Ẩm thực là một nét văn hóa rất đặc sắc của người Việt Nam. Vì thế, mâm cỗ ngày Tết rất được chú trọng, chúng có thể lớn hay nhỏ tùy từng gia đình và từng vùng miền. Tuy nhiên, sẽ có những món ăn hầu như không thể thiếu. Dưới đây là các món ăn ngon ngày Tết mang đậm nét cổ truyền, bản sắc ở nước ta mà bạn có thể dễ dàng làm được.
Các món ăn ngon ngày Tết miền Nam
Nam Bộ là vùng đất hình thành do sự du nhập và pha trộn. Trải qua nhiều năm, bên cạnh những tập tục quen thuộc; thì người dân nơi đây cũng có những nét ẩm thực riêng. Điều đó được thể hiện qua các món ăn ngon ngày Tết không thể thiếu của người dân Nam Bộ.
Các món ăn ngon ngày Tết: Thịt kho tàu
Nếu miền Bắc có món thịt đông thì miền Nam lại có món thịt kho tàu. Thịt kho tàu hay còn gọi là thịt kho hột vịt, thịt kho nước dừa; là món ăn truyền thống số 1 của người dân Nam Bộ. Vào những ngày giáp Tết, người dân thường chuẩn bị một nồi to thịt kho hột vịt. Không riêng gì ngày lễ Tết, đây cũng là món ăn hằng ngày trong bữa ăn của mỗi gia đình. Thịt kho tàu đậm vị nước dừa, thường được ăn kèm với dưa giá để tránh độ ngấy của thịt. Đây là món ăn thân quen, gắn bó với các thành viên trong gia đình; khiến mọi người dễ dàng cảm nhận không khí hòa thuận, sum vầy.
Hột vịt sẽ không cắt ra mà để nguyên cả quả; ngụ ý một năm mới đầy đủ trọn vẹn cho gia chủ. Thịt kho tàu sẽ được nấu để lưu trữ dài ngày vào dịp Tết; cũng trở thành một món ngon ngày Tết đãi khách. Có lẽ vị mặn, vị ngọt, vị bùi béo của thịt kho tàu kết hợp với vị chua của dưa cải đã tạo nên một hương vị quyến rũ riêng của ngày Tết.
>>> XEM THÊM: Ý nghĩa Tết Nguyên Đán, Tết Cổ Truyền và các phong tục của người Việt Nam
Khổ qua hầm
Món khổ qua hầm hay còn gọi là khổ qua nhồi thịt luôn được ưa chuộng trong mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Món ăn mang ý nghĩa cho cái “khổ” sẽ đi qua. Cũng là món ăn giải nhiệt cho cơ thể trong những ngày miền Nam bắt đầu nắng nóng hơn. Trái khổ qua mang nghĩa là niềm hy vọng về mọi khó khăn, vất vả sẽ qua đi; đón một năm mới luôn suôn sẻ và may mắn. Món ăn thật dân dã nhưng chứa đựng tình người, sự sẻ chia và mong ước tốt đẹp cho tương lai. Bên cạnh đó, ăn canh khổ qua ngày Tết còn giúp tiêu hoá thức ăn dễ dàng, tránh đầy bụng, khó tiêu.
Các món ăn ngon ngày Tết: Xôi vò
Xôi vò là món ăn mang vị ngọt thơm nhẹ nhàng, khi ăn rất dẻo và ngậy. Món ăn này có cách thực hiện vô cùng đơn giản; mang hương vị truyền thống nên thường xuất hiện trong ngày Tết của người miền Nam. Nói đến các món ăn ngon ngày Tết; thì không thể không nhắc đến món xôi vò trứ danh. Đặc trưng nổi bật của món xôi này chính là những hạt xôi rời rạc không bị dính vào nhau. Nhưng nó vẫn giữ được độ dẻo của nếp, thêm vị bùi của đậu xanh, cùng mùi thơm và cái béo quyến rũ của nước cốt dừa.
Trong bữa cơm gia tiên, đĩa xôi vò vàng óng luôn được đặt trang trọng trong mâm cỗ. Điều này thể hiện lòng hiếu nghĩa của con cháu với tổ tiên. Họ mong ước khi năm cũ qua đi sẽ có thể chào đón năm mới an lành hơn, may mắn hơn.
Cách gói bánh chưng ngày Tết đẹp và nhanh
Trong các món ăn ngon ngày Tết thì bánh chưng là món ăn không thể nào thiếu nhất; vì thiếu bánh chưng đồng nghĩa sẽ thiếu luôn hương vị của ngày Tết. Ở phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách gói bánh chưng đơn giản nhé!
Cách 1: Gói bánh chưng vo bằng tay
Bước 1: Xếp 2 lá vuông góc với nhau, mặt phải úp xuống dưới; đặt tiếp 2 lá khác vuông góc lên trên nhưng mặt phải lại ngửa lên.
Bước 2: Cho một bát gạo vào giữa phần lá mới xếp.
Bước 3: Đặt phần đậu xanh đã vo từ trước vào, sau đó đặt 1-2 miếng thịt ba chỉ đã được tẩm ướp lên. Tiếp tục cho 1 lớp đậu và cuối cùng là một bát gạo nếp phủ lên đắp kín phần đậu và thịt.
Bước 4: Lần lượt gấp lá dong bên phải và trái trước. Lúc gấp phải chắc tay, giấu các mép thừa của lá vào bên trong hoặc dùng kéo cắt đi.
Bước 5: Bóp lá dong của phần trên vào bên trong, rồi gập lại trong khi ngón cái giữ cố định phần lá đã gấp lúc trước.
Bước 6: Sau khi chiếc bánh hình thành, dùng 4 chiếc dây lạt để buộc bánh. Bạn cũng có thể đặt 4 chiếc lạt ở dưới lá dong ngay từ bước đầu tiên; để tránh bánh bị xô lệch khi buộc. Sau cùng, dùng hai tay ấn nhẹ xuống để bánh được chặt hơn.
Cách 2: Gói bánh chưng bằng khuôn
Bước 1: Xếp 4 lá dong giống như cách 1, 2 lá dưới úp mặt phải xuống, 2 lá trên ngửa mặt phải lên; úp ngược khuôn trong lên chính giữa lá.
Bước 2: Dùng lá dong gói chiếc khuôn lại như cách 1.
Bước 3: Khi lá dong đã được gấp thành một hình vuông, dùng khuôn ngoài đặt xung quanh khuôn trong rồi mở lá và nhấc khuôn trong ra.
Bước 4: Cho nguyên liệu lần lượt vào phần khuôn lá đã định hình. Đầu tiên là dàn đều 1 bát gạo nếp khắp khuôn, rồi đến đậu xanh, thịt đã ướp. Tiếp tục một lượt đậu, một lượt gạo rồi gói lá lại thật gọn và kín theo các nếp gấp sẵn có.
Bước 5: Sau khi gói xong, dùng một tay giữ phần lá để cố định và nhẹ nhàng lấy khuôn bánh ra. Sau đó dùng 4 chiếc lạt buộc chặt, phần lạt thừa phải cuốn vào các lớp lạt để chiếc bánh được hoàn hảo nhất.
Cách làm dưa muối ngày Tết cực ngon
Dưa kiệu, cải muối và củ cải muối là những món ăn chua điển hình và thường thấy nhất trong các món ăn ngon ngày Tết. Nhà nhà cứ gần Tết sẽ mua kiệu, cải bẹ hay củ cải trắng về ngâm chua để dành dùng dần.
Với món kiệu giòn giòn, chua cay đặc trưng, có thể cuốn với bánh tráng hoặc ăn kèm với bánh tét. Nguyên liệu dùng cho 4 người sẽ gồm: 500g củ kiệu, 2 củ cà rốt, 100g ớt, vôi bột, phèn chua và đường trắng. Tiếp theo, món cải bẹ muối chua thì đã rất phổ biến rồi. Giá cải vào cuối năm cũng rẻ nên rất được ưa chuộng, ăn cùng bánh tráng và thịt. Nguyên liệu đơn giản cho 2 người gồm: 350g cải bẹ, muối và tiêu. Cuối cùng là củ cải muối, đây là món ăn truyền thống có thể muối khô cho vị mặn hoặc đem muối chua đều ngon. Nguyên liệu cho 4 người gồm: 800g củ cải trắng, 200g cà rốt, nước mắm và đường trắng.
Lời kết
Ngày nay, do sự giao thoa về văn hóa nên mâm cỗ Tết mỗi miền đều có thêm sự góp mặt của các món ăn miền khác. Vì vậy, các món ăn ngon ngày Tết ngày càng trở nên phong phú, đa dạng và ngon miệng hơn. Trong sâu thẳm tiềm thức của mỗi người con đất Việt, mâm cơm ngày Tết luôn gắn kết tình thân, mang ý nghĩa thiêng liêng. Chúc bạn đọc sắp tới sẽ đón một năm mới hạnh phúc và bình an bên những người thân yêu nhất.
>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Ý nghĩa của Tết Nguyên đán – tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam
Tết Hà Nội và miền Bắc ngày xưa và nay có gì khác
Nét đẹp truyền thống văn hóa tết của người Việt Nam