Chứng Khoán
Đầu Tư
Sự kiện
Tài Chính Cá Nhân
Tiết Kiệm & Chi Tiêu
Gói đầu tư
500 Triệu đầu tư gì?
200 Triệu đầu tư gì?
100 Triệu đầu tư gì?
50 Triệu đầu tư gì?
Liên Hệ
Home Đầu Tư

[Có thể bạn chưa biết] 7 Cấp độ đầu tư tài chính của Robert T.Kiyosaki

7 Cấp độ đầu tư tài chính của Robert T.Kiyosaki

Thúy Hằng by Thúy Hằng
29 Tháng Bảy, 2022
in Đầu Tư
0
0
SHARES
6
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Để giúp bạn nhìn nhận về những quan điểm, cách sống, đầu tư,…..Kinh tế đầu tư đem đến cho bạn 7 cấp độ đầu tư tài chính của Robert T.Kiyosaki. Với mô hình 7 cấp bậc này sẽ cho bạn nhìn nhận được bạn đang thuộc cấp độ nào, làm những gì để cải thiện được tài chính cho cá nhân. 

Mục Lục

  1. [Nghiên cứu] 7 Cấp độ đầu tư tài chính của Robert T.Kiyosaki
    1. Cấp 0: Người không có gì để đầu tư
    2. Cấp 1: Người đi vay
    3. Cấp 2: Người tiết kiệm
    4. Cấp 3: Người đầu tư tài chính “ma lanh”
    5. Cấp 4: Người đầu tư tài chính lâu dài
    6. Cấp 5: Nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp
    7. Cấp 6: Nhà đầu tư tài chính thực sự
  2. 7 Cấp độ tự do tài chính của Grant Sabatier
    1. Cấp độ 1: Tài chính rõ ràng
    2. Cấp độ 2: Tài chính tự túc
    3. Cấp độ 3: Tài chính thư thái
    4. Cấp độ 4: Tài chính ổn định
    5. Cấp độ 5: Tài chính linh hoạt
    6. Cấp độ 6: Độc lập tài chính
    7. Cấp độ 7: Dư dả

[Nghiên cứu] 7 Cấp độ đầu tư tài chính của Robert T.Kiyosaki

7 Cấp độ đầu tư tài chính của Robert T.Kiyosaki
7 Cấp độ đầu tư tài chính của Robert T.Kiyosaki

Việc đánh giá các nhà đầu tư có chuyên nghiệp hay không thì không thể chỉ dựa vào khoảng thời gian hoạt động, tham gia vào các dự án đầu tư. Tại thị trường này, cách thức, chiến lược đầu tư kiếm lời mới là “thước đo” để chứng minh ai là người lão làng.

Nhà đầu tư, doanh nhân đồng thời là tác giả người Mỹ nổi tiếng, ông Robert T.Kiyosaki đã nhận định rằng muốn thành công trong con đường đầu tư thì bạn phải nắm rõ trong tay “bí kíp” 7 cấp độ đầu tư tài chính. 7 cấp độ này được thể hiện như sau:

Cấp 0: Người không có gì để đầu tư

Người không có gì để đầu tư
Người không có gì để đầu tư

Các nhà đầu tư ở cấp độ 0 thường là những người “mạo hiểm”, họ không ngại chi ra một số tiền ngang bằng hoặc lớn hơn nguồn thu nhập cá nhân để phục vụ nhu cầu cá nhân có thể cần thiết hoặc không. Không chỉ vậy, đây là những người được đánh giá là có mức sống khá là cao.

Chính vì những điều này mà không khó để nhận thấy rằng những nhà đầu tư ở cấp 0 dù có hay không có tiền thì đến sau cùng họ vẫn là những người tay trắng Theo thống kê thì có đến khoảng 50% đối tượng là người trưởng thành thuộc cấp độ này.

Cấp 1: Người đi vay

Người đi vay
Người đi vay

Tại cấp độ 1 thì hầu hết là những người thường xuyên đi mượn tiền cho mục đích cá nhân, tạo nên một lối sống xa xỉ cho bản thân. Những người này còn được ví là những “đại gia ảo” vì họ chỉ tạo cho mình một vỏ bọc giàu sang, xa hoa nhưng thực tế thì lại eo hẹp về tài chính. Họ cứ đi vay mượn như một thói quen, đến một lúc nào đó không thể mượn được nữa sẽ trở nên túng thiếu và làm những điều không tưởng chỉ để đạt được mục đích của bản thân.

ADVERTISEMENT

Đây là một thói quen rất xấu và ảnh hưởng đến tương lai của bạn sau này. Nếu bạn thấy mình đang là người thuộc cấp độ này thì hãy dừng ngay việc đi vay mượn, điều chỉnh lại lối sống của mình để chi tiêu hợp lý hơn, tránh các trường hợp xấu như vỡ nợ.

Cấp 2: Người tiết kiệm

Người tiết kiệm
Người tiết kiệm

Những người ở cấp độ này lại trái ngược hoàn toàn với những người thuộc cấp độ 1, đây là thế giới của những người chỉ thích sự an toàn nhất định. Họ luôn để dành một khoản tiền nho nhỏ để lưu trữ, chi tiêu hơn là đầu tư để tuyệt đối tránh xa khỏi việc gặp rủi ro về tài chính.

Cũng vì chỉ muốn sự an toàn thì về lâu về dài mức tài chính của họ cũng chỉ ở mức tương đối sau những ngày làm việc cực lực. Những người đang ở cấp độ này bên cạnh tiết kiệm tuy tốt và cần thiết nhưng để có được cuộc sống đảm bảo về tài chính tại nơi thị thành đắt đỏ thì đầu tư sẽ là một giải pháp thiết thực.

Cấp 3: Người đầu tư tài chính “ma lanh”

Người đầu tư tài chính “ma lanh”
Người đầu tư tài chính “ma lanh”

Các nhà đầu tư thuộc cấp độ này thường sẽ luôn có lượng kiến thức nhất định về mảng đầu tư. Nhưng lượng kiến thức này lại không đủ để giúp họ đương đầu khi đối diện trong thị trường tài chính. Ở cấp độ này thường sẽ có 3 nhóm cụ thể: 

  • Nhóm 1: Nhóm người “không quan tâm”

Với nhóm người này, họ thường tự nhủ bản thân rằng họ không hiểu gì về tiền bạc, hoàn toàn hài lòng với công việc và các kế hoạch của mình. Nhưng đến cuối cùng, khi nhìn lại học sẽ cảm thấy hối hận với quyết định này của mình, số tiền tiết kiệm đến cuối đời lại vô cùng ít ỏi.

  • Nhóm 2: Nhóm người đa nghi

Đây là nhóm người điển hình cho việc thất bại trong đầu tư vì luôn mang trong mình suy nghĩ rằng thị trường có rất nhiều rủi ro, không có cơ hội để “làm giàu”. Không chỉ dừng lại ở việc cố chấp giữ suy nghĩ tiêu cực cho riêng mình mà họ còn lan tỏa sự đa nghi này đến mọi người xung quanh.

  • Nhóm 3: Nhóm người “cờ bạc”

Khác hoàn toàn với nhóm 2 thì ở nhóm “cờ bạc” sẽ tập trung các đối tượng thích sự mạo hiểm, làm giàu nhanh chóng nhưng lại không có kế hoạch rõ ràng trong việc quản lý, kiểm soát chi tiêu. Đối với họ, đầu tư như tham gia một sòng bạc “được ăn cả, ngã về không”.

Cấp 4: Người đầu tư tài chính lâu dài

Người đầu tư tài chính lâu dài
Người đầu tư tài chính lâu dài

Khác với 3 cấp độ trên, những nhà đầu tư ở cấp 4 luôn có kế hoạch rõ ràng, hợp lý trước khi tham gia đầu tư. Họ luôn tạo cho mình một thói quen cân đo đong đếm về tài chính thật chuẩn xác thông qua sự tự tư duy hoặc những người tư vấn tài chính có kỹ năng chuyên nghiệp. Họ lúc nào cũng học hỏi, trau dồi cho mình cách giảm thiểu rủi ro và đầu tư một cách hiệu quả, an toàn.

Để thành người thuộc cấp 4 bạn phải dành ra rất nhiều thời gian và công sức vì đây đương như là bước đệm tiến xa hơn đến các cấp độ khác. 

Cấp 5: Nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp

Nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp
Nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp

Khi đã trải qua 4 cấp độ trên thì tại cấp 5 sẽ tập trung những nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp với một nền tảng kiến thức ổn định, vững vàng, với một tầm nhìn chuyên nghiệp, sâu rộng. 

Tận dụng các kiến thức và kỹ năng cùng tư duy nhạy bén họ luôn tìm kiếm những cơ hội để phát triển tài chính. Nhờ đó mà các nguồn tài chính có thể nhân đôi thậm chí là gấp 3 lần thông qua đầu tư bằng các mục tiêu rõ ràng, chuyên nghiệp thêm một chút mạo hiểm.

Cấp 6: Nhà đầu tư tài chính thực sự

Nhà đầu tư tài chính thực sự
Nhà đầu tư tài chính thực sự

Ở mức độ cao nhất này, khả năng đầu tư của bạn được đánh giá là thiên tài và có sức ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Từ thời gian, nguồn vốn và tài năng của bản thân học có thể kiếm tiền bằng các mô hình về kinh doanh và đầu tư.

7 Cấp độ tự do tài chính của Grant Sabatier

7 Cấp độ tự do tài chính của Grant Sabatier
7 Cấp độ tự do tài chính của Grant Sabatier

Nhà triệu phú tự thân Grant Sabatier còn được biết đến là tác giả của cuốn “Tự do tài chính: Con đường đã được chứng minh để có tất cả số tiền bạn sẽ từng cần” – cuốn sách bán chạy nhất năm 2019. 

Ông còn là một trong những người tiên phong trào lưu FIRE ( trào lưu độc lập về tài chính và nghỉ hưu sớm) với mô hình 7 cấp độ tự do về tài chính từ cấp tài chính rõ ràng đến độc lập tài chính. Mô hình 7 cấp độ tự do tài chính của Grant Sabatier được mô tả như sau:

Cấp độ 1: Tài chính rõ ràng

Tài chính rõ ràng
Tài chính rõ ràng

Việc đầu tiên bạn cần phải làm là xác định được tình hình tài chính của bản thân mình một cách rõ ràng, chính xác. Cũng như Grant Sabatier đã từng nói rằng “Bạn không thể đến nơi bạn muốn nếu không biết mình bắt đầu từ đâu”. Do đó, bạn phải xác định được mình đang có bao nhiêu tiền, cần chi trả bao nhiêu cho việc gì, mục đích gì và trên hết phải xác định được mục tiêu của chính mình.

Cấp độ 2: Tài chính tự túc

Tài chính tự túc
Tài chính tự túc

Sau khi xác định được mục tiêu của mình, bạn sẽ phải tập “đứng trên đôi chân” của mình cả về cuộc sống và tài chính. Có nghĩa là bạn phải học cách kiếm tiền để tự lo cho mình mà không cần phải nhận sự trợ giúp từ ai.

Đối với việc này Grant Sabatier lưu ý rằng có thể chấp nhận việc bạn đang sống bằng nguồn thu nhập do bạn tự tạo ra hoặc có thể vay  mượn để trang trải cuộc sống thuộc cấp độ này, miễn là không nhận sự trợ cấp của bất kỳ ai.

Cấp độ 3: Tài chính thư thái

Tài chính thư thái
Tài chính thư thái

Ở cấp độ này có thể nhận thấy ở những người sau khi chi trả các loại chi phí sinh hoạt họ vẫn còn dư ra 1 số tiền nhỏ để đầu tư hoặc các mục tiêu cần thiết. Để đến được cấp độ này chắc chắn bạn phải có một nguồn tài chính tự do, không gò bó, phụ thuộc.

Cấp độ 4: Tài chính ổn định

Tài chính ổn định
Tài chính ổn định

Hầu hết những người đạt đến cấp độ này có nghĩa là bạn đã ổn định về nguồn tài chính, có thể chi trả các khoản nợ với lãi suất cao và có một nguồn tích lũy tài sản có giá trị tương đương với hơn 6 tháng làm việc chăm chỉ.

Các khoản tích lũy tiết kiệm sẽ giúp đảm bảo nguồn tài chính không bị ảnh hưởng trong các trường hợp khẩn cấp. Cũng như Grant Sabatier đã nhận định ở cấp độ này rằng “Ở mức độ này, bạn không phải lo lắng nếu mất việc hoặc phải chuyển đến một thành phố khác.”

Cấp độ 5: Tài chính linh hoạt

Tài chính linh hoạt
Tài chính linh hoạt

Những người thuộc cấp độ 5 là người có thể đã tiết kiệm được khoảng 2 năm chi phí sinh hoạt. Số tiền này theo Grant Sabatier khuyên rằng không nên là tiền mặt mà nên tích lũy từ các khoản đầu tư và tiết kiệm. Những người thuộc cấp độ này với nguồn tài chính linh hoạt có thể nghỉ ngơi, không cần làm việc trong một khoảng thời gian nhất định để làm mới bản thân, nghỉ ngơi.

Cấp độ 6: Độc lập tài chính

Độc lập tài chính
Độc lập tài chính

Theo những gì Grant Sabatier đã chia sẻ thì những người thuộc cấp độ này đã độc lập hoàn toàn về tài chính và có thể sống chỉ nhờ vào nguồn thu nhập được tạo ra từ việc đầu tư. Những người này thường có một trong 2 đặc điểm như: Có tài sản cho thuê hoặc vay mượn hoặc là có một khoản tiền lớn trong lĩnh vực đầu tư sinh lãi để chi trả các chi phí hoặc thậm chí là có cả 2 điều trên.

Để có thể bước đến được cấp 6 này bắt buộc bạn phải đầu tư vào thu nhập của bạn với 1 tỷ lệ rất cao. Mà để làm được điều đó, bạn có thể sẽ phải chuyển sang chế độ “sống tối giản” để tiết kiệm triệt để các chi phí không cần thiết.

Cấp độ 7: Dư dả

Dư dả
Dư dả

Đây là cấp độ dành cho những người ở đỉnh cao của tài chính, là mục tiêu chính và cuối cùng của rất nhiều người. Cấp độ này chỉ ra những người độc lập về tài chính thường sống nhờ vào nguồn thu nhập từ các dự án đầu tư của mình.

Trên đây là tổng hợp về 7 cấp độ về đầu tư tài chính của Robert T.Kiyosaki và 7 cấp độ về sự tự do của Grant Sabatier. Qua 2 mô hình 7 cấp độ trên Kinh tế đầu tư mong bạn có thể nhìn ra được mình đang ở cấp độ nào và cần làm gì để cải thiện bản thân mình để kiếm được lợi nhuận tốt nhất.

Tư vấn miễn phí 1:1 về đầu tư hiệu quả, vui lòng điền thông tin bên dưới để được tư vấn ngay [contact-form-7 id="1457" title="Mức Quan Tâm"]    Tham gia group Zalo với Nhóm Đầu Tư Thông Minh của Kinh Tế Đầu Tư để cùng trò chuyện và trao đổi thông tin về thị trường đầu tư kinh doanh cùng với hơn 10.000 người khác. Tư vấn miễn phí 1:1 về đầu tư hiệu quả, vui lòng điền thông tin bên dưới để được tư vấn ngay [contact-form-7 id="1457" title="Mức Quan Tâm"]    Tham gia group Zalo với Nhóm Đầu Tư Thông Minh của Kinh Tế Đầu Tư để cùng trò chuyện và trao đổi thông tin về thị trường đầu tư kinh doanh cùng với hơn 10.000 người khác. Tư vấn miễn phí 1:1 về đầu tư hiệu quả, vui lòng điền thông tin bên dưới để được tư vấn ngay [contact-form-7 id="1457" title="Mức Quan Tâm"]    Tham gia group Zalo với Nhóm Đầu Tư Thông Minh của Kinh Tế Đầu Tư để cùng trò chuyện và trao đổi thông tin về thị trường đầu tư kinh doanh cùng với hơn 10.000 người khác.
ADVERTISEMENT

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm Kiếm

No Result
View All Result

Tin Mới

Mo-quan-ca-phe-rang-xay.png

Top 5 Kinh Nghiệm Giúp Mở Quán Cà Phê Rang Xay “Đơn Giản – Ít Tốn Kém”

11 Tháng Tám, 2022
Nên kinh doanh gì năm 2022 để bắt kịp xu hướng kinh doanh hiện đại? Ý tưởng kinh doanh 2022 “đánh nhanh thắng nhanh” để “hốt bạc” dễ dàng

Nên kinh doanh gì năm 2022 để bắt kịp xu hướng kinh doanh hiện đại? Ý tưởng kinh doanh 2022 “đánh nhanh thắng nhanh” để “hốt bạc” dễ dàng

11 Tháng Tám, 2022
Nên kinh doanh gì ở nông thôn với số vốn “eo hẹp”? 20+ Ý tưởng mà bạn nên thử để thành công đến gần

Nên kinh doanh gì ở nông thôn với số vốn “eo hẹp”? 20+ Ý tưởng mà bạn nên thử để thành công đến gần

9 Tháng Tám, 2022
Kinh-doanh-la-gi.png

Hiểu Đúng “Khái Niệm Kinh Doanh” Nếu Bạn Muốn Thử Sức Trong Lĩnh Vực Này

9 Tháng Tám, 2022

KINH TẾ ĐẦU TƯ
Chuyên trang cung cấp tin tức đầu tư hàng đầu

  • Hotline: 028.9999.2222
  • Email: kinhtedautu245@gmail.com
  • Địa chỉ: 144 Bạch Đằng, P. 2, Q. Tân Bình, TPHCM

VỀ CHÚNG TÔI

  • Gói Đầu Tư
  • Hoạt Động Đầu Tư
  • Quỹ Bất Động Sản
  • Báo Chí
  • Tư Vấn

CHÍNH SÁCH

  • Điều Khoản Và Điều Kiện
  • Chính Sách Bảo Mật Thông Tin

CHỨNG NHẬN