Chứng Khoán
Đầu Tư
Sự kiện
Tài Chính Cá Nhân
Tiết Kiệm & Chi Tiêu
Gói Đầu Tư
Liên Hệ
Home Tài Chính Cá Nhân

Những yếu tố cần thiết để thiết lập một chiến lược kinh doanh hiệu quả?

Lê Thị Thanh Thảo by Lê Thị Thanh Thảo
22 Tháng Tám, 2022
in Tài Chính Cá Nhân
0
0
SHARES
16
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Chiến lược kinh doanh không còn là cụm từ quá xa lạ với những doanh nghiệp, nhất là trên các diễn đàn về kinh doanh – tài chính. Để có thể thành công thì chủ doanh nghiệp phải là người hoạch định ra được những chiến lược kinh doanh độc đáo từ đó đưa ra những định hướng đúng đắn cho từng bước phát triển của doanh nghiệp. Vậy thế nào được gọi là một chiến lược kinh doanh thành công? Cùng tìm hiểu kỹ thông tin qua bài viết dưới đây nhé!

Mục Lục

  1. Hiểu thế nào về chiến lược kinh doanh?
  2. Chiến lược kinh doanh có những đặc điểm gì?
  3. Chiến lược kinh doanh đóng vai trò như thế nào?
  4. 8 nguyên tắc cơ bản xây dựng chiến lược kinh doanh để trở nên khác biệt
  5. Chỉ với 4 bước cơ bản bạn đã xây dựng chiến lược kinh doanh
  6. Một số lưu ý khi triển khai chiến lược kinh doanh

Hiểu thế nào về chiến lược kinh doanh?

Chiến lược kinh doanh được hiểu là sự phối hợp và điều khiển các hoạt động trong một thời gian đủ để đạt đến mục tiêu dài hạn mà doanh nghiệp đã đề ra. Chiến lược kinh doanh phát huy được thế mạnh về nguồn lực đồng thời tạo ra thật nhiều cơ hội cũng như tránh được những rủi ro khi cạnh tranh với đối thủ mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong tương lai, đêm về mức lợi nhuận cao nhất. Quy mô bản kế hoạch được sắp xếp, phân bổ xuyên suốt theo trình tự nhất định. 

Hieu-the-nao-ve-chien-luoc-kinh-doanh
Hiểu thế nào về chiến lược kinh doanh?

Chiến lược kinh doanh bao gồm cả chiến thuật, nhưng chiến lược thuộc về một mức độ cao và bao quát hơn, bao gồm những đặc tính và tính chất khác hơn so với chiến thuật kinh doanh.

Chiến lược kinh doanh phải chỉ ra được điểm khác biệt với đối thủ cạnh tranh, làm cách nào để chinh phục mục tiêu và có doanh thu khi đó mới đánh giá một chiến lược kinh doanh thành công hay không?

Chiến lược kinh doanh có những đặc điểm gì?

Chiến lược kinh doanh là duy trì được sự ổn định theo thời gian, không phải dạng mô hình thay đổi liên tục. Nếu trong quá trình thực hiện mà có tác động từ thị trường dẫn đến sự biến đổi thì cần thay chiến thuật sao cho phù hợp chứ không phải thay đổi chiến lược. Chỉ khi có tác động quá lớn thì mới cần để thay đổi chiến lược kinh doanh. Để có thế hoạch định và đưa ra chiến thuật phù hợp thì cần nắm rõ đặc điểm chiến lược kinh doanh, cụ thể là: 

  1. Duy trì sự thống nhất ổn định theo thời gian: các chiến lược luôn có các mốc thời gian đi kèm và được quy định một cách rõ ràng.
  2. Là mô hình hoạt động không được thay đổi thường xuyên: Chiến lược chỉ thực sự thay đổi khi gặp tác động quá lớn từ thị trường, nếu các tác động chỉ ở mức vừa phải thì cần thay đổi chiến thuật để phù hợp mà thôi.
  3. Một chiến lược kinh doanh cần phải có sự đồng ý và thông qua bởi một tập thể chủ doanh nghiệp và ban lãnh đạo: trong chiến lược, mỗi chiến thuật có thể được đề xuất bởi những cá thể. Tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh ảnh hưởng đến thành công hoặc thất bại đối với một doanh nghiệp cho nên chiến lược cần có sự đánh giá tổng quan, cẩn trọng tính toán và cân nhắc từ ban lãnh đạo, thậm chí cũng phải nhờ đến ý kiến đóng góp của chuyên gia đầu ngành năng lực nhất.
  4. Chiến lược kinh doanh có phạm vi rộng hơn và bao gồm cả chiến thuật: Chiến lược được đưa ra ở tầm vĩ mô, có phạm vi không chỉ ở một quốc gia mà có thể là toàn cầu, nhưng với mỗi thị trường được chia theo từng phân khúc sẽ có từng chiến thuật  kinh doanh riêng biệt, phù hợp. 
  5. Chiến lược kinh doanh sẽ bị hạn chế nhiều về nguồn vốn: Thông thường khi mở rộng tại các thị trường thì doanh nghiệp sẽ tìm đến và thiết lập mối quan hệ hợp tác, góp vốn, như vậy sẽ phần nào khắc phục được điểm hạn chế trên
Chiến lược kinh doanh có những đặc điểm gì?
Chiến lược kinh doanh có những đặc điểm gì?

Chiến lược kinh doanh đóng vai trò như thế nào?

Chiến lược kinh doanh đưa ra cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp. Vai trò của chiến lược kinh doanh là khá quan trọng, phân tích được những sai lầm trong quá khứ và đối chiếu các đối thủ cạnh tranh để đưa ra được phương hướng hoạt động trong tương lai. Chiến lược kinh doanh càng chi tiết càng cụ thể sẽ giúp cho doanh nghiệp phân bổ nguồn nhân lực và tài chính sao cho chính xác và phù hợp. 

Chien-luoc-kinh-doanh-dong-vai-tro-nhu-the-nao
Chiến lược kinh doanh đóng vai trò như thế nào?

Trong một thời gian dài, chiến lược kinh doanh không thể thay đổi. Và không thể chắc chắn rằng trong suốt khoảng thời gian đó sẽ không xuất hiện những đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Những đối thủ này sẽ khiến thị trường bị chi phối và làm cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bị tác động và có thể sẽ phải thay đổi để thực hiện và duy trì sự phù hợp. Một chiến lược kinh doanh thành công là chiếm lĩnh thị trường và thành công trong việc thuyết phục khách hàng, chỉ ra được điểm mạnh yếu và tìm cách khắc phục so với đối thủ. Mặt khác chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp còn nhằm mục đích là đưa ra những chiến thuật để đánh bại đối thủ cạnh tranh. 

8 nguyên tắc cơ bản xây dựng chiến lược kinh doanh để trở nên khác biệt

Để một chiến lược kinh doanh thành công và hiệu quả không được bỏ qua những nguyên tắc sau đây: 

  • Hiểu rõ thị trường

Mỗi một doanh nghiệp đều là một phần của hệ sinh thái kinh tế thị trường, và mỗi một thị trường đều có sự vận hành với những điểm khác biệt. Do vậy, cần thấu hiểu từng ngóc ngách của thị trường, lợi thế cạnh tranh và sẽ đưa ra chiến lược tổng quan sát thực tế nhất, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài.

  • Cạnh tranh tạo sự khác biệt trong chiến lược kinh doanh

Không khó để thấy được những doanh nghiệp thành công đại đa phần là những doanh nghiệp đi đầu chiếm lĩnh thị trường và chỉ có một số ít doanh nghiệp thành công. Những doanh nghiệp đi sau rất khó có cơ hội để đánh bại những đối thủ đầu ngành bằng cách đi lại theo chiến lược phát triển các điểm mạnh, tạo ra những giá trị cơ bản độc nhất của chính doanh nghiệp mình, như vậy mới có thể tạo được thành công trong tương lai.

8-nguyen-tac-co-ban-xay-dung-chien-luoc-kinh-doanh-tro-nen-khac-biet
8 nguyên tắc cơ bản xây dựng chiến lược kinh doanh để trở nên khác biệt
  • Cạnh tranh vì lợi nhuận trong chiến lược kinh doanh

Lợi nhuận luôn là yếu tố mà doanh nghiệp đặt lên hàng đầu và là yếu tố then chốt để duy trì sự sống của doanh nghiệp. Chiến lược thành công là mang đến mức lợi nhuận vượt kỳ vọng bên cạnh sự phát triển và mở rộng thị phần. Nếu một chiến lược không rõ ràng và thiếu đi phần lợi nhuận trong tương lai thì bạn nên cân nhắc về tính khả thi của chiến lược đó. 

  • Xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu

Việc xác định đúng khách hàng mục tiêu rất quan trọng, nó giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận khách hàng, thúc đẩy quá trình mua hàng và tiết kiệm được chi phí marketing một cách đáng kể.

Việc khoanh vùng được lượng khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn xác định những sản phẩm thỏa mãn được nhu cầu khách hàng. 

  • Học cách nói không

Khi đã đủ hiểu thị trường và khách hàng, thiết lập được các giá trị với khách hàng thì sẽ từ chối một vài yêu cầu. Tệp khách hàng không đúng trọng điểm thì bạn sẽ ngưng phục vụ, từ chối các hoạt động không liên quan và các dịch vụ không còn cung cấp nữa. Xác định việc nên hay không nên cũng là điều quan trọng trong chiến lược kinh doanh.

  • Không ngại thay đổi để phù hợp hơn

Thị trường và đối thủ luôn thay đổi không ngừng. Những đối thủ cạnh tranh thì luôn tận dụng những kẽ hở để biến nó thành cơ hội tiếp cận gần hơn với khách hàng và làm thỏa mãn nhu cầu cũng như hành vi khách hàng. Doanh nghiệp của bạn cũng vậy, thay đổi làm mới để tăng sự cạnh tranh. Chủ doanh nghiệp cũng phải có sự nhạy bén để đưa những yếu tố mới, xu hướng mới vào cho phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty minh. Thay đổi vòng đời sản phẩm cũng là duy trì doanh nghiệp, không thay đổi không làm mới bạn sẽ tự loại bỏ mình ra khỏi cuộc chơi. 

  • Tư duy hệ thống

Xây dựng chiến lược kinh doanh không thể thiếu đó chính là việc thiết lập tư duy hệ thống, xây dựng nguồn dữ liệu chính xác và dự đoán khuynh hướng trong tương lai giúp cho sự phát triển của doanh nghiệp. Với việc đưa ra những dự đoán về xu hướng thị trường, hành vi người tiêu dùng,…, doanh nghiệp sẽ chủ động lên phương án dự phòng và thay đổi khi cần thiết.

Chỉ với 4 bước cơ bản bạn đã xây dựng chiến lược kinh doanh

  • Với doanh nghiệp cần thiết lập mục tiêu dài hạn

Đây là bước khởi đầu quan trọng trong việc lên chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp. Có quá nhiều mục tiêu cần đạt được thì bạn chỉ nên đạt tiêu chí vài mục tiêu trọng tâm để định hướng cho doanh nghiệp hoạt động.

Mục tiêu đạt được kèm theo một khoảng thời gian nhất định (vài năm), và tiêu chí đánh giá các mục tiêu trọng tâm được dùng để đo lường sự thành công trong công việc kinh doanh. Bạn có thể tham khảo thêm mô hình S.M.A.R.T để thiết lập mục tiêu thực tế và đo lường được chính xác những gì mà doanh nghiệp mong muốn đạt được.

Mỗi mục tiêu còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và giai đoạn phát triển theo từng thời kỳ. Việc đưa ra mục tiêu cần phải có sự xem xét, cất nhắc tỉ mỉ vì mỗi mục tiêu còn liên quan đến những bộ phận khác nhau tạo nên 1 chuỗi liên kết. Trường hợp các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay đưa ra mục tiêu không phù hợp hoặc thậm chí không cần mục tiêu thì sẽ dẫn đến quyết định sai lầm, tốn tiền tốn sức tốn thời gian kéo theo hệ lụy thất bại của cả doanh nghiệp đó. Xác định mục tiêu tốt sẽ giúp doanh nghiệp rút ngắn con đường đến thành công.

  • Khảo sát thị trường

Bảng phân tích SWOT có thể giúp bạn. Để đưa ra được chiến lược kinh doanh, bạn cần phân tích và khảo sát đối thủ trên thị trường. Chủ doanh nghiệp muốn làm tốt việc nghiên cứu thị trường thì cần đánh giá tổng quan 2 yếu tố sau:

Tác động từ môi trường bên ngoài: Đánh giá tổng quan về các yếu tố như chính trị, thị trường quốc tế, đối thủ cạnh tranh cùng ngành, tệp khách hàng mục tiêu và đơn vị cung cấp,…

Tác động từ môi trường bên trong: Điểm mạnh yếu của từng bộ phận phòng ban nội bộ trong công ty từ bộ phận quản lý, nhân sự, tài chính kế toán, hoạt động sản xuất, nghiên cứu phát triển sản phẩm và marketing,…

Khi đã phân tích được 2 tác động này rồi, doanh nghiệp dễ dàng đưa ra cái nhìn tổng thể, khắc phục được điểm yếu và thay đổi hướng doanh nghiệp theo chiều hướng tốt lên và tránh được rủi ro.

Chi-voi-4-buoc-co-ban-ban-da-xay-dung-chien-luoc-kinh-doanh
Chỉ với 4 bước cơ bản bạn đã xây dựng chiến lược kinh doanh
  • Chiến lược bán hàng và sản phẩm

Sản phẩm đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược kinh doanh, tạo ra lợi thế đặc biệt để cạnh tranh lâu dài trong 1 nhóm sản phẩm hoặc biến nó thành sản phẩm chủ lực.

Để cạnh tranh được với đối thủ, các doanh nghiệp cần chú trọng đến phương thức bán hàng và các yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm. 

Cần đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá, nhãn hiệu, bao bì tạo ra sự thu hút và chuyên nghiệp với khách hàng,… đó là một trong số những yếu tố cần đặc biệt lưu ý. Một chiến lược phù hợp đảm bảo trả lời được 3 nội dung sau: mục tiêu cần đạt, đối thủ cạnh tranh là ai và lợi thế cạnh tranh là gì & sử dụng chiến thuật nào để áp chế đối thủ. Xây dựng một chiến lược bán hàng thành công sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và kiểm soát được hoạt động kinh doanh.

  • Đánh giá, đo lường và kiểm soát

Bước cuối cùng của chiến lược kinh doanh. Đây là bước để tổng hợp lại các chỉ tiêu được đo lường, kiểm tra trong suốt quá trình thực hiện chiến lược. Để đánh giá được chiến lược có đang đi đúng hướng hay không, có đang bám sát theo mục tiêu ban đầu, nếu không kịp thời đưa ra phương án điều chỉnh bổ sung hoặc thay đổi chiến thuật cho phù hợp, đúng thời điểm mang lại hiệu quả tốt nhất. Chiến lược thành công đó mới là đích đến thành công của một doanh nghiệp.

Một số lưu ý khi triển khai chiến lược kinh doanh

Xây dựng được một doanh nghiệp thành công, cần chú ý những điều sau:

  • Chú tâm đến dòng tiền

Cần chặt chẽ và phân bổ dòng tiền một cách hợp lý để tối ưu chi phí vận hành sao cho thấp nhất. Luôn có một khoản dự phòng rủi ro cho doanh nghiệp vì chiến lược kinh doanh dù có hoàn hảo đến đâu thì cũng không thể tránh khỏi diễn biến thị trường phức tạp với sự cạnh tranh gay gắt đến từ nhiều đối thủ. 

  • Thị trường ngách
Thị trường ngách mang lại hiệu quả kinh doanh tốt và tốn ít chi phí, nhưng cũng phải lưu ý vài điều sau:
Sản phẩm có sự khác biệt, thu hút và hấp dẫn được nhóm khách hàng ngách
Hiểu rõ nhu cầu đặc biệt từ nhóm khách này
Đi sâu truyền tải đúng nội dung thông điệp
Mot-so-luu-y-khi-trien-khai-chien-luoc-kinh-doanh
Một số lưu ý khi triển khai chiến lược kinh doanh
  • Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cùng bán một sản phẩm và hướng đến 1 tệp khách hàng chung. Càng phân tích rõ về đối thủ sẽ có cơ hội điều chỉnh chiến thuật sao cho phù hợp và hiệu quả.

  • Tập trung vào phản hồi khách hàng

Ý kiến của khách hàng là vô cùng quan trọng. Nếu khách hàng không thích hoặc không mua sản phẩm của bạn thì tức là bạn chưa đáp ứng được đúng nhu cầu khách hàng. Việc thu thập ý kiến khách và xu hướng mới cũng giúp doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp hơn.

  • Tập làm quen với sự thay đổi

Mỗi ngày giờ trên thế giới cũng có vô vàn sự biến đổi, thị trường kinh doanh cũng vậy. Doanh nghiệp cần linh hoạt thay đổi về chiến thuật cũng như chiến lược về sản phẩm dịch vụ mỗi ngày. Không làm quen với sự thay đổi sẽ khiến doanh nghiệp bị thụt lùi và tệ hại hơn có thể sẽ bị phá sản. 

  • Áp dụng công nghệ mới

Thời kỳ kỹ thuật số và công nghệ 4.0 tác động rất lớn thay đổi hoạt động con người. Trong quá trình vận hành của doanh nghiệp cũng chắc chắn không thể thiếu sự hỗ trợ từ các phần mềm quản lý và các công cụ hỗ trợ bán hàng,…cập nhật khoa học công nghệ cũng giúp ích rất nhiều trong quá trình vận hành doanh nghiệp.

Để xây dựng một chiến lược kinh doanh thành công không phải dễ dàng và ai cũng có thể làm được. Đòi hỏi chủ doanh nghiệp thực sự là người có năng lực và tầm nhìn. Với những gì mà Kinh tế đầu tư chia sẻ trong bài viết hôm nay đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan khi xây dựng một chiến lược kinh doanh cơ bản. Một chiến lược kinh doanh thành công là chiến lược được đưa ra hợp lý, đó sẽ là kim chỉ nam cho doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. 

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm Kiếm

No Result
View All Result

Tin Mới

thuong-hieu-vsj

VSJ tưng bừng khai trương showroom đầu tiên mở đầu chuỗi kinh doanh “Tiệm vàng 4.0”

27 Tháng Mười Hai, 2022
Huong-dan-cach-kiem-tra-ho-so-vay-doctordong-chi-tiet!

Bạn muốn kiểm tra hồ sơ vay doctordong? Đọc ngay để rõ!

30 Tháng Mười Hai, 2022
Bi-kip-kinh-doanh-thoi-trang-khong-phai-ai-cung-biet

Đọc ngay! Bí quyết kinh doanh thời trang cho người mới bắt đầu

28 Tháng Mười Hai, 2022
Đoc-ngay-kinh-doanh-theo-mang- va-nhung-đieu-can- biet

Kinh doanh theo mạng là gì? Tất tần tật những điều cần biết về kinh doanh theo mạng

28 Tháng Mười Hai, 2022

KINH TẾ ĐẦU TƯ
Chuyên trang cung cấp tin tức đầu tư hàng đầu

  • Hotline: 028 9999 6789
  • Email: kinhtedautu245@gmail.com
  • Địa chỉ: 107 Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

VỀ CHÚNG TÔI

  • Gói Đầu Tư
  • Hoạt Động Đầu Tư
  • Quỹ Bất Động Sản
  • Báo Chí
  • Tư Vấn

CHÍNH SÁCH

  • Điều Khoản Và Điều Kiện
  • Chính Sách Bảo Mật Thông Tin

CHỨNG NHẬN