Trái phiếu doanh nghiệp đang trở thành một trong những kênh đầu tư mới đang “hot” trên thị trường. Với nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm, có nên đầu tư trái phiếu không? Hãy cùng Kinhtedautu.vn tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Trái phiếu là gì?
Trái phiếu là một loại hình chứng khoán xác định quyền; lợi ích hợp pháp của người sở hữu với phần vốn nợ của đơn vị phát hành. Phát hành trái phiếu là một hình thức huy động vốn của tổ chức; doanh nghiệp. Theo đó, đơn vị phát hành phải trả cho người giữ trái phiếu một khoản tiền nhất định; bao gồm mệnh giá của trái phiếu; lợi tức. Và đơn vị phát hành trái phiếu phải hoàn trả mệnh giá ban đầu khi đến thời điểm đáo hạn. Một số trái phiếu được trả lãi theo định kỳ tùy thuộc vào cơ quan phát hành trái phiếu.
Trên trái phiếu có in các thông tin như: điều khoản cho vay, thời gian đáo hạn, mệnh giá, lợi tức. Phần lớn các trái phiếu phát hành sẽ có giá từ 100.000 đồng trở lên và phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như thời điểm đáo hạn, danh tiếng của tổ chức,… Trong trường hợp người mua trái phiếu không muốn sở hữu nữa thì vẫn có thể bán cho những nhà đầu tư khác.
Đặc điểm của trái phiếu, các điều kiện để phát hành
Trái phiếu hợp pháp phải có đầy đủ những đặc điểm sau
- Trái phiếu có thể là do doanh nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền phát hành. Nếu là doanh nghiệp phát hành thì sẽ gọi là trái phiếu doanh nghiệp; do kho bạc phát hành thì là trái phiếu kho bạc; hoặc chính phủ phát hành thì gọi là trái phiếu chính phủ.
- Bất cứ doanh nghiệp hoặc cá nhân nào cũng có thể mua trái phiếu, kể cả chính phủ.
- Người cho đơn vị phát hành trái phiếu vay tiền gọi là trái chủ.
- Thu nhập của trái phiếu không phụ thuộc vào tình trạng kinh doanh của đơn vị phát hành; mà dựa vào tiền lãi và các khoản thu cố định.
- Trong trường hợp công ty bị giải thể, phá sản; thì cổ phần của công ty phải được ưu tiên thanh toán cho những người đang nắm giữ trái phiếu đầu tiên. Vì bản chất của trái phiếu là chứng khoán nợ. Sau khi thanh toán hết cho trái chủ thì các cổ đông mới được chia phần.
Để chào bán trái phiếu, cần phải đáp ứng được các điều kiện
- Vốn điều lệ của doanh nghiệp dựa trên sổ kế toán tại thời điểm đăng ký chào bán phải từ 10 tỷ Việt Nam đồng trở lên.
- Năm liền kế trước khi chào bán trái phiếu, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải có lãi và không có lỗ lũy kế; tính đến năm đăng ký chào bán trái phiếu.
- Có phương án phát hành và sử dụng vốn thu được từ phát hành trái phiếu, được đại hội đồng cổ đông đồng ý chấp thuận.
- Cam kết thực hiện nghĩa vụ với nhà đầu tư của tổ chức phát hành trái phiếu về điều kiện phát hành, thời điểm thanh toán, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
Có nên đầu tư trái phiếu doanh nghiệp – kênh đầu tư hấp dẫn mới nổi
Bên cạnh các kênh truyền thống: bất động sản, vàng, chứng khoán. Khoảng vài năm trở lại đây, thị trường đã đón nhận thêm một hình thức đầu tư mới là trái phiếu doanh nghiệp. Đây là một loại chứng khoán nợ được doanh nghiệp phát hành nhằm huy động vốn với mục đích đầu tư phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp phát hành có nghĩa vụ trả cả gốc và lãi đối với người sở hữu trái phiếu. Sự chuyển dịch dòng tiền của nhà đầu tư là do lợi nhuận từ trái phiếu doanh nghiệp hấp dẫn hơn hẳn so với các hình thức đầu tư khác.
Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu đều là các doanh nghiệp đã có uy tín trên thị trường; và sở hữu nhiều tài sản đảm bảo nên trái phiếu doanh nghiệp cũng được đánh giá cao ở mức độ an toàn. Nếu nhà đầu tư rút tiền gửi ngân hàng trước thời hạn thì sẽ bị phạt một khoản phí nhất định. Còn đầu tư trái phiếu, nhà đầu tư hoàn toàn có thể bán lại; và thực nhận lại số tiền đã đầu tư và lãi suất của khoảng thời gian đã đầu tư. Như vậy nhà đầu tư vừa có thể kiểm soát, vừa hạn chế được các rủi ro gặp phải khi đầu tư. Về tính thanh khoản, trái phiếu doanh nghiệp có thể được mua bán lại dễ dàng; do có cam kết mua lại của tổ chức phát hành.