Khái niệm dư nợ giảm dần có thể sẽ là khái niệm ít được nhắc đến trên thị trường tài chính – ngân hàng. Trên thực tế, đây là khái niệm thường được chúng ta nhắc tới khi tham gia hoạt động vay tiền tại các công ty tài chính. Do không mấy phổ biến nên kéo theo việc hiểu rõ bảng tính dư nợ giảm dần cũng trở nên khó khăn. Tuy nhiên, việc nắm rõ bản chất về bảng tính dư nợ giảm dần là vô cùng cần thiết khi bạn tham gia vay vốn tiêu dùng, cùng Kinh Tế Đầu Tư tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Khái niệm dư nợ giảm dần

Khi bạn bắt đầu tham gia hoạt động vay vốn tiêu dùng tại ngân hàng hay các tổ chức tín dụng, hoặc bạn đang mua một món đồ cần phải trả góp, sẽ xuất hiện 2 cách tính lãi suất cho khoản nợ của bạn, đó là trả lãi suất dựa trên dư nợ gốc và trả lãi suất dựa trên dư nợ giảm dần.
Vậy dư nợ giảm dần được hiểu như thế nào? Dư nợ giảm dần được hiểu nôm na là chỉ số dư nợ của bạn khi tham gia hoạt động vay vốn/trả góp sẽ được giảm dần theo thời gian. Và điều này sẽ bắt đầu xảy ra sau khi bạn bạn hoàn tất chi trả một phần của số tiền gốc ban đầu.
Nói các khác, số tiền thanh toán mỗi kỳ của bạn sẽ bao gồm cả tiền gốc ban đầu và tiền lãi phát sinh. Sau khi bạn hoàn thành thanh toán khoản nợ gốc, tổng số tiền mà bạn nợ ban đầu sẽ tự động được xóa đi. Phần lãi suất mà bạn phải trả sẽ được tính dựa trên phần dư nợ còn lại của bạn, nếu vậy số tiền mà bạn phải trả sẽ có sự chênh lệch so với phương thức thanh toán dựa theo dư nợ gốc truyền thống.
Ví dụ anh A lựa chọn cách thức vay ngân hàng số tiền 50.000.000 đồng và lựa chọn trả góp theo tháng dưới hình thức trả lãi theo dư nợ giảm dần, với thời hạn là 12 tháng. Tháng đầu tiên, tiền lãi của anh sẽ được tính theo số tiền gốc ban đầu là 50.000.000 đồng.
Nhưng qua tháng thứ hai, anh A trả bớt 5.000.000 của số nợ gốc đi, thì tháng thứ hai này tiền lãi chỉ tính dựa trên 45.000.000 số tiền gốc mà bạn đã thanh toán một phần. Cách tính này sẽ áp dụng tiếp cho các tháng sau.
Thông thường, cách trả lãi theo bảng tính dư nợ giảm dần sẽ được áp dụng các trường hợp khách hàng vay một khoản tiền nhỏ để mua nhà, mua xe hay các khoản chi tiêu thông dụng khác, hoặc để đầu tư các dự án không có quy mô quá lớn. Ngoài ra, một số các tổ chức cho vay tín dụng online cũng có áp dụng hình thức tính lãi theo bảng tính dư nợ giảm dần này.
Nhưng về cơ bản, tính lãi suất theo nợ gốc như cách truyền thống thông thường và tính lãi suất theo bảng tính dư nợ giảm dần không có khác biệt quá lớn về số tiền nợ bạn phải trả. Tức là, cho dùng ở hình thức nào thì số tiền gốc lẫn lãi bạn phải trả về cho cơ sở cho vay không thay đổi.
So sánh dư nợ giảm dần và dư nợ ban đầu

Tuy hai khác niệm dư nợ giảm dần và dư nợ ban đầu (dư nợ gốc) đều xuất hiện với tần suất tương tự nhau và tồn tại hoạt động song song với nhau, nhưng vẫn còn rất nhiều người không phân biệt hai khái niệm này một cách rõ ràng.
Đây là hai khái niệm hoàn toàn tách biệt và được áp dụng các công thức tính độc lập rõ ràng. Sau đây chúng tôi sẽ lập ra bảng so sánh cụ thể sự khác nhau của lãi suất được tính theo dư nợ ban đầu (dư nợ gốc) và lãi suất được tính theo bảng tính dư nợ giảm dần để quý khách hàng có thể nắm rõ được thông tin
Dư nợ ban đầu (Dư nợ gốc) | Dư nợ giảm dần |
Khách hàng sẽ chi trả số tiền gốc và lãi cố định hằng tháng trong suốt thời hạn vay. | Khách hàng sẽ chi trả số tiền vay và lãi suất được tính tại một mốc thời gian, sau đó cách thức tính lãi sẽ được thay đổi trong suốt kỳ hạn vay của khách hàng. |
Lãi suất này không có sự thay đổi theo thời gian trong suốt thời hạn vay của khách hàng.
Mức lãi suất mà khách hàng phải trả mỗi tháng là cố định, được tính dựa trên đúng số tiền khách hàng yêu cầu vay, cho đến khi tất toán xong. |
Lãi suất có thay đổi theo từng mốc thời gian trong suốt quá trình vay của khách hàng.
Mức lãi suất là khách hàng phải trả mỗi tháng là không cố định, được tính dựa trên số tiền gốc tại thời điểm cụ thể. Khi khách hàng tiến hành chi trả một phần của số tiền dư nợ ban đầu, phần dư nợ gốc sẽ thay đổi (lúc này số dư nợ ban đầu sẽ được khấu hao đi), kéo theo đó là lãi suất được tính bằng bảng tính dư nợ giảm dần cũng sẽ thay đổi, vì lãi suất này được tính dựa trên phần dư nợ tại thời điểm đó cộng với phần trăm lãi suất vay. |
Về nguyên tắc, số tiền bạn phải trả không có chênh lệch quá nhiều dựa trên 2 cách tính này. Nhưng, nếu chọn áp dụng các tính lãi suất theo bảng tính dư nợ giảm dần bạn sẽ có lợi phần nào vì lãi suất có thể giảm xuống theo số tiền gốc mà bạn đã thanh toán một phần.
Lãi suất tính theo bảng tính dư nợ giảm dần không cố định nên nếu bạn có khả năng chi trả số dư nợ gốc sớm thì số tiền lãi mà bạn phải chịu sẽ càng ít đi, có lợi hơn cho bạn trong việc xoay sở thời gian thanh toán khoản vay của ngân hàng.
Tính tiền lãi hàng tháng với công thức đơn giản

Nếu còn mơ hồ về cách thức tính dư nợ, sau đây chúng tôi sẽ giải thích rõ hơn về cách tính, cũng như công thức đơn giản tính tiền lãi hàng tháng theo bảng tính dư nợ giảm dần. Bảng tính dư nợ giảm dần thường được áp dụng cho hình thức cho trả góp, rất phù hợp cho những ai có nhu cầu mua nhà, xe trả góp. Bởi vì, theo thời gian, tiền gốc sẽ giảm dần do số dư nợ gốc đã được trả trước một phần.
Cách để hiểu bảng tính dư nợ giảm dần cũng rất đơn giản. Để xác định chính xác mức lãi suất được tính theo cách này, bạn phải nắm rõ biến đổi chuyển động của số tiền mượn nợ ban đầu của bạn, thời hạn khoản vay và mức lãi suất mà ngân hàng áp dụng cho khoản vay của bạn.
Công thức tính tiền lãi hàng tháng theo bảng tính dư nợ giảm dần như sau:
- Tổng số tiền lãi cần thanh toán trong tháng đầu tiên = Tiền vay ban đầu x Lãi suất cố định hàng tháng.
- Tổng số tiền lãi cần thanh toán trong các tháng còn lại = Tiền vay gốc còn lại x Lãi suất vay cố định.
- Tiền gốc cần phải trả mỗi tháng = Tiền vay ban đầu/kỳ hạn vay (số tháng)
- Tổng toàn bộ số tiền bạn phải trả hàng tháng = Tiền vay ban đầu/thời gian vay (số tháng) + Tiền vay ban đầu x Lãi suất cố định.
Như vậy, với bảng tính dư nợ giảm dần theo công thức này, bạn sẽ phải thanh toán nhiều nhất vào tháng đầu tiên, mức lãi suất áp dụng cho tháng đầu tiên cũng cao nhất. Sau đó, ở các tháng tiếp theo, số tiền gốc và lãi suất đều sẽ được giảm dần cho từng tháng đến khi đáo hạn thanh toán vay.
Ví dụ: Bạn vay 500.000.000 đồng tại ngân hàng Techcombank, lãi suất 10%/ tháng, thời hạn vay là 10 tháng. Áp dụng công thức tính được đưa ra bên trên, cụ thể các khoản bạn phải trả theo từng tháng là:
Tổng số tiền lãi cần thanh toán trong tháng đầu tiên = 500.000.000 x 10% = 50.000.000
Tháng thứ hai:
- Giả sử bạn đã thanh toán 1 phần của số tiền vay ban đầu là 50.000.000
- Số tiền nợ ngân hàng còn lại: 500.000.000 – 50.000.000 = 450.000.000
- Tổng số tiền lãi cần thanh toán trong tháng thứ hai = 450.000.000 x 10% = 45.000.000
Tháng thứ ba:
- Tiếp tục giả sử bạn thanh toán 1 phần nữa của số tiền gốc là 50.000.000
- Số tiền nợ ngân hàng còn lại: 450.000.000 – 50.000.000 = 400.000.000
- Tổng số tiền lãi cần thanh toán trong tháng thứ ba = 400.000.000 x 10% = 40.000.000
Số tiền cần thanh toán cho các tháng sau cũng sẽ có cách tính tương tự như vậy, cho đến khi bạn hoàn toàn bạn giải quyết xong số nợ bạn đã mượn ngân hàng. Đó là công thức của bảng tính dư nợ giảm dần chính xác nhất tính đến thời điểm hiện tại.
Nếu quý khách hàng có ý định sẽ lựa chọn hình thức này để áp dụng tính lãi suất cho khoản vay của mình, quý khách hàng có thể sử dụng công thức trên để tính khái quát số tiền mình cần phải trả mỗi tháng, để có thể đưa ra một chính sách tiêu dùng hợp lý nhằm đảm bảo xoay sở trả nợ đúng hạn quy định của ngân hàng, tránh để xảy ra các trường hợp đáng tiếc khác.
6 Bước tính dư nợ giảm dần đơn giản nhất

Tuy nhiên, bên trên chỉ là cách tính thủ công truyền thống, tuy sẽ rất chắc chắn trong từng bước tính tránh gặp sai sót nhưng lại mất khá nhiều thời gian để tính ra được sổ tiền phải trả mỗi tháng trong 12 tháng.
Vì thế, còn có một cách tính khác ứng dụng công cụ tin học văn phòng giúp bạn giải quyết việc tính toán trên một cách đơn giản và nhẹ nhàng. Cách tính này không những vô càng thuận tiện, không hề mất công đau đầu bấm máy mà còn tiết kiệm tối đa thời gian của bạn, đó là việc tận dụng bảng tính excel và các hàm tính toán của nó.
Cách sử dụng bảng tính excel để thực hiện bảng tính dư nợ giảm dần sẽ được hướng dẫn qua 6 bước được liệt kê chi tiết ngay bên dưới đây, quý khách hàng cùng bạn đọc nên đọc từng bước kỹ lưỡng để tránh xảy ra lỗi trong quá trình tính toán, ảnh hưởng đến kế hoạch dự trù của các bạn.
Đối với hình thức tính toán này, bạn sẽ sử dụng chủ yếu 3 hàm tính toán của excel là: hàm PMT (dùng để tính số tiền phải thanh toán mỗi tháng của khoản nợ), hàm PPMT (dùng để tính số tiền gốc ban đầu phải thanh toán mỗi tháng), hàm IPMT (dùng để tính khoản tiền lãi phải thanh toán mỗi tháng dựa trên số dư nợ).
Cách tính được thể hiện như sau:
Bước 1: Bạn cần cung cấp những số liệu cần thiết của bảng tính dư nợ giảm dần để điền vào bảng tính của excel.
- Bạn nên điền các giá trị vào từng ô theo thứ tự từng trên xuống, nội dung lần lượt là lãi suất áp dụng (AIR), thời hạn vay (Y), thanh toán mỗi năm (PPY), giá trị số tiền mà bạn đã yêu cầu vay ngân hàng (A).
- Công thức tính tổng tiền bạn phải thanh toán hàng tháng: =PMT(Lãi suất (AIR)/thanh toán mỗi năm (PPY),thời hạn vay (Y)*thanh toán mỗi năm (PPY),giá trị số tiền mà bạn đã yêu cầu vay ngân hàng (A))
- Một lưu ý cho bạn khi thực hiện ở bước này là bạn nên sử dụng phần mềm excel offline truyền thống chứ đừng nên sử dụng ứng dụng “Sheets” online của Google. Và nên nhớ là hãy sử dụng giá trị tuyệt đối bằng cách nhấn F4 vào các khung đặt giá trị
Bước 2: Sử dụng hàm PPMT (hàm tính số tiền gốc mà bạn phải thanh toán một phần mỗi tháng). Hàm này sẽ hỗ trợ cho bạn biết chính xác khoản tiền gốc mà bạn phải thanh toán trong tổng số tiền nợ mỗi tháng là bao nhiêu.
- Công thức được áp dụng để tính là =PPMT(Lãi suất (AIR)/thanh toán mỗi năm (PPY),(ô thể hiện số tiền phải trả trong tháng đầu tiên),thời hạn vay (Y)*thanh toán mỗi năm (PPY),giá trị số tiền mà bạn đã yêu cầu vay ngân hàng (A))
Bước 3: Bạn sẽ phải sử dụng hàm tính khoản tiền lãi phải thanh toán mỗi tháng (hàm IPMT) để tính số tiền lãi mà bạn phải chi trả.
- Nội dung này được tính theo công thức như sau: =IPMT(Lãi suất (AIR)/thanh toán mỗi năm (PPY),(ô thể hiện số tiền phải trả trong tháng đầu tiên),thời hạn vay (Y)*thanh toán mỗi năm (PPY),giá trị số tiền mà bạn đã yêu cầu vay ngân hàng (A))
Bước 4: Sau khoản nợ thanh toán trong tháng đầu tiên, bạn sẽ tính được bảng tính dư nợ giảm dần bằng cách tính tổng của số tiền gốc bạn vay ngân hàng (A) và số tiền gốc phải trả (P).
Bước 5: Sau đó bạn chọn dữ liệu có ô có thể hiện giá trị và công thức tính tại các bước 1,2,3 và kéo thẳng xuống 1 dòng, bạn sẽ có thể thấy ngay số tiền bạn cần phải thanh toán cho tháng thứ hai. Đối với các công thức có xuất hiện số dư, bạn cần phải điều chỉnh lại.
Bước 6: Nếu đã kiểm tra lại thông tin và nó khớp với số tiền bạn đã tính theo cách truyền thống, việc bạn cần làm bây giờ là kéo các giá trị cần thẳng xuống tới đúng số tháng mà bạn dự định muốn vay ngân hàng.
Qua cách tính bảng tính dư nợ giảm dần này bằng phần mềm excel, bạn sẽ biết được chính xác số tiền cần phải chi trả và lãi suất tính theo bảng tính dư nợ giảm dần. Theo đó, có thể thấy nếu bạn có khả năng xoay sở trả phần càng lớn của số tiền gốc ban đầu, thì số tiền lãi mỗi tháng của bạn sẽ được giảm đáng kể vào các tháng sau.
Thông qua ví dụ và cách thức tính trên phần mềm excel, bạn đã phần nào hiểu được phương thức hoạt động của bảng tính dư nợ giảm dần như thế nào.
Ngoài ra, nếu tổ chức tài chính mà bạn lựa chọn cũng có gói vay áp dụng lãi suất cho ngày thì bạn cũng đừng hoang mang và lo lắng, vì cách tính bảng tính dư nợ giảm dần theo ngày cũng không có sự khác biệt quá lớn so với bảng tính dư nợ giảm dần theo tháng. Bạn có thể xem qua ví dụ giả định dưới đây để có thể nắm rõ hơn cách tính
Bạn B có nhu cầu vay vốn ngân hàng 10.000.000 đồng, thời hạn vay là 10 ngày. Lãi suất ngân hàng áp dụng cho gói vay của bạn B thời điểm đó là 10%/ năm. Như vậy, công thức tính lãi suất theo bảng tính dư nợ giảm dần sẽ được thể hiện như sau:
- Tổng tiền lãi suất = tổng tiền vay x lãi suất / 365 ngày x số ngày của thời hạn vay.
- Áp dụng vào ví dụ trên, số tiền lãi suất mà ta phải trả sẽ là:
Tiền lãi suất = 10.000.000 x 10% / 365 x 10 = 27.397 đồng
Lưu ý khi vay tiền theo dư nợ giảm dần

Tuy thuận tiện và mang lại được ích lợi cao, nhưng bạn cũng nên có hiểu biết và thật cẩn thận khi áp dụng hình thức trả lãi suất theo bảng tính dư nợ giảm dần, vì nếu không có sự tính toán và chuẩn bị cẩn thận, bạn sẽ dễ gặp phải những trục trặc nho nhỏ khác làm ảnh hưởng đến nguồn kinh tế chính của mình.
Vì lẽ đó cho nên, chúng tôi đã liệt kê ra một số các lưu ý cơ bản khi vay tiền theo dư nợ giảm dần, các bạn nên theo dõi và ghi nhớ để tránh gặp phải các rủi ro đáng tiếc:
- Đối với hình thức vay tiêu dùng theo bảng tính dư nợ giảm dần sẽ thuận tiện hơn khi vay vì nợ gốc chuyển đổi thấp dần qua các kỳ thanh toán. Do đó, tiền lãi cũng giảm từ từ theo mỗi tháng, mỗi kỳ khách hàng sẽ trả nợ các khoản tiền khác nhau nhưng chắc chắn sẽ thấp hơn. Có lợi cho việc xoay vòng vốn chi tiêu của khách hàng.
- Đối với sự lựa chọn trả lãi suất theo bảng tính dư nợ giảm dần, lãi suất vay sẽ biến đổi tùy thuộc vào thời từng thời điểm mà khoản vay được thanh toán. Do đó, bạn sẽ có hơi bất lợi trong quá trình lập kế hoạch tài chính tiêu dùng vì lãi suất không cố định, mà liên tục thay đổi theo thời gian. Có thể khiến việc dự trù chi tiêu của bạn không chính xác.
- Bạn nên có sự tính toán chuẩn xác và kỹ lưỡng mỗi khi có bất cứ quyết định vay tiêu dùng nào dưới bất kỳ hình thức nào, vì nếu lỡ chẳng may bạn gặp trục trặc tài khiến việc chi trả bị gián đoạn có thể dẫn đến những hậu quá bất lợi khác, đặc biệt là có thể sẽ phải chi trả thêm một khoản phí phạt lớn phát sinh mà bản thân không thể lường trước được.
Và đó là những thông tin mà bạn cần biết về bảng tính dư nợ giảm dần. Kinh Tế Đầu Tư mong ràng các thông tin này phần nào giúp bạn hiểu rõ được như thế nào là tính lãi suất theo bảng tính dư nợ giảm dần, cũng như phân biệt được đặc điểm của nó so với cách tính lãi suất thông thường. Nhằm có thể lựa chọn riêng cho mình phương thức áp dụng phù hợp mỗi khi vay nợ ngân hàng và các tổ chức tài chính khác.