Có nên vay tiền ngân hàng VPbank là câu hỏi được nhiều người đi vay thắc mắc trên thị trường tài chính. Bởi vì có thể thấy, hiện nay VPBank được xem là một trong những ngân hàng lớn và được nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng các dịch vụ của cơ sở tài chính này. Vậy trong bài viết hôm nay, Kinh Tế Đầu Tư sẽ cung cấp những thông tin cơ để giúp bạn tìm ra câu trả lời nhé!
Sơ lược về vay tiền ngân hàng VPBank

Trước khi có câu trả lời cho việc liệu có nên vay tiền ngân hàng VPBank không? Bạn cần biết những thông tin cơ bản về nó.
VPBank là tên viết tắt của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng và đã bắt đi vào hoạt động từ năm 1993. Cho đến thời điểm hiện tại, VPBank đang trên đà phát triển mạnh mẽ, vươn lên top những ngân hàng có giá trị thương hiệu cao nhất và được khách hàng tin tưởng, sử dụng trên thị trường tài chính.
VPBank cung cấp các cho khách hàng đa dạng các dịch vụ tài chính. Bên cạnh có nhiều ưu đãi cho khách hàng so với các ngân hàng lâu đời, VPBank còn chú tâm đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên nghiệp và quan tâm đến việc chăm sóc khách hàng.
Các dịch vụ được cung cấp cho người dùng bởi VPBank rất được ưa chuộng bởi đông đảo khách hàng, từ việc chuyển tiền không mất phí cho đến vay vốn thế chấp, vay tín chấp với muôn vàn ưu đãi. Khi có nhiều người càng ngày càng trở nên tin dùng VPBank, những khách hàng khác luôn đặt ra câu hỏi liệu có nên vay tiền ngân hàng VPBank không.
Ưu điểm khi vay tiền ngân hàng VPBank

Không phải tự nhiên mà khách hàng tìm đến và sử dụng dịch vụ của VPBank nhiều như vậy. Khi bạn đang phân vân về việc có nên vay tiền ngân hàng VPBank không thì hãy tham khảo những ưu điểm sau của VPBank:
- Hình thức vay vốn đa dạng.
Không giống các ngân hàng lâu đời, VPBank cung cấp cho khách hàng nhiều hình thức vay vốn khác nhau để phù hợp với nhu cầu của khách hàng vì mỗi khách hàng có những hoàn cảnh khác nhau. Với hai hình thức chủ đạo là vay tín chấp và vay thế chấp, khách hàng có thể vay tiền ngân hàng VPBank với các mức lãi suất khác nhau tùy vào hạn mức khoản vay và thời hạn vay.
- Hạn mức vay cao.
Là một trong những ngân hàng cho phép khách hàng vay vốn với hạn mức cao, lên đến hàng tỷ đồng. Thậm chí, VPBank có thể hỗ trợ khách hàng với hạn mức vay gấp 12 lần mức lương trong thời gian gần nhất (3 tháng) hoặc khách hàng có thể vay ngân hàng VPBank tới 3 tỷ đồng bằng cách thế chấp sổ đỏ, sổ hồng.
Bên cạnh đó, đối với bất kỳ hình thức nào, khách hàng vay tiền ngân hàng VPBank với mục đích đầu tư sinh lời, kinh doanh, mua đất, chi tiêu… đều có thể chọn hạn mức cao nếu có nhu cầu.
- Chính sách lãi suất ưu đãi.
Bên cạnh 1 ưu điểm mạnh như hạn mức cao, lãi suất thấp thậm chí còn thu hút được nhiều khách hàng đến vay vốn ngân hàng VPBank. Với sự hỗ trợ nhiệt tình của VPBank, khách hàng có thể được hưởng mức lãi suất ưu đãi và có giúp khách hàng lập kế hoạch trả nợ đúng hạn.
- Thủ tục, quy trình vay đơn giản.
Với đội ngũ nhân viên hùng mạnh và giàu kinh nghiệm, khách hàng vay tiền ngân hàng VPBank luôn được hỗ trợ để đáp ứng các điều kiện và hoàn thành thủ tục, quy trình vay vốn. Bên cạnh đó, điều kiện và thủ tục cần hoàn thành để hồ sơ vay tiền ngân hàng VPBank khá đơn giản, không rườm rà, phức tạp.
- Đa dạng kỳ hạn vay
Tùy vào nhu cầu và tính toán của mình, khách hàng vay tiền ngân hàng VPBank có thể thể chọn kỳ hạn vay phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân. VPBank cho khách hàng vay với kỳ hạn đa dạng, thậm chí bạn có thể vay đến nhiều năm.
Tuy vay tiền ngân hàng VPBank có nhiều lợi ích như trên nhưng khách hàng cũng phải cân nhắc lựa chọn khoản vay và đọc kỹ hợp đồng vay để tránh các rủi ro. Bên cạnh lãi suất và số tiền muốn vay, khách hàng cũng phải trả các chi phí phát sinh khác như phí thẩm định tài sản thế chấp, chi phí tư vấn dịch vụ, chi phí bảo hiểm rủi ro tín dụng…
Có nên vay tiền ngân hàng VPBank?

Đây là câu hỏi không có đáp án chính xác. Bởi vì có nên vay tiền ngân hàng VPBank hay không hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện và khả năng thu nhập của mỗi người.
Tuy nhiên, nếu bạn có nhu cầu tìm nơi vay vốn thì có thể tham khảo các điều dưới đây để quyết định liệu có nên vay tiền ngân hàng VPBank không:
- Người sử dụng dịch vụ của VPBank đánh giá rằng cơ sở cho vay này cung cấp đa dạng khoản vay, kỳ hạn linh hoạt và lãi suất ưu đãi.
- Khách hàng có thể được vay từ 10 cho đến 300 triệu đồng mà không cần tài sản thế chấp hay xác nhận từ công ty, doanh nghiệp mà họ đang làm.
- Bên cạnh thủ tục vay đơn giản, việc giải ngân nhanh chóng cũng là một điểm mạnh của VPBank trong lòng khách hàng
- Ngân hàng VPBank cam kết rằng cơ sở cho vay của mình có lãi suất cạnh tranh nhất trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng so với các đối thủ có trên thị trường.
Vay tiền VPBank hỗ trợ những hình thức nào?

Dưới đây là 2 hình thức vay tiền tiền ngân hàng VPBank hỗ trợ bạn có thể cân nhắc về việc có nên vay tiền ngân hàng VPBank:
Vay thế chấp
Đúng như tên gọi, vay thế chấp nghĩa là khách hàng sẽ dùng tài sản của bản thân đang sở hữu để thế chấp cho ngân hàng VPBank để vay tiền. Đặc biệt, khi đã thế chấp, khách hàng vẫn có thể sử dụng tài sản của mình như bình thường miễn là trả nợ đúng hạn.
Ví dụ như là dùng giấy tờ đất để để thế chấp thì trong thời hạn vay, bạn vẫn có thể sử dụng mảnh đất đó cho mục đích cá nhân. Tuy nhiên, nếu khách hàng thanh toán nợ không đúng hạn, ngân hàng sẽ xem đó là tài sản đền bù và thực hiện thu hồi.
Lợi thế của hình thức này là bạn sẽ được vay tiền ngân hàng VPBank với hạn mức cao tùy thuộc vào tài sản mà bạn đem ra thế chấp. Đặc biệt, thời hạn vay cực kỳ linh hoạt, bạn thậm chí có thể vay đến 35 năm.
Vay tín chấp
Khác với hình thức vay thế chấp, khách hàng vay tiền ngân hàng VPBank không cần dùng tài sản của mình để đảm bảo. Trường hợp này, ngân hàng sẽ căn cứ vào độ uy tín và khả năng trả nợ của khách hàng để đề xuất hạn mức phù hợp.
Tuy nhiên, vì không có tài sản đảm bảo nên khách hàng chỉ có thể vay tiền ngân hàng VPBank với hạn mức thấp. Đồng thời thời hạn vay cũng sẽ ngắn hơn so với hình thức trước.
Ưu điểm của hình thức này là bạn có thể thực hiện vay tiền ngân hàng VPBank qua hình thức online. Điều đó giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian và nhằm đơn giản hóa thủ tục khi vay tiền. Nhưng không đồng nghĩa với đó là bạn sẽ nhận được tiền chậm, giải ngân cho hình thức vay tín chấp khá là nhanh chóng.
Lãi suất vay tiền ngân hàng VPBank

Lãi suất vay tiền ngân hàng VPBank giao động từ 18-35/năm. Bên cạnh đó, VPBank cũng thường cung cấp các lãi suất ưu đãi cho khách hàng của mình. Ngoài ra, lãi suất của khoản vay có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau vào từng thời điểm khác nhau và được tính trên dư nợ giảm dần.
Tính lãi suất dư nợ giảm dần tức là mức lãi suất của bạn sẽ giảm theo thời gian và phụ thuộc vào số tiền mà bạn còn nợ ngân hàng vào từng thời điểm cụ thể. Dưới đây là cách tính dư nợ gốc và dư nợ giảm dần:
- Dư nợ gốc:
Lãi suất trong suốt thời hạn vay là cố định và được tính dựa trên số tiền bạn đầu mà bạn vay. Khách hàng sẽ chịu mức lãi suất này cho đến khi thanh toán hết khoản nợ. Công thức là:
Số tiền hàng tháng người đi vay phải trả = Số tiền đã vay / thời gian vay + Số tiền đã vay x Lãi suất vay tín chấp cố định hàng tháng.
- Lãi suất trên số dư nợ giảm dần:
Lãi suất này là không cố định và sẽ giảm dần theo thời gian. Bởi vì lãi suất này sẽ được tính dựa trên số tiền mà bạn còn nợ ngân hàng sau từng đợt thanh toán trước đó. Công thức như sau:
Số tiền người vay phải trả T1 = Số tiền đã vay/Thời gian vay tiền + Số tiền đã vay x Lãi suất vay tín chấp cố định hàng tháng.
Số tiền người vay phải trả T2 = Số tiền đã vay/Thời gian vay tiền + (Số tiền đã vay – Số tiền gốc trả T1) x Lãi suất vay tín chấp cố định hàng tháng.
Tuy nhiên mức lãi suất sẽ thay đổi theo thời gian, để biết chính xác mức lãi suất cho khoản vay của mình, khách hàng nên đến gặp và nghe tư vấn của nhân viên ngân hàng. Hoặc nếu không có thời gian di chuyển, bạn có thể gọi điện đến số hotline của VPBank (1900 5454 15) để có thể được tư vấn bởi nhân viên.
Trên đây là các thông tin mà Kinh Tế Đầu Tư muốn gửi đến bạn đọc, mong sau bài viết này bạn đã có câu trả lời liệu có nên vay tiền ngân hàng VPBank. Tuy nhiên, giống như các tổ chức cho vay tín dụng khác, bạn nên tham khảo và hiểu rõ thông tin về khoản vay cũng như các điều kiện, điều khoản trong hợp đồng để tránh các rủi ro và khủng hoảng tài chính cá nhân.