Trong cuộc sống, vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất, cũng là vấn đề nhạy cảm nhất thường là những vấn đề mà nội dung chủ yếu của nó liên quan đến tiền bạc và vật chất. Chính vì vậy, kỹ năng từ chối cho mượn tiền được xem là một kỹ năng khá cần thiết đối với mỗi người. Vì vậy hãy nhặt những bí kíp này và sử dụng thật tinh tế để tránh mất lòng mọi người nhé. Mời mọi người cùng Kinh Tế Đầu Tư tìm hiểu những cách từ chối cho mượn tiền tinh tế.
8+ Cách từ chối cho mượn tiền “đỉnh nhất mọi thời đại”

Những vấn đề liên quan đến tiền vốn dĩ đã vô cùng khó nói, việc mượn tiền lại là một vấn đề nan giải hơn. Có thể những lúc nguồn tiền nhàn rỗi của bạn nhiều thì có thể cho mượn, nhưng không phải ai bạn cũng muốn cho mượn tiền và không phải lúc nào nguồn tiền đó cũng “nhàn rỗi”.
Tuy nhiên, những lời từ chối lạnh nhạt, thiếu khéo léo sẽ khiến cho hình ảnh của bạn trong mắt người khác kém đi rất nhiều, làm cho người mượn cảm thấy bị tổn thương và sẽ rất ngại ngùng.
HIểu được nỗi khó xử đó, Kinh Tế Đầu Tư đã tổng hợp cho mọi người 8 “kế” giúp mọi người có thể nhẹ nhàng và thanh lịch từ chối lời yêu cầu mượn tiền của người khác mà không bị đánh giá là keo kiệt và không gây mích lòng người mượn.
Nói khéo – Cách từ chối cho mượn tiền “truyền thống”
Cách từ chối cho mượn tiền đầu tiên cũng là hướng mà mọi người thường đi, cách mọi người thường làm nhất sẽ là nói khéo. Sở dĩ mọi người thường nói khéo bởi vì cách từ chối cho mượn tiền này sẽ gây ra sát thương nhỏ nhất đối với những người bị từ chối mượn tiền. Đẩy bản thân vào cùng hoàn cảnh, cùng thế với người vay sẽ cảm thấy mình thật sự đã cố gắng hết sức chứ không phải mình không muốn cho họ mượn.
Sẽ tuỳ vào trường hợp mà bạn có thể chọn những câu sau để đối đáp lại với những yêu cầu mượn tiền. “Dạo này mình cũng không dư nhiều”, “Mình cũng mới vừa mượn ở bên kia xong” hoặc những lý do tương tự cộng thêm thái độ mềm mỏng và mang 1 chút khó xử thì có lẽ sau 1-2 lần yêu cầu mượn tiền thì người đó có thể sẽ hiểu được bạn không thể cho mượn.
Đôi lúc những đối tượng mượn tiền của bạn có một chút khó cắt đuôi, hơi phiền phức một xíu thì chỉ cần câu “Mình không có” cũng đã là một cách từ chối khá hiệu quả rồi. Đối với những đối tượng như thế này, thái độ của bạn cần quyết liệt hơn một chút để mang lại tính hiệu quả cao hơn.
Nếu nói sớm thì đã còn tiền để cho mượn!

Một tuyệt kỹ khác cũng được xem là “khá nghệ” và có tính áp dụng khá cao đó chính là nói rằng mình đã cho người khác mượn. Nếu với cách từ chối cho mượn tiền trên khi bạn từ chối, đối với những người mượn đa nghi có thể họ sẽ nghĩ bạn đang giả vờ và bạn thật sự đang có tiền thì việc nói rằng đã cho người khác mượn sẽ hoàn toàn đánh lạc hướng được người đó.
Thêm vào đó cách từ chối cho mượn tiền này nói lên được, mình bất đắc dĩ vì đã lỡ cho người khác mượn tiền trước rồi chứ không phải vì mình không muốn cho; vừa thành thật lại vừa khéo léo dẹp bỏ sự nghi ngờ của đối phương về mình.
Với cách từ chối cho mượn tiền này, những câu nói thường thấy sẽ là “Ơ mình lỡ cho A mượn rồi sao bạn không nói trước”, “Sớm hơn xíu là được rồi, mình lỡ cho người khác mượn mất rồi”, thêm 1 xíu sự tiếc nuối trong lời nói có lẽ bạn sẽ thành công từ chối yêu cầu mượn tiền của đối phương mà không sợ họ tổn thương và họ cũng không thể trách bạn được vì thông qua lời nói của bạn họ sẽ nhận thức được việc không cho mượn được không phải do bạn cố ý.
Tuy nhiên với cách từ chối cho mượn tiền này cũng có 1 điểm hại, chính là nếu người mượn lần sau thật sự nói sớm hơn thì bạn cũng sẽ rất khó để từ chối. Chính vì thế cách này cần đòi hỏi cách ứng biến khôn ngoan hơn so với cách từ chối cho mượn tiền đầu tiên.
Đưa ra giải pháp giúp đỡ không cần tiền bạc
Một cách từ chối không trực tiếp sẽ làm cho người mượn khó lòng mà giận bạn, thậm chí trong một vài trường hợp họ còn cảm nhận được sự nhiệt tình của bạn đó chính là giúp đỡ người đó bằng hành động thay vì cho họ mượn tiền.
Đôi lúc vấn đề mà họ gặp họ nghĩ có thể giải quyết bằng cách vay tiền nhưng thật ra cái họ đang cần tại thời điểm đó có thể là một sự giúp đỡ khác hơn là cho vay tiền. Ví dụ như người bạn của chúng ta cần phải di chuyển đến 1 nơi nào đó, thay vì cho họ vay tiền để đi xe, bạn có thể đề nghị chở họ đến nơi họ cần đến hoặc trường hợp họ cần một nơi để ở tạm vì họ đang không ổn định, chúng ta hoàn toàn có thể mời bạn đến nhà ở.
Việc cho mượn tiền nhiều sẽ khiến họ phụ thuộc về bạn nhiều về mặt tài chính, và đó là một điều không hề lành mạnh, với cách giúp đỡ này, họ không những không thể nhận sự giúp đỡ của bạn mà họ còn không thể trách bạn không cho mượn tiền được vì cái bạn mang đến là thiện ý. Ai lại nỡ giận nếu bạn chân thành giúp họ đúng không nào?
Than vãn cũng là cách từ chối cho mượn tiền khá hiệu quả!

Than vãn có thể nói là một trong những cách từ chối cho mượn tiền hàng đầu mà mọi người hay dùng như một cách từ chối cho mượn tiền bởi độ hiệu quả mà nó mang lại. Khi bạn biết được ai đó sắp có ý định mượn tiền của bạn mà bạn không muốn cho họ mượn thì có thể áp dụng cách từ chối cho mượn tiền này.
Than vãn với người định mượn tiền với bạn sẽ ngay lập tức làm cho người đó cảm thấy mình không khác gì với họ, cũng đang chật vật trang trải cuộc sống. Với suy nghĩ đó, họ sẽ cảm thấy không có lý do gì đi mượn tiền mình cả.
Cách từ chối cho mượn tiền này thật ra được áp dụng khá nhiều nhưng nó cũng có một điểm cần lưu ý. Đó chính là bạn chỉ nên làm điều này với người có ý định mượn tiền bạn và không nên than vãn quá nhiều lần với quá nhiều người, nếu không bạn sẽ trở thành người thích than vãn hay một vài trường hợp nhiều người còn nghĩ là bạn “pick me”.
Không thể quyết định được, phải hỏi ý
Trong một vài trường hợp, việc viện cớ rằng mình không thể quyết định sử dụng số tiền này cũng được xem là một kế hay. Khi bạn không muốn để người khác mượn tiền, có thể viện dẫn rằng, số tiền này là của một ai đó (của ba, của mẹ hoặc của vợ, của chồng) và bạn không được phép tuỳ tiện sử dụng và chỉ có thể sử dụng sau khi được sự đồng ý của “người đó”.
Cách từ chối cho mượn tiền này thường được áp dụng bởi các đấng mày râu. Họ có thể nói rằng tiền của họ đều do bạn đời của họ quản lý và không thể chi tiêu nếu không được sự cho phép của nửa kia. Điều này vừa nói lên được sự tôn trọng của bạn đối với người đó, đồng thời cũng cắt đứt được yêu cầu mượn tiền của đối phương.
Lấy lý do mình cũng đang còn nợ tiền người khác

Đây là một phiên bản nâng cấp của việc than vãn. Nếu trong trường hợp than vãn không có tác dụng với đối phương, bạn có thể đổi gió bằng cách nói rằng bản thân cũng đang trong tình trạng mượn nợ. Với cách than vãn “tinh tế” này, họ sẽ cảm giác được mình cũng đang bất lực về mặt tài chính và không còn cách nào để giúp họ.
Cách từ chối cho mượn tiền này cũng sẽ giúp cho họ biết được rằng mượn tiền của mình sẽ vô cùng khó vì tình trạng tài chính của mình đang ở mức “kiệt sức”, họ sẽ dần dần giảm tần suất mượn tiền của mình và dần dần là không còn mượn nữa.
Hoặc lấy lý do mình cần tiền để mua sắm đồ quan trọng
Không ai có thể nói rằng bạn ích kỷ khi bạn tuyên bố rằng bạn có rất nhiều thứ để phải tiêu tiền. Chỉ cần làm cho họ tin rằng những khoản chi tiêu mà bạn viện dẫn ra là vô cùng quan trọng và thiết yếu với bạn thì đối phương sẽ từ bỏ việc mượn tiền của bạn thôi.
Bạn có thể nói rằng rằng bạn phải mua máy tính để làm việc, bạn phải chăm sóc con cái, chăm sóc cha mẹ già, bạn phải đầu tư vào kinh doanh cá nhân hoặc bất kỳ chi phí kinh doanh đáng kể nào khác.
Nếu mà bạn đã có quá nhiều thứ để chi tiêu rồi thì làm sao mà bạn có thể cho người khác mượn được đúng không nè! Nên đừng lo, nếu bạn áp dụng đúng những cách từ chối cho mượn tiền trên sẽ không bị theo đuổi mượn nợ đâu.
Từ chối cho mượn tiền với cách nói “không” thẳng

Cách này khá phũ phàng và gây sức sát thương đến lòng tự trọng của người mượn rất cao. Bạn chỉ nên áp dụng cách này với những người mà bạn không thân thiết hoặc đơn giản là những người bạn cho là có độ uy tín thấp và không đáng tin tưởng.
Nếu họ đã không thân thiết thì đến mượn tiền bạn cũng có thể chẳng có mục đích gì tốt, nên chỉ một lời từ chối nhẹ nhàng “Mình không cho bạn mượn” sẽ giải quyết được nhiều thứ và ngăn chặn những vấn đề xa hơn trong tương lai.
Nếu bạn thật sự quá ngại từ chối, bạn cũng có thể giới thiệu đối phương đi vay tại các tổ chức tài chính, ở nơi đó họ cũng sẽ được hỗ trợ nhiệt tình mà không sợ bị từ chối, dĩ nhiên họ phải không có nợ xấu mới được nha.
4 Điều bạn cần nghĩ kỹ trước khi quyết định cho ai đó mượn tiền

Nếu bạn thật sự không còn cách nào khác để từ chối cho mượn tiền, mọi cách từ chối cho mượn tiền đều không có hiệu quả hoặc đối phương thật sự thành tâm cần sự giúp đỡ tài chính từ bạn thì Kinh Tế Đầu Tư sẽ mách cho bạn những điều mà bạn thật sự cần phải lưu ý thật kỹ càng trước khi cho mượn để những hệ quả mà nó mang lại sẽ không ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn. Những điểm cần lưu ý ấy là.
Đối tượng mà bạn cho mượn tiền phải thật sự uy tín, chọn đúng mặt để gửi vàng.
Những người mà bạn chọn để cho mượn tiền, cho dù có thân thiết đến đâu và cho dù bạn có hiểu rõ họ đến đâu bạn cũng cần ít nhiều đề phòng người đó. Cuộc sống vô thường, con người thường hướng đến làm những gì có lợi cho họ và họ sẽ có xu hướng thay đổi mà bạn không lường trước được.
Chính vì vậy, nếu đối tượng mượn tiền bạn mà bạn cảm nhận được có gì đó không đúng hoặc cảm giác không ổn thì không nên cho mượn cho dù thân đến đâu, từ chối trong trường hợp này sẽ là thượng sách. Việc từ chối cho mượn tiền này sẽ tránh được những rắc rối, vừa không cần phải dây dưa lại đỡ phải suy nghĩ nhiều. Nếu đã không tin thì việc cho mượn là không cần thiết.
Cho vay một khoản vừa phải, không nên cho vay nhiều

Cho vay tiền đã là một rủi ro vô cùng lớn đối với người cho vay bởi vì người vay sẽ có khả năng biển luôn khoản nợ đó mà không trả hoặc người vay bị tê liệt khả năng tạo ra tài chính và vỡ nợ nên không trả được. Lúc đó chúng ta không thể làm điều gì khác vì tiền không còn ở trong tay chúng ta nữa.
Chính vì thế để giảm tối thiểu rủi ro của bản thân trong việc cho vay tiền, người vay cần phải đặt ra một mức cho vay phù hợp với bản thân, không nên cho vay quá nhiều để ngộ nhỡ rơi vào các trường hợp trên thì hậu quả để lại sẽ không quá lớn và cũng không làm mất cân bằng cuộc sống.
Hơn thế nữa, nếu chúng ta cho mượn ít tiền thì thì người vay sẽ có thể bị chúng ta “thao túng tâm lý” và nghĩ rằng chúng ta cũng không có quá nhiều tiền. Điều này sẽ giúp họ đẩy nhanh quá trình trả nợ hoặc hơn thế nữa là họ sẽ từ bỏ ý định mượn tiền của chúng ta.
Chỉ cho vay 1 khoản lớn, không vay nhỏ lẻ khó kiểm soát
Việc kiểm soát những khoản mà người khác nợ mình vốn dĩ đã tốt rất nhiều sự suy nghĩ. Vì thế, gom lại những khoản nợ của 1 người thành 1 khoản lớn hoặc không cho phép người khác mượn nhỏ lẻ sẽ là một điều nên làm.
Trong cuộc sống không lường trước được, nhỡ đâu người bạn cho mượn tiền lại có ý định “quỵt” những khoản nhỏ lẻ mà họ mượn thì sao, chính vì thế việc chia nhỏ khoản nợ ra trả hoặc cho mượn những khoản nhỏ lẻ sẽ được liệt kê vào danh sách không nên làm khi cho mượn tiền.
Thêm vào đó việc mượn tiền nhỏ lẻ như vậy làm việc đòi lại từng khoản trở nên rất khó khăn, có những người có một xíu không khéo léo trong việc thể hiện suy nghĩ của bản thân sẽ có thể nói rằng bạn “ích kỷ vì có một số ít tiền như vậy cũng đòi”, quay ngược mũi nhọn về bạn. Vì vậy, không cho mượn những khoản nhỏ để tránh những trường hợp như vậy.
Bạn không phải là cây ATM di động

Đôi khi, sẽ có những người nhầm lẫn giữa việc bạn cho họ mượn tiền rằng bạn lúc nào cũng có tiền để cho họ mượn. Đây là một việc làm khá tai hại, người đó có thể sẽ bị phụ thuộc tài chính vào bạn rất nhiều, về lâu về dài sẽ đem lại cho bạn cảm giác ức chế, khó chịu và đôi lúc sẽ dẫn đến những cuộc cãi vã không đáng có và sứt mẻ tình cảm đôi bên.
Chính vì thế, để giữ được hoà khí song phương, bạn nên làm rõ rằng bạn không phải là “cây ATM di động” và không phải lúc nào bạn cũng có thể cho đối phương mượn tiền dù bạn có đủ tiền hay không.
Có thể thực hiện điều này bằng cách từ chối yêu cầu mượn tiền của họ đôi ba lần, làm cho họ có cảm giác bạn không phải lúc nào cũng có để cho họ mượn, dùng 1 vài thủ thuật bên trên như than thở về tình hình tài chính của bản thân. Cùng với sự chân thành trong lời nói, sẽ giúp đối phương nhận thức được điều này.
Hoặc mọi người cũng có thể thể hiện sự khó tính trong lúc cho họ mượn tiền bằng cách đưa thêm điều kiện lúc cho mượn, cho họ một xíu giới hạn nhất định, không cho họ được vay dễ dàng có lẽ sẽ gạt bỏ khái niệm “ATM di động” ra khỏi tiềm thức của họ
Có thể nói, việc không cho mượn tiền nếu không được giải quyết một cách nhẹ nhàng, trơn tru và tinh tế thì có thể sẽ dẫn đến rất nhiều hệ luỵ xấu, vài trường hợp có thể dẫn đến mất cả mạng sống của chính bản thân mình. “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” là câu tục ngữ mà ông cha ta để lại rất phù hợp với hoàn cảnh này.
Kinh Tế Đầu Tư hi vọng thông qua bài viết này mọi người sẽ thu thập được những phương pháp, những kỹ thuật cũng như là cách từ chối cho mượn tiền mà đẹp lòng đôi bên, không dẫn đến xích mích và cũng như để bảo vệ bản thân trong cuộc sống.