Để hiểu nhất và thành công khi đầu tư thị trường chứng khoán thì việc hiểu cách phân tích biểu đồ chứng khoán là điều vô cùng cần thiết. Sau khi đã chọn được loại cổ phiếu, các nhà đầu tư thường sẽ học cách giao dịch và theo dõi thị trường. Vậy làm cách nào để bạn có thể hiểu được các chỉ số trên bảng điện tử, phân tích được biểu đồ chứng khoán một cách chính xác nhất. Tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Kinh tế đầu tư nhé!
Các loại biểu đồ chứng khoán phổ biến
Để thể hiện sự biến động giá, trên thị trường có 3 dạng biểu đồ phổ biến là: Biểu đồ nến, biểu đồ thanh và biểu đồ dạng đường Line.
1. Biểu đồi nến Nhật (Candlestick chart)
– Dạng biểu đồ cung cấp thông tin 4 loại giá: Giá mở – đóng cửa, giá cao nhất (giá trần) và giá thấp nhất (giá sàn).
– Cách đọc: Cấu tạo gồm thân nến và bóng nến thể hiện biến động giá giao dịch trong phiên. Biến động giữa giá mở và giá đóng biến thiên theo biến độ thể hiện trên cấu trúc thân nến. Khi giá tăng (giá cao), thân nến có màu xanh, giá giảm (giá giảm) thân nến có màu đỏ.
Bóng nến: đường mảnh thể hiện cũng giá cao nhất hoặc thấp nhất trong phiên giao dịch.
Biểu đồ nến là một trong những loại biểu đồ phổ biến nhất, nó ghi nhận sự chuyển động của giá và cảm xúc đằng sau sự chuyển động của giá trên thị trường. Điều này cũng giúp cho nhà đầu tư dự đoán và phân tích hành vi giá, những điểm kháng cự mạnh hoặc điểm hỗ trợ.

2. Biểu đồ hình thanh
– Dạng biểu đồ phổ biến thể hiện 4 loại giá: Giá mở, đóng cửa, cao nhất (giá trần) và thấp nhất (giá sàn).
– Dạng biểu đồ hình thanh thể hiện phạm vi giao dịch giá trong phiên, được cấu tạo đơn giản chỉ bằng một đường thẳng đứng đơn giản. Trong phiên giao dịch, nếu giá tăng thể hiện qua đường thẳng màu xanh, ngược lại nếu giá giảm thì thể hiện qua đường thẳng màu đỏ.
Giá đóng và mở sẽ được thể hiện bởi hai đường ngang 2 bên. Giá mở cửa là đường ngang hướng về trái, giá đóng cửa là đường ngang hướng về phải.
Biểu đồ thanh thường được các nhà đầu tư thuần túy sử dụng, bởi nó thể hiện đơn giản giá và con số, giúp họ dễ dàng tìm được mô hình giá dễ dàng hơn, giúp loại bỏ yếu tố cảm xúc khi giao dịch trên thị trường.
3. Biểu đồ dạng đường Line
– Dạng biểu đồ đường Line chủ yếu cung cấp và thể hiện thông tin giá đóng cửa trong khung thời gian phiên giao dịch diễn ra.
– Biểu đồ có cấu tạo đơn giản chỉ theo 1 đường line đọc theo từ trái sang phải. Vì chỉ cung cấp một thông tin duy nhất là giá đóng nên loại biểu đồ này phù hợp với những nhà đầu tư muốn phân tích dài hạn.
Gợi ý thêm cho bạn ngoài 3 loại biểu đồ phổ biến thường gặp thì còn biểu đồ Heiken Ashi, biểu đồ cơ sở và biểu đồ vùng, có thể tìm hiểu thêm.
Các thông tin cơ bản cần nắm trên bảng điện tử của biểu đồ chứng khoán
Trước khi biết cách phân tích biểu đồ chứng khoán thì nên bắt đầu đọc biểu đồ chứng khoán bằng cách nắm các thông tin cơ bản là việc vô cùng cần thiết.

- Tên mã cổ phiếu, tình hình giá biến động trong phiên
- Thời gian giao dịch trong ngày
- Những loại biểu đồ
- Chỉ số kỹ thuật
- Trung bình giao động hiển thị trên biểu đồ giá, chỉ báo kỹ thuật
- Khung thời gian giao dịch – mã giao dịch
- Giá mở đóng cửa, trần – sàn trong phiên giao dịch
- Thời gian: từ trái sang phải thể hiện thời gian từ quá khứ đến hiện tại
- Khoảng giá và giá ở thời điểm hiện tại: cho thấy các mức giá, đường line đỏ thể hiện là giá cổ phiếu.
- Biểu đồ biến động giao dịch: có thể sử dụng loại biểu đồ với cách hiển thị khác nhau, thường sử dụng biểu đồ nến, mức giá tăng thân nến xanh, mức giá giảm thân nến đỏ thân nến đỏ thể hiện mức giá giảm.
- Khối lượng giao dịch: biến động giá lớn tác động đến lượng cổ phiếu, lượng cổ phiếu giao dịch càng lớn thì khối lượng giao dịch càng cao. Biết về khối lượng giao dịch sẽ giúp cho nhà đầu tư nắm bắt được khối lượng của thị trường.
Cách đọc biểu đồ chứng khoán
Khu vực 1: Công cụ cài đặt chỉ báo

- Mục 1: Mã chứng khoán bạn theo dõi
- Mục 2: Khung thời gian giao dịch, ở vị trí này giúp quan sát biến động đồ thị thời gian, chia ra làm 3 giai đoạn khác nhau:
D: theo ngày
W: theo tuần
M: theo tháng
- Mục 3: Theo dõi diễn biến giá, thường sử dụng: biểu đồ nến (trong ngắn hạn) và biểu đồ đường Line (trong dài hạn)
- Mục 4: Theo dõi song song 2 mã chứng khoán, mã hiện tại với một hoặc nhiều mã khác, chỉ cần nhập mã cần “so sánh” hoặc phần “thêm mã” như hình bên dưới.
Với bên “so sánh”: thể hiện dưới dạng biểu đồ đường (không theo dõi theo ngày)
“Thêm mã”: chỉnh nhiều dạng biểu đồ khác nhau theo mục đích.
- Mục 5: “Chỉ số” phân tích kỹ thuật cơ bản. Nhà đầu tư dễ dàng nắm được sự biến động về giá, khối lượng giao dịch, thời điểm mua và bán, các chỉ số quản trị rủi ro RSI, MACD, MA,…
- Mục 6: Quay lại các chỉ số trước
Khu vực 2: Giá cao nhất, thấp nhất, khối lượng giao dịch
Ở vùng này giúp ta có được cái nhìn chính xác và cụ thể hơn về khối lượng giao dịch, mức giá cao nhất, thấp nhất trong phiên.
O (open): giá mở cửa
C (close): giá đóng cửa
H (high): giá cao nhất
L (low): giá thấp nhất
+0,9: chỉ số dương thể hiện giá đóng cửa tăng 0,9 đồng thời điểm hiện tại ngày T so với ngày trước đó (T-1)
+2,3%: chỉ số dương phần trăm thể hiện giá đóng cửa tăng 2.3 % thời điểm hiện tại ngày T so với ngày trước đó (T-1)
Volume: khối lượng giao dịch (M: million, K-Kilo: đơn vị nghìn)
Hose: sàn giao dịch mã chứng khoán
Khu vực 3: Biến động giá hiển thị qua biểu đồ nến
Màu xanh nến: giá cao hơn giá mở cửa, mùa đỏ nến: giá thấp hơn giá mở cửa. Nến càng dài biến động càng lớn giữa giá mở và giá đóng.
Giá cao nhất được thể hiện qua đường dọc phía trên, giá thấp nhất được thể hiện đường dọc phía dưới.
Khu vực 4: Về khối lượng giao dịch
Khối lượng giao dịch tính theo từng thời điểm như ngày, tuần hoặc tháng. Khối lượng giao dịch lớn sẽ có tác động đến việc tăng hoặc giảm giá. Thanh màu xanh đại diện cho giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa là màu xanh, ngược lại giá đóng thấp hơn giá mở cửa thì thể hiện là màu đỏ.
Khu vực 5: Công cụ vẽ
Sự kết hợp các nhóm công cụ vẽ sẽ giúp các nhà đầu tư phân tích hiệu quả hơn.
Nhóm công cụ vẽ mô hình (điển hình: mô hình hộp Gann vuông, cố đ
ịnh, Pitchfork,…): giúp nhà đầu tư nhận diễn được các ngưỡng kháng cự hỗ trợ mua bán vào thời điểm thích hợp.
Đọc biểu đồ chứng khoán cần nắm những thuật ngữ sau:
Khung dài hạn: 1Y, 1M, 1W
Khung trung hạn: 1D, 4H, 1H
Khung ngắn hạn: 5m, 15m, 30m

2. Giá cao nhất và giá thấp nhất
Từ lúc mở phiên, trong thời gian giao dịch sẽ ghi nhận mức giá của cổ phiếu sẽ hiển thị trên biểu đồ, đó có thể là giá cao nhất (H), giá thấp nhất (L). Tuy nhiên mức giá cao nhất hoặc giá thấp nhất có thể không phải là mức giá tại thời điểm đóng mở.
– Giá mở cửa: ghi nhận mức giá ở thời điểm bắt đầu giao dịch, tương ứng mỗi khung là 5m, 30m, 1h, 4h, 1D, ghi nhận nhiều mức giá mở cửa khác nhau
– Giá đóng cửa: ở thời điểm đóng cửa khung giao dịch bao gồm khung 5m, 30m, 1h, 4h, 1D tương ứng cũng sẽ có nhiều mức giá đóng khác nhau.
3. Chỉ số ròng
Thông số thể hiện dưới dạng phần trăm, cho thấy sự thay đổi giá trị cổ phiếu so với giá đóng những ngày trước đó. Giá cổ phiếu tăng trong ngày thể hiện tỷ lệ phần trăm dương. Ngược lại giá cổ phiếu giảm trong ngày thể hiện tỷ lệ phần trăm âm.
Biểu đồ chứng khoán ghi nhận sự nhảy múa của giá mua bán mỗi thời khắc trong một phiên giao dịch. Nếu bạn thực sự thích thú việc phân tích biểu đồ, thì hãy bắt đầu từ bài viết này, Kinh tế đầu tư đã truyền tải cho bạn thông tin giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tiếp cận, đọc hiểu và cách phân tích biểu đồ chứng khoán thông qua các thông tin cơ bản và các chỉ báo.