát triển hệ thống khách hàng, hỗ trợ và thúc đẩy ACB tăng trưởng hơn trong tương lai.
Casa (tiền gửi không kỳ hạn) được cải thiện và tối ưu hóa LDR (tỷ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy động) trong Quý 4.
Tiền gửi đang trên đà tăng trưởng đạt mức 336.000 tỷ (tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái và 3,6% từ đầu năm tới nay) trong quý 3/2021. ACB cũng tích cực thúc đẩy để Casa (tiền gửi không kỳ hạn) sẽ tăng trưởng đến 24% vào cuối quý 4/2021.
Ban lãnh đạo ACB đến hết năm 2021 tăng trưởng tiền gửi từ 3,6% lên 5%. Tích cực phát hành các loại giấy tờ có giá thu về lên hơn 32.000 tỷ.
Quý 3 ngân hàng ACB ghi nhận NIM (biên lãi ròng) là 3,91% có giảm hơn so với quý 2/2021 (-56 bps) nhưng lại tăng so với cùng kỳ năm trước (+28 bps) phần lớn do chi phí vốn giảm nhanh, bù cho phần lợi suất tài sản sinh lãi phù hợp. Đặc biệt ACB đã miễn giảm hơn 200 tỷ thu từ lãi để dùng khoản tiền đó hỗ trợ khách hàng trong kỳ.
*bps: điểm cơ bản đo lường lãi suất và tỉ lệ khác trong tài chính
CIR giảm nhờ việc tối ưu hóa hoạt động hiệu quả tại các chi nhánh và không tuyển thêm nhân sự mới
CIR (chỉ số chi phí trên thu nhập) trong quý 3/2021: 39,6% tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái (38,6%), tăng 14% so với quý 2/2021 (25,6%), hiện tại ngân hàng đang duy trì xu hướng giảm, đưa ra chiến lược tối ưu hóa hoạt động hiệu quả tại các chi nhánh và không có kế hoạch tuyển thêm nhân viên mới trong năm 2022. Sang năm 2022 v, lãnh đạo ngân hàng ACB tiếp tục giảm CIR xuống dưới 40%.
Nợ rủi ro tăng; Tỷ lệ bao phủ nợ xấu duy trì ở mức cao
Tỷ lệ nợ xấu ở Quý 3/2021 tăng 0,84% so với quý 2/2021 (+15 bps) và so với cùng kỳ năm trước (+1 bps). Tỷ lệ nợ nhóm 2 tăng 2.400 tỷ (0,72%) dư nợ. Ngân hàng đưa ra chủ trương trích lập và tăng chi phí dự phòng tăng 5,1 lần so với năm ngoái.
Tỷ lệ nợ xấu đến hết quý 3/2021 đang ở mức cao 197,7%, giảm 10% so với quý 2/2021, tăng 37,4% so với cuối năm 2020. Tổng khoản nợ được cơ cấu lại tăng hơn 8.200 tỷ trong quý 2 nâng tổng số nợ cơ cấu lên 13.400 tỷ. Ngân hàng ACB cam kết trích lập đầy đủ hơn 2.000 tỷ cho các khoản vay cơ cấu, khoản nợ cơ cấu và trích lập dự phòng năm 2021. Nhà đầu tư cũng cần phải xem xét rõ tổng nợ cơ cấu đang được báo cáo là mức dư nợ kéo theo.
Vốn và thanh khoản của ngân hàng ACB
CAR (hệ số an toàn vốn) đang được tiếp tục cải thiện nâng dần lên mức trên 11%.
Thông qua bài viết này, Kinh tế đầu tư hy vọng đã chia sẻ đến bạn đọc tổng quan về cổ phiếu ACB và tiềm năng trong tương lai với mã cổ phiếu này. Hy vọng bạn sẽ đưa ra được nhận định đúng đắn và phù hợp xem có nên đầu tư cổ phiếu ACB ở thời điểm này hay không nhé! Chúc bạn thành công