Hiện nay, cho vay nặng lãi là một chủ đề đang được quan tâm trong thời đại mà bạn có thể vay một số tiền lớn trong thời gian ngắn. Vậy trong bài viết này, Kinh Tế Đầu Tư sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức cho vay nặng lãi và giải thích tại sao bạn nên tránh hình thức này.
Tìm hiểu về hình thức cho vay nặng lãi

Theo Khoản 1 Điều 468 của Bộ Luật Dân Sự, vay nặng lãi được xem là hành động bên cho vay tiền tiền với lãi suất cao gấp 5 lần mức lãi suất quy định. Hiện nay, Bộ luật dân sự quy định mức lãi suất cao nhất là 20%. Do đó, nếu lãi suất cho vay trên 20% thì khoản vay đó sẽ là vay nặng lãi.
Trước khi công nghệ và mạng Internet phát triển như hiện nay, hình thức cho vay nặng lãi thường được sử dụng bởi các tiệm cầm đồ hoặc các nhóm người, tổ chức được xem là “xã hội đen”. Không chỉ gây ra hậu quả cho bản thân người đi vay, thậm chí người vay tiền có thể sa vào các tội lỗi khác như bắt cóc, cướp của, giết người khi bị dồn đến đường cùng.
Tuy nhiên, theo thời gian, hiện nay các tổ chức cho vay nặng lãi đã trở nên tinh vi hơn. Chúng sử dụng các nền tảng xã hội, ứng dụng, dịch vụ cầm đồ, dịch vụ vay nóng để thực hiện hành vi cho vay nặng lãi. Thậm chí, các tổ chức cho vay nặng lãi cò có thể giả làm các tổ chức cho vay hợp pháp và tiếp tục lừa đảo những người không biết tính lãi suất khi vay hoặc cả tin vào những lời ngon ngọt của chúng.
Với những lời quảng cáo như thủ tục nhanh chóng, hạn mức vay cao mà không cần cầm cố tài sản, các tổ chức cho vay nặng lãi dễ dàng thu hút, lừa những người cần tiền ký vào bản hợp đồng với lãi suất cao ngất ngưởng. Và một khi thời hạn thanh toán đã đến nhưng không có đủ tiền để trả, lãi chồng lãi, người vay rất có thể bị dồn đến đường cùng và bắt đầu con đường tội lỗi, phạm pháp.
Với hình thức cho vay nặng lãi ngày càng tinh vi, sự trà trộn vào các cơ quan, tổ chức cho vay hợp pháp, những người gặp khó khăn về tài chính dễ bị dính bẫy của những nơi cho vay nặng lãi. Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm ra chứng cứ cho vay nặng lãi để kết án.
Lãi suất cho vay nặng lãi là bao nhiêu?

Trừ những trường hợp khác do luật quy định, hiện tại mức lãi suất cao nhất của việc vay vốn là 20%/ năm, theo Bộ luật dân sự 2015. Tức là lãi suất mỗi tháng tối đa là 1,6666%.
Do đó, những bản hợp đồng cho vay với lãi suất trên 20% / năm hoặc trên 1,6666% / tháng thì được xem là cho vay nặng lãi.
Tội cho vay nặng lãi theo bộ luật hình sự

Bên cạnh sử dụng biện pháp phạt hành chính, hành động cho vay nặng lãi còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào mức độ vi phạm và hậu quả của nó.
Dưới đây là 5 trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi cho vay nặng lãi theo pháp luật Việt Nam (Điều 7 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP) và hình phạt cho họ (Điều 201 Bộ luật dân sự 2015):
Trường hợp thứ hai, người thực hiện hành vi cho vay nặng lãi nhiều lần, trong mỗi lần phạm tội thu được dưới 30 triệu đồng nhưng tổng số tiền thu được từ các lần phạm tội trên 30 triệu đồng.
- Người cho vay nặng lãi nhiều lần, có 1 lần thu lợi trên 30 triệu đồng và thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự của lần đó vẫn còn.
- Các lần cho vay nặng lãi thu được tiền lời dưới 30 triệu chưa bị xử phạt hành chính và còn nằm trong thời hạn xử phạt hành chính.
Trường hợp bốn, người cho vay nặng lãi đe dọa, dùng vũ lực, uy hiếp, gây thương tích, tổn hại sức khỏe tinh thần, thân thể của người vay tiền…để đòi nợ. Nếu đủ yếu tố kết thành tội, họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng.
Trường hợp năm, người cho vay nặng lãi định thu lời trên 30 triệu đồng nhưng không thu được tiền lời hoặc thu được tiền lời dưới 30 triệu đồng do nguyên nhân ngoài ý muốn. Họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với số tiền lời mà họ thu được.
Truy cứu trách nhiệm hình sự với tội cho vay nặng lãi

Như đã nói, lãi suất của hợp đồng cho vay trên 20% được xem là cho vay nặng lãi. Nhưng cần có những điều kiện khác để truy cứu trách nhiệm hình sự cho tội danh cho vay nặng lãi, đó là lãi suất gấp năm lần trở lên với mức lãi suất mà Bộ luật dân sự quy định.
Căn cứ theo Điều 201 Bộ luật dân sự 2015, các hình phạt đối với tội phạm hình sự cho vay nặng lãi là:
- Trường hợp đối với người cho vay với mức lãi suất gấp 5 lần so với mức lãi suất 20%/năm, thu lợi bất chính từ 30 -100 triệu đồng hoặc người đã từng bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội cho vay nặng lãi nhưng chưa được xóa án tích mà vẫn tiếp tục phạm tội, họ sẽ bị phạt tiền tiền 50-200 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ trong vòng 3 năm.
- Trường hợp đối với tội phạm thu lợi bất chính từ 100 triệu trở lên sẽ bị phạt tiền (200 triệu – 1 tỷ) hoặc phạt tù (6 tháng – 3 năm).
- Ngoài ra bên cạnh việc bị phạt tiền (30 triệu – 100 triệu đồng), người phạm tội còn bị cấm hành nghề, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định trong một khoản thời gian (1 năm đến 5 năm).
- Người có hành vi cho vay nặng lãi nhằm thu lợi bất chính nhưng vì nguyên nhân ngoài ý muốn chưa thu lợi bất chính hoặc đã thu nhưng dưới 30 triệu đồng sẽ chịu các hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính. Hình phạt được quyết định căn cứ vào Điều 15 và khoản 3 Điều 57 của Bộ luật Hình sự.
Hiện nay, hoạt động cho vay nặng lãi ngày càng trở nên tinh vi và len lỏi vào từng ngóc ngách cuộc sống của người dân gây ra những hậu quả khôn lường cho bản thân người vay tiền, mà còn gia đình, người thân và cả xã hội. Do vậy, với những thông tin mà Kinh Tế Đầu Tư cung cấp trên đây, bạn đọc sẽ có những kiến thức để tránh bị dính vào các hình thức cho vay nặng lãi trá hình. Hãy thật cảnh giác và trở thành người đi vay thông minh, hãy tìm cơ sở cho vay uy tín, hợp pháp và đảm bảo lợi ích của bản thân.