Theo nhận định của các chuyên gia trong ngành, bất động sản khu Đông TP.HCM sẽ là khu vực dẫn dắt thị trường bởi lợi thế về sự đột phá trong quy hoạch và phát triển hạ tầng, dịch vụ thời gian gần đây. Theo đó, hàng loạt các dự án hứa hẹn sẽ “khuấy động” thị trường địa ốc thời gian tới với các giá trị tiềm năng sẵn có.
Bất động sản khu đông phát triển mạnh mẽ với hàng loạt các dự án mới
Thời gian qua, chính sách phát triển hạ tầng của TP.HCM tập trung chủ yếu vào bất động sản khu Đông và Nam thành phố với hàng loạt các dự án hạ tầng đã và đang được triển khai, đầu tư mạnh mẽ.
Các dự án “bộ mặt”
Đầu tiên phải kể đến các công trình giao thông lớn được đầu tư bài bản đưa vào sử dụng như: Hầm Thủ Thiêm, Cao tốc Long Thành – Dầu Giây, Cầu Sài Gòn 2, đại lộ Phạm Văn Đồng, các tuyến đường vành đai…đang tạo nên sức hút lớn cho các nhà đầu tư cũng như khách hàng có nhu cầu an cư. Đặc biệt, tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên đang xây dựng dự đoán sẽ làm “thay da, đổi thịt” bộ mặt khu vực này, kéo theo đó là hàng loạt các công trình BĐS mọc lên nhằm hưởng lợi thế rõ nét từ hạ tầng và dịch vụ sầm uất của khu vực.
Thành phố trong thành phố
Căn cứ các quy định pháp luật và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng đồng ý thực hiện chủ trương thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM.
Theo kế hoạch, TP.HCM đang xây dựng đề án thành lập thành phố phía đông trên cơ sở sáp nhập quận 2, 9 và Thủ Đức để hình thành khu đô thị sáng tạo tương tác cao. Dự kiến sau khi được thành lập, thành phố phía đông của TP.HCM sẽ có quy mô khoảng 1,1 triệu dân, được bố trí trên tổng diện tích tự nhiên hơn 211 km2.
>>> Xem thêm: Bất động sản phía Đông thu hút đầu tư nhờ hạ tầng phát triển vượt bậc
Những hạt nhân chính của bất động sản khu Đông
Trong năm 2019, TP.HCM đã tổ chức cuộc thi quốc tế “Ý tưởng quy hoạch phát triển khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía đông TP.HCM”. Theo phương án của đơn vị giành giải nhất tại cuộc thi này thì thành phố phía đông sẽ bao gồm sáu hạt nhân chính:
Thứ nhất là Khu công nghệ cao (SHTP) với định hướng trở thành trung tâm sản xuất tự động hóa, ngôi nhà của nền công nghiệp thế kỷ 21 tại Việt Nam.
Thứ hai là ĐH Quốc gia TP.HCM, nơi cung cấp quần thể giáo dục – đào tạo cùng một trung tâm khởi nghiệp sáng tạo, thu hẹp khoảng cách giữa nghiên cứu và ứng dụng.
Thứ ba là khu tài chính Thủ Thiêm với tầm nhìn trở thành trung tâm công nghệ tài chính của khu vực.
Thứ tư là Rạch Chiếc – trung tâm thể thao và sức khỏe của Đông Nam Á.
Thứ năm là Tam Đa – trung tâm công nghệ sinh thái và khu đô thị có khả năng chống chịu cao.
Thứ sáu là khu Trường Thọ – nơi định hình như một đô thị tương lai, áp dụng những ý tưởng độc đáo và có tính cách mạng nhất về công nghệ.
Đón lõng xu thế
Bất động sản khu Đông được gì?
Trong số các khu vực hiện nay của TP.HCM, bất động sản khu đông là nơi có thị trường sôi động nhất trong những năm gần đây. Nền tảng của sự phát triển này gồm nhiều yếu tố:
Thứ nhất, khu Đông là nơi có hệ thống hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ. Hiện nay có thể kể đến một số dự án hạ tầng trọng điểm của thành phố tại khu vực này như hầm Thủ Thiêm, đại lộ Mai Chí Thọ, cao tốc TP.HCM – Long Thành, xa lộ Hà Nội mở rộng, tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên, dự án bến xe Miền Đông mới…
Thứ hai, đây là vị trí cửa ngõ TP.HCM tiếp giáp với những đô thị vệ tinh năng động như Biên Hoà hay Dĩ An, Thuận An (Bình Dương).
Thứ ba, với thế mạnh về vị trí và cơ sở hạ tầng, bất động sản khu Đông đang tập trung nhiều chủ đầu tư với những đô thị đã và đang được triển khai với số lượng vượt trội so với các khu vực khác.
Càng nhiều cơ hội để đón đầu xu hướng dịch chuyển
Hiện nay, đại dịch Covid-19 dù đã ảnh hưởng không nhỏ đối với kinh tế, nhưng cũng mang lại cơ hội cho Việt Nam, quốc gia được đánh giá chống dịch tốt nhất thế giới.
Hiện nhiều nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản đang có xu hướng giảm dần sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Việt Nam được xem là nước có nhiều cơ hội để đón đầu xu hướng dịch chuyển này. Đây cũng là yếu tố lạc quan cho triển vọng phục hồi kinh tế nói chung và nhu cầu nhà ở nói riêng.
Mặt khác, động thái giảm một loạt lãi suất điều hành của ngân hàng Nhà nước mới đây sẽ tác động tích cực đến thị trường. Lãi suất tiết kiệm ngắn hạn tối đa xuống chỉ còn 4,75%/năm, sẽ kích thích việc rút tiền gửi để mua bất động sản.
Những gì đang diễn ra cho thấy một viễn cảnh phát triển mạnh mẽ của khu Đông, trong đó yếu tố cửa ngõ, kết nối liên vùng đã tạo cho khu vực này một vị thế đặc biệt. Theo các chuyên gia, nếu bất động sản khu Đông phát triển thành Thành phố, nhu cầu về nhà ở sẽ còn tăng mạnh, nhu cầu cho thuê cũng sẽ tăng đột biến do quy tụ lượng chuyên gia lớn.
Dù nhận định có nhiều cơ hội, song cũng lưu ý, thời điểm này không dành cho đầu tư ngắn hạn, lướt sóng. Nhà đầu tư cần xác định đây là khoản đầu tư tương đối dài hạn, từ 2 – 3 năm, chứ không thể rút khỏi thị trường trong ngắn hạn như trước đây. Với nhà đầu tư có vốn mỏng không nên mạo hiểm trong lúc này. Nếu dùng đòn bẩy tài chính thì cũng không nên quá 50% so với số vốn tự có.